Còn khá phổ biến tình trạng trên bảo, dưới không nghe, hoặc nghe xong để đấy!

30/11/2016 13:04
QUỐC TOẢN
(GDVN) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Nội vụ thực hiện ngay việc nghiên cứu, đề xuất thể chế về từ chức.

Văn phòng Chính phủ hôm 30/11 thông tin kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ vừa diễn ra.

Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra nhiều chỉ đạo cụ thể đối với công tác tổ chức cán bộ.

Thủ tướng nhắc tới một số bộ ngành, địa phương xảy ra hiện tượng bổ nhiệm cán bộ vào cuối nhiệm kỳ, bổ nhiệm người nhà; trong khi đó các cơ quan quản lý giải trình thực hiện theo đúng quy trình đã gây bức xúc dư luận.

Thủ tướng chỉ đạo, Bộ Nội vụ khẩn trương tiến hành thanh tra công vụ, không để xảy ra tình trạng “một Sở 46 người thì 44 lãnh đạo”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (ảnh Văn phòng Chính phủ).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (ảnh Văn phòng Chính phủ).

Đồng thời, Bộ Nội vụ làm việc ngay với Ban Tổ chức Trung ương rà soát lại các quy định về bổ nhiệm cán bộ xem có điểm gì cần khắc phục để tránh tình trạng xảy ra như vừa qua, quá số lượng, người nhà… mà vẫn đúng quy trình.

Đặc biệt, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ thực hiện ngay việc nghiên cứu, đề xuất thể chế về từ chức.

Thủ tướng cũng thẳng thắn nhận định, kỷ luật kỷ cương

Còn khá phổ biến tình trạng trên bảo, dưới không nghe, hoặc nghe xong để đấy! ảnh 2

Hai lần Thủ Tướng chỉ đạo, Thanh Hóa vẫn giữ nguyên 8 Phó, kiến nghị lập thêm Sở

không nghiêm đang là hiện tượng đáng báo động.

“Còn khá phổ biến tình trạng trên bảo, dưới không nghe hoặc nghe xong để đấy; vi phạm kỷ luật hành chính, công vụ, pháp luật xảy ra ở nhiều nơi, gây bức xúc trong nhân dân”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phải tập trung quán triệt tinh thần của Chính phủ là quyết tâm xây dựng bộ máy hành chính nhà nước liêm chính, trong sạch, hiệu lực hiệu quả, kỷ luật kỷ cương.

Thời gian qua, Tổ công tác của Thủ tướng đã hoạt động rất tích cực, bước đầu tăng cường ý thức cho các Bộ, ngành.

Thủ tướng yêu cầu tất cả các Bộ, ngành, địa phương đều phải có cơ chế kiểm tra đột xuất và thường xuyên, đôn đốc, giám sát việc thực hiện chỉ  đạo của cấp trên; không để tình trạng lời nói không đi đôi với việc làm.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường cung cấp thông tin, bảo đảm công khai, minh bạch; mặt khác cần phải tập trung kiểm tra, giám sát thực hiện quy định phát luật về truyền thông, báo chí.

“Rút kinh nghiệm vụ việc tại Thanh tra Chính phủ, không thể có cán bộ phát ngôn như vậy, không thể che dấu, bưng bít, "xấu xa đậy lại"”, Thủ tướng chỉ đạo và yêu cầu Thanh tra Chính phủ làm rõ việc này.

Trước đó, tại phiên chất vấn của kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, trả lời chất vấn sáng 17/11, Đại biểu Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai) tiếp tục nêu quan điểm về “văn hóa từ chức" (câu hỏi mà ông đã từng chất vấn người đứng đầu Chính phủ nhiệm kỳ trước) khi chất vấn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội, người đứng đầu Chính phủ cho rằng, điều này là cần thiết: “Những người do sức khoẻ, do hoàn cảnh gia đình, do năng lực mà từ chức thì hoan nghênh. Do đó, văn hóa từ chức là cần thiết", Thủ tướng khẳng định.

QUỐC TOẢN