GÓC NHÌN:

Nhật “tiến thoái lưỡng nan” giữa Trung Quốc - Mỹ

25/11/2011 15:34
Việt Dũng (Theo Tân Hoa xã)
(GDVN) - Trong bối cảnh khu vực đang chuyển dịch mạnh mẽ, nhất là sự can dự của Mỹ, ngoại giao Nhật Bản đứng trước nhiều vấn đề và thách thức mới.

Ngày 23/11, tờ “Straits Times” Singapore có bài viết tiêu đề “Nhật Bản cân đối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ”.

Gần đây, Mỹ đang tìm cách tham gia nhiều hơn vào vấn đề an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cùng với việc Nhật Bản cảm thấy yên tâm, quan hệ dễ bị tổn thương giữa Tokyo và Bắc Kinh cũng đối mặt với những vấn đề mới.

Sự hiện diện quân sự của Mỹ có thể loại bỏ những lo ngại của các bên liên quan đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng cũng làm cho Nhật Bản rơi vào tình cảnh khó khăn, bởi vì nước này và đồng minh phương Tây trở nên ngày càng mật thiết sẽ ảnh hưởng đến quan hệ giữa họ với các nước láng giềng phương Đông.

Mỹ-Nhật cam kết tiếp tục tăng cường quan hệ đồng minh
Mỹ-Nhật cam kết tiếp tục tăng cường quan hệ đồng minh

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda hiểu rất rõ nước này đã rơi vào hoành cảnh khó khăn. Có thể nhìn thấy điều này từ phản ứng của ông khi Washington quyết định tăng cường hiện diện ngoại giao và quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Cuối tuần trước, sau khi kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Yoshihiko Noda bày tỏ hoan nghênh Mỹ tham gia nhiều hơn vào các vấn đề của khu vực này.

Cùng với việc tăng cường hiện diện quân sự tại Australia, Washington vẫn giữ lại quân đồn trú ở Nhật Bản. Điều này làm cho Tokyo tin rằng tầm quan trọng về vấn đề an ninh đối với Mỹ của nước này vẫn không giảm chút nào.

Tuy nhiên, Yoshihiko Noda đã nhanh chóng nhấn mạnh rằng, tăng cường quan hệ tốt đẹp với đối tác thương mại lớn nhất Trung Quốc sẽ “đem lại hòa bình và thịnh vượng cho khu vực và toàn thế giới”.

Ba nước Trung-Nhật-Hàn đang thảo luận xây dựng khu vực mậu dịch tự do ba bên.
Ba nước Trung-Nhật-Hàn đang thảo luận xây dựng khu vực mậu dịch tự do ba bên.

Mặc dù vậy, lời nói của Yoshihiko Noda có thể sẽ không làm cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc hoàn toàn yên tâm. Vị Thủ tướng Nhật Bản này dự kiến ​​sẽ có các hội đàm với họ vào tháng tới.

Theo tờ “Tin tức hàng ngày”, Mỹ đang triển khai lực lượng hải quân ở Australia, Washington cũng đang thúc đẩy “Thỏa thuận đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương” (TPP). Đây có thể coi là những biện pháp tiến hành ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang nỗ lực xây dựng khu vực mậu dịch tự do tại khu vực này.

Cho dù về an ninh hay kinh tế, Bắc Kinh đều luôn cố gắng mở rộng vai trò ảnh hưởng của mình tại khu vực này. Vì vậy, láng giềng của họ lần lượt bày tỏ quan tâm đến lập trường của Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ biển Đông.

Ngoại giao Nhật Bản đối mặt với tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông, đảo Senkaku. Trong hình là Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc tập trận
Ngoại giao Nhật Bản đối mặt với tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông, đảo Senkaku. Trong hình là Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc tập trận

Gần đây, Nhật Bản bày tỏ sẵn sàng tham gia đàm phán TPP. Canada và Mexico cũng đều cho biết có hứng thú tham gia.

Quyết định do Tokyo đưa ra đã tạo động lực cho việc triển khai đàm phán, đối thoại nêu trên, nhưng cũng tạo sự đối lập giữa họ với Bắc Kinh, người chưa tham gia đối thoại.

Cuối tuần trước, Trung Quốc cam kết sẽ tiếp tục tiến hành thảo luận xây dựng khu vực mậu dịch tự do ba bên với Hàn Quốc và Nhật Bản. Đây là phản ứng của Trung Quốc đối với sự phát triển của tình hình, nhưng họ không quá quan tâm đến điều này.

Chuyên gia phân tích vấn đề an ninh Yukio Goze đã cảnh báo về thách thức của Tokyo là: “Sức mạnh quân sự của Trung Quốc tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngày càng tăng lên, Nhật Bản không còn có thể tiếp tục triển khai các biện pháp ngoại giao truyền thống để giao hảo với các nước”.

Yukio Goze nói: “Ví dụ, sự xuất hiện của TPP đã đặt ra một vấn đề: Các nước trong khu vực nên ủng hộ xây dựng một khu vực mậu dịch tự do kiểu Mỹ hay lựa chọn chung sống hòa bình với Trung Quốc”.

An toàn hàng hải và giải quyết hòa bình tranh chấp biển Đông được Nhật Bản rất quan tâm và tích cực thúc đẩy trong thời gian qua. Trong hình là tàu khu trục 054A của Hải quân Trung Quốc
An toàn hàng hải và giải quyết hòa bình tranh chấp biển Đông được Nhật Bản rất quan tâm và tích cực thúc đẩy trong thời gian qua. Trong hình là tàu khu trục 054A của Hải quân Trung Quốc

Tờ “Tin tức hàng ngày” kêu gọi Nhật Bản và các nước ASEAN hợp tác chặt chẽ với các nước khác trong khu vực, cho rằng, phát triển “quan hệ an ninh nhiều tầng nấc” với các nước như Việt Nam, Philippines, Ấn Độ và Indonesia sẽ “tăng cường sức mạnh ngoại giao của Nhật Bản, có lợi cho ổn định của khu vực”.

Nhưng bài báo cũng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quan hệ Nhật-Trung, cho rằng: “Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Yoshihiko Noda sẽ có thể thúc đẩy quan hệ chiến lược, cùng có lợi giữa hai nước tiếp tục phát triển”.

Cuối tuần trước, khi tổ chức hội đàm bên lề các hội nghị cấp cao ở Bali, Indonesia, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đồng ý tăng cường quan hệ song phương, đặc biệt năm 2012 sẽ là tròn 40 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao hai nước.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda sẽ thăm Trung Quốc vào tháng 12/2011 để bàn về quan hệ hai nước
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda sẽ thăm Trung Quốc vào tháng 12/2011 để bàn về quan hệ hai nước

Học giả các vấn đề Trung Quốc Sato Koichi nhấn mạnh, hai nước cần xem xét quan hệ song phương từ góc độ lâu dài, đồng thời đặt nó vào bối cảnh hòa bình, an ninh của khu vực và thế giới để xem xét.

Sato Koichi nói: “Các nhà lãnh đạo hai nước Nhật-Trung cần duy trì lòng tin để xử lý vấn đề song phương đặc biệt có liên quan đến chiến tranh và lãnh thổ”.

Ông nói thêm rằng: “Quan hệ song phương của họ cũng không thể được tiến hành xem xét khi tách rời với quan hệ Nhật-Mỹ và quan hệ Nhật Bản-ASEAN”.

Việt Dũng (Theo Tân Hoa xã)