Nga cáo buộc Mỹ nuốt lời, vẫn triển khai AMD ở Ba Lan dù hết lý do

23/07/2015 07:38
Nguyễn Hường
(GDVN) - Việc triển khai hệ thống AMD trong làng Redzikowo gần thị trấn phía bắc Slupsk của Ba Lan sẽ được bắt đầu vào năm tới và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2018.

John A. Heffern, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề châu Âu và Âu-Á cho biết, Mỹ sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Ba Lan mặc dù các cường quốc hạt nhân thế giới đã đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Việc triển khai hệ thống AMD trong làng Redzikowo gần thị trấn phía bắc Slupsk của Ba Lan sẽ được bắt đầu vào năm tới và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2018.
Việc triển khai hệ thống AMD trong làng Redzikowo gần thị trấn phía bắc Slupsk của Ba Lan sẽ được bắt đầu vào năm tới và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2018.

"Các thỏa thuận với Tehran không bao gồm tên lửa (không mang đầu đạn hạt nhân), do đó các mối đe dọa vẫn còn", ông Heffern nói với tờ báo Ba Lan Rzeczpospolita trong một cuộc phỏng vấn hôm 21/7 khi giải thích lý do cho động thái trên.  

Theo nhà ngoại giao Mỹ, việc triển khai hệ thống AMD trong làng Redzikowo gần thị trấn phía bắc Slupsk của Ba Lan sẽ được bắt đầu vào năm tới và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2018.

Theo kênh RT của Nga, kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Đông Âu của Washington từ lâu là một trong những trở ngại lớn nhất của quan hệ Mỹ-Nga.

Moscow tỏ ra không tin vào những lập luận của phía Mỹ rằng lá chắn là cần thiết để chống lại một cuộc tấn công có thể từ Iran. Thay vào đó, Moscow xem đó là một mối đe dọa trực tiếp tới an ninh quốc gia của Nga.

Sau khi Tehran đồng ý kiềm chế chương trình hạt nhân gây tranh cãi của mình để đổi sự nới lỏng các biện pháp trừng phạt quốc tế, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã lên tiếng nhắc nhở rằng kế hoạch triển khai AMD của Washington đã không còn có thể biện minh được nữa.

"Tất cả chúng ta có thể nhớ rằng trong tháng 4 năm 2009 tại Prague, Tổng thống Obama nói rằng nếu các vấn đề hạt nhân Iran được thu xếp, nhiệm vụ thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ cũng sẽ biến mất", ông Lavrov nói tại một cuộc họp báo ở Vienna.

Trong cuộc phỏng vấn với Rzeczpospolita, Heffern cũng nói rằng NATO không thiết phải lập cơ sở thường trú ở Ba Lan và tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Warsaw trong tháng 7 tới,  NATO cũng dự kiến sẽ không thông qua nghị quyết đặt căn cứ thường trú tại Ba Lan. Tuy nhiên, nhấn mạnh rằng sẽ tiếp tục triển khai luân phiên lực lượng quân sự tới quốc gia này. 

Chính phủ Ba Lan đã nhiều lần yêu cầu triển khai căn cứ quân sự thường trú của NATO tại quốc gia với lý do để đối phó với các mối đe dọa của Nga.

Kể từ sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea và bùng nổ một cuộc xung đột quân sự ở miền đông Ukraine vào mùa xuân năm ngoái, lực lượng NATO đã tăng mạnh số lượng và quy mô các tập quân sự dọc theo biên giới Nga, ở các nước vùng Baltic và Đông Âu.

Nga đã phản ứng với các động thái trên bằng cách tăng số lượng các chuyến bay tuần tra của máy bay ném bom chiến lược Tu-95 trong khu vực lân cận không phận các nước này.

Nguyễn Hường