Lộ diện 2 tàu đổ bộ đệm khí Zubr do Trung Quốc tự chế tạo

16/07/2015 07:25
Đông Bình (nguồn mạng sina)
(GDVN) - Bài viết phân tích sâu về lịch sử tàu đổ bộ đệm khí của Anh, Nga, Mỹ, cho rằng, Trung Quốc sẽ sử dụng tàu đổ bộ đệm khí để tập kích đánh chiếm đảo.
2 tàu đổ bộ đệm khí Zubr do Trung Quốc tự chế tạo đồng thời xuất hiện ở nhà máy đóng tàu (nguồn mạng sina Trung Quốc)
2 tàu đổ bộ đệm khí Zubr do Trung Quốc tự chế tạo đồng thời xuất hiện ở nhà máy đóng tàu (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Mạng quân sự sina ngày 15 tháng 7 đưa tin, tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr luôn thu hút sự quan tâm của dư luận. Gần đây, có dân mạng đã đăng tải hình ảnh 2 tàu lớp Zubr ở nhà máy đóng tàu Phương Nam, cho thấy 2 tàu này đang tiến hành công tác lắp đặt thiết bị.

So với tàu đệm khí Type 726 do Trung Quốc tự sản xuất, tàu lớp Zubr có thể tích lớn hơn nhiều, 2 tàu lớp Zubr đồng thời xuất hiện trên bờ cũng trông hoành tráng.

Tàu đệm khí Zubr là một loại tàu tác chiến đổ bộ cỡ lớn do Trung Quốc nhập khẩu từ Ukraine, hiện đã tiến hành nội địa hóa loại trang bị này. Trung Quốc đã đặt mua tổng cộng 4 tàu lớp Zubr của Ukraine, trong đó, ít nhất 1 chiếc đã biên chế.

Căn cứ vào hợp đồng, 2 tàu lớp Zubr còn lại do Trung Quốc tự lắp ráp, chế tạo. Nhưng, việc chế tạo 2 tàu này hoàn toàn không được nhanh chóng, rất có thể cuộc khủng hoảng giữa Ukraine và Nga đã ảnh hưởng tới nguồn linh kiện.

2 tàu đổ bộ đệm khí Zubr do Trung Quốc tự chế tạo đồng thời xuất hiện ở nhà máy đóng tàu (nguồn mạng sina Trung Quốc)
2 tàu đổ bộ đệm khí Zubr do Trung Quốc tự chế tạo đồng thời xuất hiện ở nhà máy đóng tàu (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Ý nghĩa của tàu đệm khí lớp Zubr Trung Quốc đối với đổ bộ

Tàu đệm khí Zubr Type 1232.2 được biết tới là tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới, do Liên Xô thiết kế chế tạo vào thập niên 1980, do nhà máy đóng tàu Almaz ở St. Petersburg và nhà máy đóng tàu Morye ở bán đảo Crimea, Ukraine phụ trách chế tạo.

Năm 1982, chiếc tàu đổ bộ đệm khí Zubr đầu tiên được bắt đầu chế tạo, 3 năm sau hoàn thành, rất nhiều vấn đề bộc lộ khi chạy lần đầu tiên đã được giải quyết trong lần cải tiến thứ hai. Năm 1986 tiếp tục tiến hành chạy thử, 2 năm sau thông qua nghiệm thu quốc gia.

Thiết kế và chế tạo của tàu đổ bộ đệm khí Zubr bắt đầu từ 10 năm trước khi Liên Xô giải thể, đây cũng là "trang bị quái vật" có số lượng không nhiều trong thời kỳ cuối của Liên Xô, được đẩy bằng 5 tua-bin chạy ga.

