Cơ cấu lắp kính ngắm lên súng AK bằng lực ma sát

25/08/2012 16:28
Theo QĐND
Nhóm nghiên cứu thuộc Bộ môn Khí tài quang, Khoa Vũ khí (Học viện Kỹ thuật quân sự) và Nhà máy Z199 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công bộ gá rời lắp kính ngắm quang và quang-điện tử lên súng tiểu liên AK

Nhóm nghiên cứu thuộc Bộ môn Khí tài quang, Khoa Vũ khí (Học viện Kỹ thuật quân sự) và Nhà máy Z199 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công bộ gá rời lắp kính ngắm quang và quang-điện tử lên súng tiểu liên AK bằng lực ma sát mà không cần can thiệp vào súng.

Bộ gá được chế tạo từ hợp kim nhôm và có cấu tạo gồm: Rãnh mang cá, bu-lông, đai ốc và thanh lắp kính quang học (có gân để tăng độ cứng vững, chống lại lực uốn). Bộ gá được bám chắc vào thân hộp khóa nòng của súng bằng lực ép của 4 bu lông.

Để thước ngắm cơ khí vẫn hoạt động bình thường khi lắp bộ gá, trên thân bộ gá được thiết kế một rãnh đủ lớn để có thể kéo thước ngắm. Khi sử dụng chỉ cần lắp cơ cấu lên súng, siết đều 4 bu lông cho đến khi chặt và tiến hành lắp khí tài quang và quang-điện tử lên súng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Các loại súng AK được trang bị trong các đơn vị bộ binh hiện nay cơ bản không được đồng bộ kính ngắm, nên không có cơ cấu chuyên dùng để lắp kính ngắm. Để tăng độ chính xác bắn, đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm chế tạo cơ cấu gá lắp kính ngắm lên súng tiểu liên AK.

Trước đây, nhóm nghiên cứu của Học viện Kỹ thuật quân sự đã nghiên cứu giải pháp lắp kính ngắm lên súng tiểu liên AK có can thiệp vào súng (lắp thêm rãnh mang cá lên trên nắp hộp khóa nòng).

Ưu điểm của phương pháp này là liên kết giữa rãnh mang cá và nắp hộp khóa nòng rất chắc chắn, trục quang học của kính ngắm song song với trục nòng súng.

Tuy nhiên, nhược điểm của giải pháp là khi bắn, toàn bộ nắp hộp khóa nòng lùi về sau do liên kết phần trước và phần sau của nắp hộp khóa nòng với thân súng có khe hở, dẫn đến trục quang học của kính ngắm không ổn định.

Để khắc phục nhược điểm trên, nhóm tác giả sử dụng thêm bu-lông, đai ốc làm cho nắp hộp khóa nòng tỳ chặt vào gờ hạn chế phía sau, bảo đảm kính ngắm ổn định khi bắn. Tuy nhiên, nhược điểm là vẫn phải can thiệp vào nắp hộp khóa nòng để lắp rãnh mang cá và các bu-lông, đai ốc hãm.

Với cơ cấu gá lắp bằng lực ma sát, khí tài quang học được lắp chắc chắn lên súng mà không phải can thiệp vào kết cấu của súng, do đó không làm ảnh hưởng đến tính năng cơ bản của súng, bộ đội vẫn có thể ngắm bắn bằng phương pháp thông thường, bảo đảm độ trúng và độ chụm.

Thiết bị sử dụng đơn giản, tiện lợi cho việc huấn luyện xạ kích. Sản phẩm được cơ quan chức năng đánh giá cao.

>> Thêm hình ảnh về siêu hạm Mỹ có thể xuất hiện ở Biển Đông
>> Siêu hạm USS Independence có thể có mặt ở Biển Đông
>> Sức mạnh siêu hạm đổ bộ Zurb của Hải quân Nga
>> Siêu hạm tuần duyên USS Freedom của Hải quân Mỹ
>> Cận cảnh trực thăng tấn công AH-64 Apache của Lục quân Mỹ
>> Mãn nhãn với những hình ảnh siêu nét chụp tiêm kích F-35 của Mỹ

>> Thời báo Hoàn Cầu: Việt Nam đang đẩy nhanh xây dựng hải quân
>> TQ không tin Việt Nam có thể nâng cấp được xe tăng T-55
>> Su-30MK2 của Việt Nam lại xuất hiện trên báo Trung Quốc
>> Báo TQ đăng ảnh phi đội trực thăng EC-225 mới của Việt Nam
>> Báo Trung Quốc: Việt Nam có khả năng công, thủ mạnh nhất ĐNA
>> Xem các tàu ngầm tương lai của Hải quân Việt Nam
>> Các tuần tra hạm của Hải quân nhân dân Việt Nam
>> Báo Trung Quốc đăng ảnh các học viên tàu ngầm Việt Nam tại Nga
>> Thăm “vua” Đinh Tiên Hoàng tại quân cảng Cam Ranh
>> Sức mạnh chiến hạm tên lửa Molnya của Hải quân Việt Nam
>> Cận cảnh tuần dương hạm Varyag của Nga đang ở Canada
>> Cận cảnh tuần dương hạm tên lửa Moskva, Nga
>> Hình ảnh mới nhất về siêu hạm Soobrazitelniy của Hải quân Nga
>> Xem siêu hạm tàng hình Satpura của Hải quân Ấn Độ
>> Tiết lộ cảnh phóng tên lửa của tuần dương hạm "Varyag"
>> Hình ảnh Tuần dương hạm Cruiser Aurora của Hải quân Nga
>> Điểm mặt các loại máy bay chiến đấu của Không quân Đức Quốc xã
>> Thuỷ phi cơ hơn 500 tấn của Liên Xô qua những hình ảnh chi tiết
Theo QĐND