Nhật Bản tăng cường nhân viên thu thập tình báo Biển Đông

29/08/2014 07:55
Việt Dũng
(GDVN) - Do Trung Quốc và một số nước xung quanh tồn tại tranh chấp ở Biển Đông, Nhật Bản sẽ thực thi các biện pháp như bố trí thêm cứ điểm tình báo, xây dựng mạng lưới
Trung Quốc hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng an ninh hàng hải khu vực (ảnh tư liệu).
Trung Quốc hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng an ninh hàng hải khu vực (ảnh tư liệu).

Tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản ngày 28 tháng 8 đưa tin, Cục tình báo an ninh công cộng của Nhật Bản (PSIA) có kế hoạch tăng mạnh nhân viên để tăng cường mức độ chống khủng bố đối với Olympic Tokyo năm 2020. 

Ngoài ra, Cục tình báo an ninh công cộng của Nhật Bản sẽ còn tăng ngân sách, tăng cường công tác thu thập tình báo đối với đảo Senkaku, biển Hoa Đông và Biển Đông.

Được biết, Cục tình báo an ninh công cộng của Nhật Bản là cơ quan tình báo trực thuộc Bộ Tư pháp Nhật Bản, phụ trách thu thập, phân tích tin tức tình báo có thể tạo ra mối đe dọa cho trị an hoặc an ninh của Nhật Bản, hiện có khoảng 1.500 nhân viên. 

Cục tình báo này có kế hoạch đến năm 2020 khi tổ chức Olympic sẽ tăng số lượng nhân viên lên khoảng 2.000 người.

Vì vậy, dự kiến sẽ trước tiên đưa thêm nội dung tăng 50 nhân viên vào yêu cầu ngân sách năm 2015. Ngoài ra, sẽ còn xin ngân sách cho việc bố trí thêm cứ điểm tình báo, trong tương lai không chỉ tăng cường thu thập tình báo đối với khu vực xung quanh đảo Senkaku, mà còn đối với khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông.

Trong vấn đề đảo Điếu Ngư, do tàu hải cảnh Trung Quốc liên tiếp xuất hiện ở vùng biển này, Cục tình báo an ninh công cộng Nhật Bản cho rằng thu thập tình báo liên quan đến động thái của các bên ở khu vực biển Hoa Đông là điều không thể thiếu.

Đầu tháng 8 năm 2014, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida thăm Việt Nam, cam kết cung cấp tàu tuần tra để Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo (ảnh tư liệu)
Đầu tháng 8 năm 2014, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida thăm Việt Nam, cam kết cung cấp tàu tuần tra để Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo (ảnh tư liệu)

Đồng thời, ở khu vực Biển Đông, giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á tồn tại tranh chấp, cục tình báo này cho rằng cần thiết phải nắm chắc động thái ở Biển Đông. Vì vậy, có kế hoạch áp dụng các biện pháp như bố trí thêm cứ điểm tình báo, xây dựng mạng lưới tình báo rộng rãi.

Ngoài ra, do nước tổ chức Olympic rất dễ bị xác định là mục tiêu tấn công khủng bố, vì vậy, để nắm chắc các động thái của tổ chức và nhân vật có thể đe dọa việc tổ chức Olympic năm 2020, cơ quan tình báo này cũng đưa ra phán đoán là tăng cường mạng lưới tình báo. 

Dự kiến sẽ xin ngân sách 3 tỷ yên (khoảng 178 triệu nhân dân tệ) để tăng cường khả năng thu thập tình báo trong và ngoài Nhật Bản.

Cục tình báo an ninh công cộng Nhật Bản năm 1952 được thành lập với quy mô khoảng 1.700 người. Khi tổ chức Olympic Tokyo vào năm 1964, số người đạt đỉnh cao khoảng 2.000 người, sau đó từng bước giảm nhân viên, năm 2003 giảm đến 1.486 nhân viên, những năm gần đây số lượng nhân viên tăng giảm hầu như không thay đổi.

Tại Đối thoại Shangri-La 2014, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố Nhật Bản sẽ phát huy vai trò lớn hơn trong khu vực
Tại Đối thoại Shangri-La 2014, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố Nhật Bản sẽ phát huy vai trò lớn hơn trong khu vực
Việt Dũng