Tàu tấn công đổ bộ Kearsarge lớp Wasp Mỹ (ảnh minh họa) |
Tờ "Phượng Hoàng" Hồng Kông ngày 22 tháng 8 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ngày 4 tháng 8 tại Tokyo đã có bài phát biểu tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của tàu tấn công đổ bộ, chỉ ra Nhật Bản sẽ mua sắm tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp từ Mỹ.
Nếu phát triển thuận lợi, tàu tấn công đổ bộ sẽ biên chế cho Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản vào năm 2019, trở thành tàu chiến lớn nhất của họ.
Tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp là tàu tác chiến cỡ lớn của Hải quân Mỹ, lấy trang bị máy bay chiến đấu cất hạ cánh thẳng đứng và máy bay trực thăng làm vũ khí tác chiến chính.
Tàu lớp này có lượng giãn nước lên tới 40.000 tấn, chi phí chế tạo mỗi chiếc 700 triệu USD, một lần có thể mang theo 3 tàu đệm khí và 1.894 binh sĩ đánh bộ.
Chế tạo tổng cộng 8 chiếc, hiện đều biên chế cho Quân đội Mỹ. Cùng với việc biên chế tàu đổ bộ lớp America thế hệ mới, tàu lớp Wasp sẽ bị thay thế.
Căn cứ vào sự khác nhau về nhiệm vụ của Hải quân Mỹ, tàu lớp Wasp có thể mang theo các máy bay chiến đấu khác nhau triển khai tiến hành tác chiến: bố trí tiêu chuẩn là 6 máy bay tấn công cất hạ cánh thẳng đứng AV-8B, 4 máy bay trực thăng tấn công AH-1 và 20 máy bay trực thăng khác; triển khai kiểu tấn công đối đất là 42 máy bay trực thăng CH-46 Sea Knight hoặc 22 máy bay cánh xoay V-22 Osprey; triển khai kiểu tấn công đối hải là 20 máy bay tấn công AV-8B và 6 máy bay trực thăng săn ngầm H-60 Black Hawk.
Tàu tấn công đổ bộ USS Wasp LHD-1 của Mỹ (ảnh minh họa) |
Tàu đổ bộ cỡ lớn hiện có hoặc đang chế tạo của Nhật Bản được gọi là "tàu hộ vệ" của tàu sân bay trực thăng cũng không ít.
Vậy tại sao Nhật Bản lại còn mua tàu tấn công đổ bộ sắp bị Mỹ đào thải? Vấn đề quan trọng nhất ở chỗ tàu đổ bộ lớp Wasp có thể hỗ trợ cho máy bay chiến đấu cất hạ cánh thẳng đứng AV-8B tiến hành tác chiến.
Năng lực không chiến của máy bay chiến đấu AV-8B không mạnh, trong Hải quân Mỹ thuộc loại máy bay chuyên dùng tấn công đối đất, đối hải. Cho nến rất khó nhìn thấy bóng dáng nó trên tàu sân bay chính quy.
Nhưng, máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của Hải quân, Thủy quân Lục chiến Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đều là F-35, trong đó F-35B và AV-8B đều thuộc máy bay chiến đấu cất hạ cánh thẳng đứng, có thể dùng tàu tấn công đổ bộ vận chuyển tác chiến.
Dưới sự chi phối của Mỹ, Nhật Bản khó có thể sở hữu tàu sân bay cỡ lớn, nhưng thông qua sở hữu trước tàu sân bay trực thăng và tàu đổ bộ, sau đó tiếp tục trang bị F-35, cách làm “vu hồi” này trở thành một con đường tắt để người Nhật Bản sở hữu tàu sân bay cỡ vừa và nhỏ.
F-35 có khả năng tàng hình nhất định, tuy máy bay chiến đấu F-35B phiên bản cất hạ cánh thẳng đứng và AV-8B đều có khả năng không chiến tương đối kém, dựa vào khả năng tàng hình hay hệ thống phòng không bờ biển tạo ra mối đe dọa nhất định.
Tàu tấn công đổ bộ lớp America thế hệ mới của Thủy quân lục chiến Mỹ, mới bàn giao chính thức vào tháng 7 năm 2014 |
Trọng lượng của F-35B đạt 27 tấn, lớn hơn nhiều AV-8B lớp 10 tấn, chiều dài và rộng thân máy bay đều vượt khoảng 1,5 m.
Vì vậy, số lượng F-35B mà tàu lớp Wasp có thể mang theo không nhiều. Căn cứ vào quy mô cơ đội lớn nhất trang bị 20 máy bay AV-8B dùng cho tấn công đối hải, số lượng F-35B mang theo có thể chỉ hơn 10 chiếc, cũng không có sự hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm trên tàu.
Điều này không gây sức ép lớn về tác chiến đổ bộ hỗ trợ cho lực lượng đánh bộ Mỹ, nhưng nếu thoát ly tàu sân bay cỡ lớn để độc lập tác chiến thì khó mà chống đỡ.
Theo báo Hồng Kông, đối tượng của Nhật Bản chắc chắn là Trung Quốc và Nga, sự phối hợp giữa tàu tấn công lớp Wasp và máy bay chiến đấu F-35B sẽ không có lợi cho tấn công và tự bảo vệ, nên sẽ không có tác dụng gì. Nó chỉ có tác dụng "tự an ủi".
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35B Mỹ |