Học giả Mỹ: Tham vọng cả Okinawa, Trung Quốc đang tự bắn vào chân mình

16/05/2013 13:26
Nguyễn Hường (nguồn Washington Post)
(GDVN) -  Sự thách thức mới này của các học giả Trung Quốc có thể dẫn tới hệ quả là "Nhật Bản sẽ có một động lực mạnh mẽ hơn bây giờ để tiếp tục cứng rắn với Trung Quốc và không đàm phán" để bảo vệ lãnh thổ của mình.
Trung Quốc đang cố gắng củng cố tuyên bố chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku mà họ gọi là Điếu Ngư tại Hoa Đông bằng cách thúc đẩy các tranh cãi về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Okinawa, nơi có các căn cứ quân sự lớn của Mỹ. Chiến thuật này, tuy nhiên, đến nay dường như vẫn đạt được rất ít hiệu quả do vấp phải lập trường cứng rắn của Tokyo.

Tuyên bố về chủ quyền đối với Okinawa của Trung Quốc sẽ tạo thêm lý do cho Nhật Bản củng cố sự quyết đoán của mình trong tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.
Tuyên bố về chủ quyền đối với Okinawa của Trung Quốc sẽ tạo thêm lý do cho Nhật Bản củng cố sự quyết đoán của mình trong tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.

Nhật Bản đã từ chối đưa ra bất kỳ sự nhượng bộ nào đối với Trung Quốc về quyền kiểm soát Senkaku Tokyo cũng đưa ra phản đối chính thức đến Bắc Kinh đối với các ý kiến về Okinawa mà tờ Nhân dân Nhật báo đã khơi gợi ra hồi tuần trước trong một bài viết đòi xem xét đồi lại chủ quyền đối với Okinawa từ Tokyo.
Các học giả ở Nhật Bản và trên thế giới, trong khi đó, cảnh báo Bắc Kinh có thể sẽ tự bắn vào chân mình khi kích động một chiến dịch leo thang để gặm mòn lãnh thổ Nhật Bản.
"Nếu mục tiêu của Trung Quốc là đàm phán với Nhật Bản về quần đảo Senkaku thì bài viết như thế này là phản tác dụng" -  ông Taylor Fravel, một huyên gia về chính sách ngoại giao Trung Quốc tại Viện Công nghệ Massachusetts cho biết.

Ông cho rằng sự thách thức mới này của các học giả Trung Quốc có thể dẫn tới hệ quả là "Nhật Bản sẽ có một động lực mạnh mẽ hơn bây giờ để tiếp tục cứng rắn với Trung Quốc và không đàm phán" để bảo vệ lãnh thổ của mình.
Nhật Bản đưa quần đảo Senkaku vào lãnh thổ của mình trong năm 1895, nhưng Trung Quốc từ chối xem nó là một phần của Okinawa, thay vào đó tuyên bố nó luôn là một phần của Đài Loan mà Bắc Kinh coi là phần lãnh thổ chờ thống nhất của mình.
Chánh văn phòng Nội Yoshihide Suga của Nhật Bản cho biết tuần trước rằng những nhận xét của Trung Quốc về Okinawa là hoàn toàn không thể chấp nhận đối với Nhật Bản.
Lập trường ngày càng hiếu chiến của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh hải được xem là phản ánh thái độ của nhà lãnh đạo mới của đất nước Tập Cận Bình, người được nhận định là theo chủ nghĩa "dân tộc cơ bắp" và cách tiếp cận hùng hổ để củng cố cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. 
Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể sẽ tiếp tục hành động để tăng áp lực đối với Nhật Bản và củng cố vị thế trong các cuộc thương lượng - Paul O'Sheat tại Trung tâm Đông và nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học Lund Thụy Điển dự đoán.
June Teufel Dreyer, một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Miami cho biết sự khơi dậy vấn đề chủ quyền của Okinawa có tể đặt ra thách thức cho chính phủ Bắc Kinh, đặt ra các "thử nghiệm nghiêm trọng đầu tiên đối với khả năng lãnh đạo của ông Tập Cận Bình" khi tìm ra giải pháp cho vấn đề, đang đặt ra mối nguy hiểm cho Bắc Kinh khi vừa không muốn đối đầu với Nhật Bản, vừa không muốn các nhà hoạt động Trung Quốc thất vọng.  
Nguyễn Hường (nguồn Washington Post)