Khó xác định được Luyện có đồng phạm trong phiên xử phúc thẩm?

11/03/2012 12:12
Thảo Lăng
(GDVN) - Luật sư bào chữa cho Lê Văn Luyện cho rằng, việc cháu Bích làm nhân chứng ở tòa phúc thẩm không làm thay đổi mức án dành cho Luyện.

Về phiên tòa phúc thẩm tới đây, Luật sư Nguyễn Bá Ngọc, người bào chữa hợp pháp cho bị cáo Lê Văn Luyện - hung thủ trong vụ thảm sát tiệm vàng Phố Sàn, Lục Ngạn, Bắc Giang cho rằng, tòa có xử đi, xử lại thì cũng không thay đổi được gì trong vụ án. Bởi vì, đối với Lê Văn Luyện, mức tiền phạt, mức án, … đều đã ở mức tối đa.

Luật sư Nguyễn Bá Ngọc, người bào chữa cho Lê Văn Luyện
Luật sư Nguyễn Bá Ngọc, người bào chữa cho Lê Văn Luyện

Về nhận định “Luyện có đồng phạm” của Luật sư Phạm Văn Huỳnh - người bảo vệ quyền lợi cho bên bị hại, ông Ngọc nói: "Nhận định thì bất kỳ ai, thậm chí trẻ con cũng có thể làm được. Nhưng nếu muốn khẳng định Luyện có đồng phạm thì đều phải có chứng cứ, căn cứ, cơ sở để chứng minh. Nói về luật pháp thì phải dựa vào chứng cứ, không thể nói suông được.

Và việc Luyện có đồng phạm trong vụ án này hay không là công việc của các cơ quan tố tụng trên cơ sở lời khai của các nhân chứng, người bị hại và những phân tích về sự trùng khớp trong các lời khai đó".

Theo quan điểm của ông Ngọc, lời khai của Luyện là trùng khớp và vô cùng chi tiết. Cộng với kết luận mà cơ quan điều tra đưa ra thì Luyện chỉ gây án một mình.

Trước đó, cháu Nguyễn Ngọc Bích, nhân chứng duy nhất còn sống sót sau vụ thảm sát khẳng định, đã nhìn thấy nhiều người trong nhà khi vụ án xảy ra. Do đó, việc cháu Bích sẽ tham gia phiên tòa phúc thẩm lần này sẽ là yếu tố bất lợi đối với thủ phạm trong vụ án. Về điều này, luật sư Ngọc cho rằng, lời khai của cháu Bích khó có thể làm xoay chuyển vụ án.

Cháu Trịnh Ngọc Bích, nhân chứng sống sót duy nhất sẽ tham gia phiên tòa phúc thẩm
Cháu Trịnh Ngọc Bích, nhân chứng sống sót duy nhất sẽ tham gia phiên tòa phúc thẩm

"Bởi vì thời điểm vụ án xảy ra, ánh sáng nhập nhoạng, rất có thể nhìn nhầm. Cho dù cháu nhìn đúng thì cháu cũng phải miêu tả được đặc điểm của những người đó. Và lời khai nếu không trùng khớp với các chi tiết vụ án thì khó có thể chứng minh đó là sự thật", ông Ngọc nêu quan điểm.

Với giả thiết, nếu lời khai của cháu Bích được chứng minh là đúng theo ông Ngọc, theo luật, hồ sơ vụ án sẽ được trả về điều tra bổ sung. Nhưng chắc chắn một điều, dù điều đó có xảy ra thì sẽ không có điều gì thay đổi với mức án dành cho Lê Văn Luyện.

Trước đó, Luật sư Phạm Văn Huỳnh khi trả lời báo chí đã nhận định, Lê Văn Luyện có đồng phạm. Luật sư Huỳnh cũng cho rằng, Luyện có những lời khai mâu thuẫn và phiên tòa sơ thẩm chưa làm rõ được một số tình tiết liên quan đến vụ án.

"Tại cơ quan điều tra, Luyện khai, khi đột nhập vào tiệm vàng, có ánh đèn pin chiếu lên khiến anh ta sợ hãi phải nằm sấp xuống. Trong tình huống đó, Luyện không thể bình tĩnh để núp cả đêm rồi gây án", Luật sư Huỳnh nói.

