Nhật Bản - Philippines muốn xây dựng đồng minh quân sự chống lại TQ

02/07/2013 07:53
Đông Bình
(GDVN) - Philippines sẽ mời Nhật Bản sử dụng các cơ sở quân sự của Philippines, còn Quân đội Nhật Bản sẽ phối hợp với các hành động của Philippines...
Nhật Bản-Philippines xích lại gần nhau trước sức ép quân sự từ Trung Quốc trên hướng biển.
Nhật Bản-Philippines xích lại gần nhau trước sức ép quân sự từ Trung Quốc trên hướng biển.

Ngày 27 tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera, khi đó đang thăm Philippines, đã tổ chức hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gazmin.

Đây là cuộc gặp lần đầu tiên giữa Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nhật Bản-Philippines trong gần 10 năm qua, thu hút sự chú ý rất cao của dư luận.

Trong cuộc hội đàm, ông Itsunori Onodera cho biết, Nhật Bản hy vọng tăng cường hợp tác quân sự với Philippines, hai nước cần lấy Mỹ làm hậu thuẫn để kiềm chế Trung Quốc.

Mũi giáo chĩa vào Trung Quốc từ mọi hướng

Tại cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm, Itsunori Onodera cho biết, mục đích cuộc gặp lần này hoàn toàn không phải nhằm vào nước khác, nhưng theo báo Trung Quốc "mũi giáo" của cuộc hội đàm lại chĩa vào Trung Quốc từ mọi hướng.

Itsunori Onodera cho biết, ông đã cùng với ông Gazmin bàn về tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước Nhật Bản và Philippines với Trung Quốc, nhất trí cho rằng cần "dựa vào luật pháp và quy tắc" để giải quyết các vấn đề có liên quan.

Itsunori Onodera cho hay, hai nước Nhật Bản và Philippines sẽ tăng cường "hợp tác trên lĩnh vực phòng thủ những hòn đảo xa xôi, lãnh hải và bảo vệ quyền lợi biển". Đối với hành động tương ứng do Quân đội Philippines thực hiện, Quân đội Nhật Bản sẽ có sự phối hợp.

Binh sĩ Philippines-Mỹ trong một cuộc diễn tập quân sự liên hợp.
Binh sĩ Philippines-Mỹ trong một cuộc diễn tập quân sự liên hợp.

Tờ "Philippine Daily Inquirer" cho biết, căn cứ vào thỏa thuận đạt được giữa Itsunori Onodera và Gazmin, các tướng lĩnh cấp cao của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Hải quân Philippines sẽ tiến hành thăm lẫn nhau; cho phép tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sử dụng cảng của Philippines; tăng cường hợp tác giữa quân đội hai nước trên phương diện đào tạo nhân viên và thu thập tin tức tình báo; thúc đẩy quân đội hai nước tổ chức gặp gỡ định kỳ các quan chức cấp cao cấp Thứ trưởng.

Theo AFP, trong thời gian Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Philippines từng bị quân Nhật xâm chiếm, nhưng thời thế đổi thay, nay đã chính thức gạt bỏ quá khứ đau thương, ủng hộ Nhật Bản phát triển sức mạnh quân sự.

Tranh thủ sự hỗ trợ của Mỹ

Bộ trưởng Itsunori Onodera và Gazmin cho biết, hai nước Nhật Bản và Philippines đều cho rằng, sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Đông Á "rất quan trọng", hai nước sẽ tăng cường hợp tác, giúp Mỹ thực hiện chiến lược "tái cân bằng" khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Sau khi Philippines độc lập năm 1946, quân Mỹ vẫn lấy lý do bảo vệ an ninh châu Á đóng quân lâu dài ở căn cứ hải quân Subic và căn cứ không quân Clark. Đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, dưới sự phản đối mạnh mẽ của người dân Philippines, Chính phủ Philippines từ chối tiếp tục cung cấp căn cứ quân sự cho quân Mỹ, năm 1992, quân Mỹ rút khỏi vịnh Subic.

Đến nay, do tình hình bức bách do Trung Quốc thường xuyên gây sức ép, nạt nộ, Chính phủ Philippines lại chủ động chìa "cành ô liu" cho quân đội Mỹ. Ngày 27 tháng 6, nhiều quan chức Hải quân Philippines nói, Quân đội Philippines sơ bộ xác định khu vực khoảng 30 héc-ta ở vịnh Subic, những căn cứ này sẽ mở cửa cho lực lượng quân sự của Mỹ.

Quân đội Mỹ-Nhật trong một cuộc diễn tập quân sự trên biển liên hợp
Quân đội Mỹ-Nhật trong một cuộc diễn tập quân sự trên biển liên hợp

Căn cứ xây dựng mới sẽ triển khai máy bay chiến đấu và tàu chiến cỡ lớn của Quân đội Philippines, trong đó có 2 tàu tuần tra lớp Hamilton mua của Mỹ. Không quân Philippines còn có ý định bắt đầu sử dụng trở lại một đường băng vốn sử dụng cho máy bay quân Mỹ ở khu núi lân cận vịnh Subic.

Ông Gazmin cho biết, Philippines đang định ra một kế hoạch, chuẩn bị sửa đổi luật pháp có liên quan, mở cửa các căn cứ quân sự của Philippines ở mức độ lớn hơn cho quân Mỹ, không chỉ cho phép quân Mỹ dừng lại ở các căn cứ của Philippines với thời gian dài hơn, mà còn cho phép quân Mỹ đưa các thiết bị quân sự tới Philippines. Như vậy, trong tương lai, Quân đội Philippines và Mỹ có thể thường xuyên tổ chức diễn tập quân sự liên hợp "mức độ cao".

Ông Gazmin cho biết, Nhật Bản là "đối tác chiến lược" quan trọng của Philippines trong lĩnh vực quốc phòng, trong tương lai Philippines cũng có thể dành sự đãi ngộ tương tự cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.


* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!

CÁC TIN BÀI ĐƯỢC BẠN ĐỌC QUAN TÂM

>> Hình ảnh mới nhất về siêu hạm USS Independence có thể có mặt ở Biển Đông

>> Thời báo Hoàn Cầu:Không tin Việt Nam có thể nâng cấp được xe tăng T-55

>> Sức mạnh siêu hạm đổ bộ Zurb của Hải quân Nga

>> Su-30MK2 của Việt Nam lại xuất hiện trên báo Trung Quốc

>> Siêu hạm tuần duyên, bảo vệ chủ quyền USS Freedom của Hải quân Mỹ

>> Báo Trung Quốc đăng ảnh phi đội trực thăng EC-225 mới của Việt Nam

>> Cận cảnh trực thăng tấn công AH-64 Apache của Lục quân Mỹ

>> Báo Trung Quốc: Việt Nam có khả năng công, thủ mạnh nhất ĐNA

>> Mãn nhãn với những hình ảnh siêu nét chụp tiêm kích F-35 của Mỹ

>> Xem các tàu ngầm tương lai của Hải quân Việt Nam

>> Thời báo Hoàn Cầu: Việt Nam đang đẩy nhanh xây dựng lực lượng hải quân

>> Các tuần tra hạm của Hải quân nhân dân Việt Nam

 >> Sức mạnh chiến hạm tên lửa Molnya của Hải quân Việt Nam  >> Cảnh sát biển Việt Nam tiếp nhận máy bay tuần tra biển CASA-212-400
 >> Báo Trung Quốc đăng ảnh các học viên tàu ngầm Việt Nam tại Nga  >> Thăm “vua” Đinh Tiên Hoàng tại quân cảng Cam Ranh
Đông Bình