Hàng vạn người đi “tắm tiên” trong ngày tết Đoan Ngọ

12/06/2013 12:52
Trần Kháng
(GDVN) - Như là một thói quen truyền thống của người dân nơi đây, trong buổi sáng sớm ngày tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) người dân vùng biển (Hải Hậu, Nam Định) lại đổ xô ra biển “tắm tiên” với tâm niệm để trị các bệnh ngoài da và cầu mong những điều may mắn…
Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi bằng: "Tết Giết sâu bọ". Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hoá phong phú. Không riêng gì Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hà Quốc cũng có Tết Đoan Ngọ. Từ đó cho thấy, Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông và gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.
Bênh cạnh những hoạt động thường thấy của dân tộc Việt trong ngày tết Đoan Ngọ như: chuẩn bị những đồ cúng tổ tiên để cầu an, may mắn và ăn uống hoa quả, rượu nếp để giết sâu bọ thì đối với người dân ven biển nơi đây họ lại có một hoạt động đặc biệt khác là: Mọi người lại rủ nhau ra biển tắm lúc mặt trời chưa mọc – người nơi nơi này gọi hoạt động đó là “tắm tiên”.
5h sáng, hàng vạn người dân trong huyện Hải Hậu, Nam Định đã kéo nhau ra biển “tắm tiên”.
5h sáng, hàng vạn người dân trong huyện Hải Hậu, Nam Định đã kéo nhau ra biển “tắm tiên”.
Tết Đoan Ngọ đánh dấu một chu kì thời tiết quan trọng thời tiết có chút se lạnh nhưng từ sáng sớm (5 giờ), khi mặt trời chưa mọc thì người dân vùng biển từ người già, trẻ nhỏ, thanh niên… lại đổ xô ra biển tắm. Không phải là bãi tắm hay khu du lịch nhưng trong ngày này lượng người đổ về bãi biển (xã Hải Đông, Hải Hậu) lên tới hàng vạn người.
Cái thói quen “tắm tiên” trong sáng sớm ngày tết Đoan Ngọ đã được hình thành từ rất xưa. “Không biết được hình thành từ lúc nào, tôi chỉ biết là từ thời các cụ truyền lại” – chia sẻ về về nguồn gốc hình thành thói quen “tắm tiên” của người dân ven biển của ông Trần Văn Lục, 74 tuổi, ở xã Hải Lộc (Hải Hậu, Nam Định).
Khi được hỏi về thói quen “tắm tiên” thì từ những em nhỏ cũng biết được điều này. Các em thường được bố mẹ đưa đi tắm hàng năm. Chị Trần Thị Hạnh cho biết: “Tôi không biết việc “tắm tiên” bắt đầu từ khi nào nhưng năm nào tôi cũng đưa con tôi đi tắm để tránh các bệnh về gia trong những ngày hè nóng bức”.
Hào hứng hơn cả là những em học sinh trung học. Đây cũng là cơ hội để các em được đi tắm và tập trung vui chơi. Các em kéo nhau từng đoàn từng đoàn về bãi biển để tắm.
Những bạn sinh viên cũng hí hửng kéo nhau về quê, những người đi làm xa cũng sắp xếp thời gian để về đón tết Đoan Ngọ và chắc chắn sẽ không ai bỏ quên việc “tắm tiên” trong buổi sáng ngày 5/5 âm lịch này.
Đây thực sự trở thành một nét đẹp, một thói quen ý nghĩa của người dân vùng ven biển này. Nó được truyền lại từ thế trước đến thế hệ sau. Trước là để kính nhớ tổ tiên, thế hệ những người đi trước, sau là để cầu bình an, may mắn, thời tiết thuận lợi… và giệt trừ bênh tật, sâu bọ.
Các nhóm học sinh hào hứng rủ nhau ra tắm biển trong khi thời tiết vẫn còn lạnh.
Các nhóm học sinh hào hứng rủ nhau ra tắm biển trong khi thời tiết vẫn còn lạnh.
Các em nhỏ cũng đùa nghịch trong buổi sáng sớm tết Đoan Ngọ.
Các em nhỏ cũng đùa nghịch trong buổi sáng sớm tết Đoan Ngọ.
Các bé cũng tham gia nghịch cát dưới sự quan sát của bố mẹ.
Các bé cũng tham gia nghịch cát dưới sự quan sát của bố mẹ.
Các em bé được chị dẫn đi tắm
Các em bé được chị dẫn đi tắm
Các bé cũng được bố mẹ đẫn đi tắm với ý nghĩ sẽ phòng được các bện về gia.
Các bé cũng được bố mẹ đẫn đi tắm với ý nghĩ sẽ phòng được các bện về gia.
Hào hứng như một ngày hội lớn của dân tộc
Hào hứng như một ngày hội lớn của dân tộc
Những cuộc gặp gỡ vui vẻ và bất ngờ khi đi tắm biển trong sáng nay.
Những cuộc gặp gỡ vui vẻ và bất ngờ khi đi tắm biển trong sáng nay.
Nhiều bé không tắm thì những bà mẹ lại cố gắng xoa nước vào người cá bé…
Nhiều bé không tắm thì những bà mẹ lại cố gắng xoa nước vào người cá bé…
...để mong muốn sự may mắn và hi vọng sẽ tránh được bệnh nóng và nhiệt trong mùa hè.
...để mong muốn sự may mắn và hi vọng sẽ tránh được bệnh nóng và nhiệt trong mùa hè.
Hơn 6 giờ, trên bãi biển vẫn đông kín người, người đi người về.
Hơn 6 giờ, trên bãi biển vẫn đông kín người, người đi người về.
Trên đê, xe cộ và người đông đúc.
Trên đê, xe cộ và người đông đúc.
Trần Kháng