Tàu đổ bộ đệm khí Zubr dài 57 m, rộng 22 m (độ rộng của tàu khu trục lớp Arleigh-Burke lượng giãn nước đầy trên 9.000 tấn của Hải quân Mỹ cũng chỉ có 20,4 m), thân tàu rộng đã đem lại không gian bên trong và diện tích sàn tàu khổng lồ,

năng lực chở tối đa trên 130 tấn, bố trí điển hình là 3 xe tăng chiến đấu lớp 40 tấn hoặc 8 xe chiến đấu bộ binh BMP2 tiêu chuẩn, nếu toàn bộ dùng để chở binh sĩ thì có thể chở một tiểu đoàn tới hòn đảo ngoài 500 km, tốc độ tối đa trên 60 hải lý/giờ, thích hợp với tốc độ gió cấp 4, toàn tàu có năng lực đề phòng tốt trước các cuộc tấn công hạt nhân, sinh hóa.

2 tàu đổ bộ đệm khí Zubr do Trung Quốc tự chế tạo đồng thời xuất hiện ở nhà máy đóng tàu (nguồn mạng sina Trung Quốc)
2 tàu đổ bộ đệm khí Zubr do Trung Quốc tự chế tạo đồng thời xuất hiện ở nhà máy đóng tàu (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Về vũ khí trang bị, tàu đổ bộ đệm khí Zubr chủ yếu sử dụng 2 bệ 6 ống pháo phòng thủ gần AK-630 ở trước sàn tàu và 22 ống rocket để tiến hành tấn công hỏa lực đối đất và đối hải.

Ngoài ra cũng đã trang bị tên lửa phòng không kiểu vác vai để đối phó các mục tiêu trên không bay ở tầng trời thấp, vị trí sàn tàu phía trước đã lắp bọc thép bảo vệ, có thể ngăn chặn súng máy hoặc lựu pháo tấn công.

Tàu đổ bộ Zubr đã tăng cường rất lớn năng lực điều động của binh lực Hải quân Liên Xô, không chỉ có thể vận chuyển lực lượng tiến hành tác chiến đổ bộ, mà còn có thể thực hiện các nhiệm vụ như quét mìn, tuần tra, nhưng tác chiến đổ bộ vẫn là phương hướng tác chiến chủ yếu của nó, đây cũng là chỗ có thể phát huy ưu thế nhất của tàu đổ bộ đệm khí.

Trong trường hợp công khai, Liên Xô đã lần thứ 7 phô diễn tàu đổ bộ đệm khí Type 1232.1 lớp Dzheyran, đã gây quan ngại rất lớn cho NATO, lượng giãn nước tối đa của nó trên 320 tấn, có thể chở 70 tấn trang bị tác chiến chạy với tốc độ 50 hải lý/giờ,

bố trí đổ bộ điển hình là 2 xe tăng chiến đấu T-62, xe tăng đã trang bị pháo nòng trơn 115 mm, có thể bắn đạn chống tăng, đạn xuyên thép, cung cấp chi viện hỏa lực khá mạnh trong tác chiến đổ bộ đoạt lấy bờ biển;

còn có một loại bố trí là 4 xe tăng đổ bộ PT-76, có thể làm chủ lực trong tác chiến tấn công bờ biển, loại xe tăng này cũng là một trong những nguyên mẫu thiết kế của xe tăng Type 63 Trung Quốc.

2 tàu đổ bộ đệm khí Zubr do Trung Quốc tự chế tạo đồng thời xuất hiện ở nhà máy đóng tàu (nguồn mạng sina Trung Quốc)
2 tàu đổ bộ đệm khí Zubr do Trung Quốc tự chế tạo đồng thời xuất hiện ở nhà máy đóng tàu (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn lớp Dzheyran làm cho phòng thủ bờ biển của các nước châu Âu không có tác dụng, phối hợp với máy bay trực thăng Mi-8 đã tạo thành mô hình đổ bộ lập thể mới, đã tạo được kiểu mẫu cho sự phát triển tàu đổ bộ đệm khí sau này.

Nguyên lý và thiết kế tàu đổ bộ đệm khí sớm nhất có nguồn gốc từ Anh và Liên Xô, 2 nước này là ông tổ trong nghiên cứu phát triển tàu đệm khí. Ngay từ thập niên 20 - 30 của thế kỷ 20, các nhà khoa học Liên Xô Tsiolkovski, Kovlev đã công bố thành quả nghiên cứu công nghệ đệm khí giai đoạn ban đầu.

