Khám phá mới về bão thiên thạch từng tàn phá Trái Đất

14/06/2012 19:45
Duy Vũ (Nguồn Daily Mail)
(GDVN) - Cơn bão thiên thạch này xảy ra 12.000 năm trước và có thể là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của loài voi ma mút.

Các nhà khoa học mới đây đã tìm ra những bằng chứng cho thấy một cuộc chạm trán của Trái Đất với một cơn bão thiên thạch xảy ra 12.000 năm trước. Đây có thể là nguyên nhân gây tuyệt chủng một tộc người và những loài vật khổng lồ như voi ma mút.

Bằng chứng về nhiệt độ khủng khiếp do cơn bão thiên thạch này tạo ra được tìm thấy ở ba châu lục. Các nhà nghiên cứu cho rằng cơn bão này đã gây ảnh hưởng lên toàn vũ trụ, tạo ra một đợt lạnh nhanh và gây hủy diệt trên diện rộng. 

Các nhà khoa học mới đây đã tìm thấy bằng chứng của cơn bão thiên thạch tấn công Trái Đất 12.000 năm trước, tạo ra một lượng nhiệt khủng khiếp đủ để đun chảy cát.
Các nhà khoa học mới đây đã tìm thấy bằng chứng của cơn bão thiên thạch tấn công Trái Đất 12.000 năm trước, tạo ra một lượng nhiệt khủng khiếp đủ để đun chảy cát.

Đội nghiên cứu quốc tế đã tìm thấy một chất được gọi là thủy tinh tan chảy, được hình thành ở nhiệt độ từ 1.700 đến 2.200 độ C và có thể là kết quả của việc cơn bão thiên thạch tấn công Trái đất.

Chất này được tìm thấy trong một lớp đá mỏng ở Pennsylvania, Nam Carolina ở Mỹ và Syria. Các cuộc thí nghiệm cho thấy chất này không có nguồn gốc từ vũ trụ, núi lửa hay nhân tạo. 

Giáo sư nghiên cứu khoa học trái đất James Kennett đến từ Đại học California ở Santa Barbara (Mỹ) cho hay: "Nhiệt độ này tương đương nhiệt độ của một cú nổ bom nguyên tử, đủ lớn để làm cát tan chảy và đun sôi cát".

Giáo sư chuyên nghiên cứu khoa học Trái đất James Kennett.
Giáo sư chuyên nghiên cứu khoa học Trái đất James Kennett.

Chất thủy tinh tan chảy này có vẻ giống với chất được tìm thấy ở Miệng núi lửa Thiên thạch ở Arizona, và cánh đồng thủy tinh tektite ở Úc và cũng giống loại thủy tinh tan chảy được tạo ra trong một vụ nổ nguyên tử Trinity ở New Mexico (Mỹ) vào năm 1945.

Loại thủy tinh tan chảy này từng được tìm thấy trong vụ nổ nguyên tử Trinity ở New Mexico (Mỹ) năm 1945.
Loại thủy tinh tan chảy này từng được tìm thấy trong vụ nổ nguyên tử Trinity ở New Mexico (Mỹ) năm 1945.

Kết quả tìm kiếm của đội nghiên cứu cũng trùng khớp với giả thuyết gây nhiều tranh cãi rằng một đợt tấn công thiên thạch đã diễn ra 12.900 năm trước và gây ra một thời kì lạnh bất thường trên Trái đất, dẫn đến hiện tượng tuyệt chủng cho nền văn minh tiền sử có tên gọi văn hóa Clovis và những loài động vật to lớn bao gồm voi ma mút và loài lười lớn.

Cơn bão thiên thạch này có thể là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của loài voi ma mút.
Cơn bão thiên thạch này có thể là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của loài voi ma mút.

Trong văn hóa Clovis người ta sử dụng xương đồng vật và những công cụ làm bằng ngà voi. Họ được coi là những cư dân đầu tiên của Thế giới Mới.

Những bằng chứng cho giả thuyết này được tìm thấy ở ba châu lục, bao phủ gần một phần ba Trái đất, từ California (Mỹ) đến Tây Âu và Trung Đông.

Các bằng chứng về cơn mưa thiên thạch này đã được tìm thấy ở 3 châu lục.
Các bằng chứng về cơn mưa thiên thạch này đã được tìm thấy ở 3 châu lục.

Nghiên cứu này mới được đăng tải trên Viện Khoa học Quốc gia Mỹ trong ngày 12 tháng 6 vừa qua. 

Duy Vũ (Nguồn Daily Mail)