Trong đơn kháng cáo, ông Trịnh Quốc Sinh, anh trai nạn nhân Trịnh Văn Ngọc, đại diện hợp pháp cho gia đình bị hại, cho rằng hồ sơ vụ án và phiên tòa chưa làm rõ lời khai bị hại, nhân chứng về việc gia đình mất chiếc túi đựng tiền, vàng được thu gom hàng ngày trước khi đóng cửa hàng, để trong phòng ngủ của vợ chồng anh Ngọc.

Đồng thời, ông Sinh cho biết, cháu Trịnh Ngọc Bích đã biết câu chuyện bố mẹ mình bị sát hại, tinh thần cháu đã ổn định và sẵn sàng tham gia phiên tòa phúc thẩm vào ngày 30/3/2012 tới đây.

Bản án sơ thẩm xác định, rạng sáng 24/8/2011, Luyện đột nhập tiệm vàng Ngọc Bích, cắt hệ thống camera, chuông báo động, đâm chết vợ chồng chủ tiệm. Con gái lớn của họ (bé Bích) bị chém đứt lìa tay phải, bé út bị giết. Luyện vơ vét 200 chỉ vàng ta, gần 153 chỉ vàng tây trong tủ trưng bày ở tầng 1, tổng giá trị tài sản hơn 1,27 tỷ đồng.

Theo TAND Bắc Giang, hồ sơ vụ án, kết quả khám nghiệm cho thấy không có cơ sở xác định Luyện có đồng phạm. Lời khai của Luyện về việc đột nhập tiệm vàng trùng với kết quả thực nghiệm hiện trường. Các vết chém trên người 4 nạn nhân khi khám nghiệm cũng khớp với lời khai hung thủ.

Với những phân tích trên, HĐXX cho rằng, cáo trạng truy tố Luyện về 3 tội danh là có cơ sở. Luyện bị phạt 18 năm về tội giết người, 18 năm cho tội cướp tài sản, 9 tháng tù do lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, do bị cáo gây án khi chưa đến tuổi thành niên (17 tuổi, 10 tháng 6 ngày) nên tổng hợp các hình phạt không quá 18 năm tù.

6 bị cáo còn lại của vụ án gồm: Lê Văn Miên (bố Luyện) lĩnh án 48 tháng tù do che giấu tội phạm; đồng phạm Trương Thanh Hồng và Lê Thị Định bị phạt lần lượt 30 tháng, 15 tháng. Do không tố giác tội phạm, bị cáo Lê Thành Nghi bị phạt 15 tháng, Trương Văn Hợp 12 tháng và Dương Thị Lược 9 tháng.

BẤM VÀO ĐÂY: GHÊ SỢ HÌNH ẢNH LÊ VĂN LUYỆN TƯƠI CƯỜI TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM

PHIÊN TÒA XỬ LÊ VĂN LUYỆN VÀ BÍ ẨN TRANG GIẤY CỦA ÔNG NỘI CHÁU BÍCH


CHÙM ẢNH LÊ VĂN LUYỆN CÚI MẶT, BẺ NGÓN TAY, CƯỜI MỈM NGHE TÒA TUYÊN ÁN

CHUA XÓT CẢNH ĐÁM THANH NIÊN VỖ TAY, HOAN HÔ LÊ VĂN LUYỆN

NHỮNG HÌNH ẢNH LÊ VĂN LUYỆN TRƯỚC GIỜ XỬ ÁN

Điểm nóng:
TP.HCM: Sắp thí điểm lệch giờ học TP HCM: Kho hàng 1.500m2 bị thiêu rụi, hàng chục tỷ đồng "bốc hơi"
Phú Yên: Con gái "báo hiếu" mẹ già bằng thuốc trừ sâu trộn chất thải Điều chỉnh vị trí sân bay Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Nữ sinh mất tích, gia đình bị "dội bom" tin sex Vụ đại gia “nước đá” trả dâu ở Cần Thơ: Sóng gió đã qua
Chồng Hàn Quốc bóp cổ chết cô dâu Việt vì bất đồng ngôn ngữ? Dư luận Hà Nội từng “ăn quả đắng” vì lời đồn “bệnh viện âm hồn” (kỳ 2)

Thảo Lăng