Trong khi đó, vào thập niên 50 của thế kỷ 20, Anh đã nghiên cứu chế tạo được loại tàu đệm khí thứ nhất và đã tiến hành chạy thử thành công qua eo biển Manche, thời gian 2 tiếng, đây là một tin tốt rất lớn đối với vận chuyển trên biển khi đó.

Nguyên lý của tàu đệm khí khác với tàu truyền thống, lực cản giảm đi và tốc độ tăng lên rất lớn, tốc độ của tàu đệm khí giai đoạn ban đầu đã lớn tới 50 hải lý/giờ, tốc độ của tàu đệm khí Zubr đạt 60 hải lý/giờ trở lên, điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với tác chiến đổ bộ.

2 tàu đổ bộ đệm khí Zubr do Trung Quốc tự chế tạo đồng thời xuất hiện ở nhà máy đóng tàu (nguồn mạng sina Trung Quốc)
2 tàu đổ bộ đệm khí Zubr do Trung Quốc tự chế tạo đồng thời xuất hiện ở nhà máy đóng tàu (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Ngoài ưu thế tốc độ, tàu đệm khí còn có năng lực vượt vật cản nhất định, thân tàu được không khí nâng lên, có thể chạy ở các địa hình đặc biệt như đầm lầy, nước cạn, cửa sông, đã mở rộng năng lực thực hiện nhiệm vụ.

Lấy Zubr làm ví dụ, nó có thể vượt vật cản hoặc bức tường nước cao 1,6 m. Đặc điểm của tàu đệm khí làm cho nó rất thích hợp với đổ bộ đến bờ biển, tác chiến đoạt đảo, đặc biệt là ở những khu vực đảo không có bến tàu, đá ngầm trải rộng, tàu đệm khí chạy hầu như không thể cản trở, thậm chí đến bãi đặt mìn cũng không thể cản trở nó tự do đi lại,

khả năng chạy ưu việt làm cho hơn 70% bãi đổ bộ toàn cầu đều có thể tiến hành đổ bộ ngang mặt nước, đã mở rộng rất lớn ứng dụng chiến thuật của tác chiến đổ bộ, vì vậy được hải quân các nước coi trọng.

Hai loại tàu đổ bộ đệm khí quan trọng nhất trên thế giới hiện nay là tàu đổ bộ đệm khí Zubr của Liên Xô/Nga và tàu LCAC, chủ lực đổ bộ ngang mặt nước của Quân đội Mỹ.

Tàu Zubr là thành quả quan trọng nhất trong phát triển tàu đổ bộ đệm khí Liên Xô/Nga. Bắt đầu từ thập niên 60 của thế kỷ 20, Liên Xô đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo tàu đệm khí hoàn toàn,

điểm khác so với tư tưởng tác chiến "từ biển vào đất liền" của Quân đội Mỹ là, hệ thống tác chiến đổ bộ của Liên Xô nghiêng hơn về mô hình từ đất liền tới đất liền, từ căn cứ của mình thẳng tiến đến bãi đổ bộ mục tiêu, không cần tàu đổ bộ cỡ lớn hay vừa và nhỏ kiểu Mỹ.

2 tàu đổ bộ đệm khí Zubr do Trung Quốc tự chế tạo đồng thời xuất hiện ở nhà máy đóng tàu (nguồn mạng sina Trung Quốc)
2 tàu đổ bộ đệm khí Zubr do Trung Quốc tự chế tạo đồng thời xuất hiện ở nhà máy đóng tàu (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Theo tư tưởng chỉ đạo này, tàu đổ bộ đệm khí của Liên Xô/Nga luôn có kích cỡ khổng lồ, từ Dzheyran tới Zubr đều là tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn, lớp Zubr đã trên 500 tấn, tương đương tàu chiến, có hỏa lực tự vệ và tấn công và năng lực hoạt động liên tục mạnh, có thể tách khỏi sự yểm trợ của "ta", độc lập thực hiện nhiệm vụ tác chiến.

Là tàu đổ bộ đệm khí mạnh nhất thế giới hiện nay, lớp Zubr sau khi ra đời đã được quân đội các nước quan tâm, mặc dù chức năng của nó mạnh, năng lực điều động binh lực mạnh, nhưng, chi phí chế tạo nó cũng rất đắt đỏ, vì vậy nó không được được trang bị quy mô lớn.

Thực ra, những "quát vật lớn" vài trăm tấn như lớp Zubr càng giống với tàu hộ vệ hạng nhẹ tốc độ cao, giống như một loại trang bị trên biển đa năng, có thể chở lực lượng thủy quân lục chiến (hải quân đánh bộ) nhanh chóng đến vùng biển tranh chấp, có hiệu quả hơn so với tàu đổ bộ truyền thống.

Hiện nay, tàu đổ bộ đệm khí có số lượng nhiều nhất trên thế giới phải kể tới LCAC của Quân đội Mỹ, số lượng biên chế của nó trên 90 chiếc, dài 26,8 m, rộng 14,3 m, lượng giãn nước tiêu chuẩn 87 tấn, mớn nước 0,9 m, toàn tàu áp dụng kết cấu hợp kim nhôm,

thiết bị động lực là 4 tua-bin chạy ga, tổng công suất đạt 12.000 mã lực, 2 quạt ở đuôi tàu dùng để đẩy, tốc độ thiết kế đạt 50 hải lý/giờ, năng lực chạy liên tục khoảng 200 hải lý, thấp hơn so với khoảng cách điều động 300 hải lý trở lên của Liên Xô/Nga, là tàu đổ bộ đệm khí hoàn toàn điển hình.

2 tàu đổ bộ đệm khí Zubr do Trung Quốc tự chế tạo đồng thời xuất hiện ở nhà máy đóng tàu (nguồn mạng sina Trung Quốc)
2 tàu đổ bộ đệm khí Zubr do Trung Quốc tự chế tạo đồng thời xuất hiện ở nhà máy đóng tàu (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Đầu thập niên 1980, Bộ Quốc phòng Mỹ đã đưa ra kế hoạch tác chiến tấn công đổ bộ mới, yêu cầu biên chế 108 tàu đổ bộ đệm khí lớp trăm tấn hoàn toàn mới để bảo đảm tác chiến đổ bộ có đủ binh lực điều động.

Năm 1984, chiếc tàu LCAC chế tạo theo yêu cầu đầu tiên của Quân đội Mỹ bắt đầu bàn giao sử dụng, 2 năm sau đã hình thành năng lực tác chiến nhất định. Trong thời gian dài 20 năm sau đó, LCAC luôn duy trì dây chuyền sản xuất, mãi đến năm 2001 chiếc cuối cùng bàn giao sử dụng.

Sau đó LCAC vẫn nhận được đơn đặt hàng xuất khẩu, Nhật Bản và Hàn Quốc đã trang bị tàu đổ bộ đệm khí LCAC cùng cấp độ với Quân đội Mỹ.

Nguyên lý của tàu đổ bộ đệm khí tương đối đơn giản, khó khăn công nghệ chủ yếu của nó là hệ thống động lực (động cơ). Tàu đệm khí lớp Zubr đã trang bị 5 tua-bin chạy ga, trong đó 3 chiếc NX-12MV(MT-70) dùng để đẩy, 2 chiếc dùng để nâng;

LCAC của Quân đội Mỹ đã trang bị tua-bin chạy ga 40B, trong khi đó kế hoạch cải tiếp tiếp theo cũng là tập trung nâng cao hệ thống động lực, chẳng hạn sử dụng tua-bin chạy ga TF-50, công suất vận chuyển lớn nhất tăng 20% trở lên, đạt 4.100 kW, vận tốc quay của tua bin động cơ đạt 16.000 vòng/phút, hơn nữa sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn.

2 tàu đổ bộ đệm khí Zubr do Trung Quốc tự chế tạo đồng thời xuất hiện ở nhà máy đóng tàu (nguồn mạng sina Trung Quốc)
2 tàu đổ bộ đệm khí Zubr do Trung Quốc tự chế tạo đồng thời xuất hiện ở nhà máy đóng tàu (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Cần phải biết rằng, tàu có lượng giãn nước chỉ 87 tấn thì yêu cầu điều động 1 xe tăng chiến đấu M1A1 hoặc 75 tấn vật tư quân dụng, vì vậy hệ thống động cơ rất quan trọng.

Con đường phát triển LCAC của Quân đội Mỹ có sự khác biệt rất lớn với Liên Xô/Nga. Liên Xô/Nga nhấn mạnh tới năng lực tác chiến độc lập của tàu, đã trang bị hỏa lực tấn công đối không, đối hải và đối đất tương đối hoàn thiện, có thể tách khỏi chi viện hỏa lực của "ta" để độc lập triển khai tác chiến đổ bộ, vì vậy lượng giãn nước các loại tàu đổ bộ đệm khí của họ đều đạt vài trăm tấn.

Lực lượng tàu đổ bộ của Liên Xô thậm chí không cần tàu đổ bộ cỡ lớn cũng có thể hoàn thành một chiến dịch đổ bộ vượt biển, nhất là ở hướng biển Baltic và biển Đen, vai trò của tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn vài trăm tấn rất lớn, số lượng khoảng 20 chiếc có thể tập trung điều động định hướng, hình thành binh lực ưu thế đầy đủ.

2 tàu đổ bộ đệm khí Zubr do Trung Quốc tự chế tạo đồng thời xuất hiện ở nhà máy đóng tàu (nguồn mạng sina Trung Quốc)
2 tàu đổ bộ đệm khí Zubr do Trung Quốc tự chế tạo đồng thời xuất hiện ở nhà máy đóng tàu (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Nhưng, tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn không có lợi cho tiến hành tác chiến xa căn cứ, chẳng hạn tàu đổ bộ cỡ lớn như Zubr có hành trình lớn nhất là 300 hải lý, không thể chở trên tàu tấn công đổ bộ lớp 10.000 tấn, chỉ có thể dựa vào động cơ của nó để hoạt động, điều này đã quyết định nó nghiêng về nhiệm vụ tác chiến đổ bộ đoạt đảo ở vùng biển ven bờ.

Tàu đổ bộ đệm khí của Mỹ và Liên Xô/Nga có đặc điểm khác nhau, đem lại sự gợi mở tương đối cho tác chiến đổ bộ của Trung Quốc.

Hiện nay, Quân đội Trung Quốc đã sở hữu 3 tàu đổ bộ cỡ lớn, cũng đã trang bị tàu đổ bộ như LCAC, có thể chở xe và binh sĩ, dùng cho tác chiến đổ bộ từ biển vào bờ; trong khi đó, tàu Zubr mới biên chế có thể thực hiện tác chiến đổ bộ kiểu từ đất liền (bờ) tới đất liền (bờ), điều này có thể phát huy hiệu quả lớn nhất ở vùng biển duyên hải.

Quân đội Trung Quốc có thể tập kết vài tàu đổ bộ đệm khí Zubr trong thời gian ngắn sử dụng như một lực lượng tập kích, thể hiện ưu thế đổ bộ của tàu đổ bộ đệm khí trong nhiều loại điều kiện địa hình.  

2 tàu đổ bộ đệm khí Zubr do Trung Quốc tự chế tạo đồng thời xuất hiện ở nhà máy đóng tàu (nguồn mạng sina Trung Quốc)
2 tàu đổ bộ đệm khí Zubr do Trung Quốc tự chế tạo đồng thời xuất hiện ở nhà máy đóng tàu (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Đông Bình (nguồn mạng sina)