Nhìn lại quá trình nắm quyền và sụp đổ của Đại tá Gadhafi

20/10/2011 20:16
Chấn Hưng (tổng hợp)
(GDVN) - Cho đến thời điểm này có thể khẳng định, sự hưng thịnh và suy vong của Gadhafi là một chuỗi những sự kiện mà ý đồ nước lớn là một nhân tố không nhỏ.

Gadhafi vào học tại Đại học quân sự Benghazi trước khi ra nhập quân đội năm 1965 và được cử đi đào tạo tại Học viện quân sự Hoàng gia Anh Sandhurst năm 1966.

Ông lên nắm quyền tháng 9 năm 1969 sau khi trở thành một sỹ quan cao cấp và dẫn đầu một nhóm tham gia “Phong trào sỹ quan tự do”, tiến hành một cuộc đảo chính không đổ máu lật đổ nhà vua Idris. Sau đó ông phải đến điều trị tại Thổ Nhĩ Kỳ một thời gian và thành lập Cộng hòa Ả rập Lybia. Gadhafi trở thành chủ tịch Hội đồng chỉ huy cách mạng (RCC) và Chỉ huy trưởng lực lượng vũ trang Lybia.

Tổng thống Gadhafi thời kỳ huy hoàng nhất trên con đường củng cố địa vị cá nhân - ảnh: Lãnh tụ cách mạng Gadhafi và Tổng thống Syria Hafez al Assat năm 1977
Tổng thống Gadhafi thời kỳ huy hoàng nhất trên con đường củng cố địa vị cá nhân - ảnh: Lãnh tụ cách mạng Gadhafi và Tổng thống Syria Hafez al Assat năm 1977

Ông đồng thời là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Thủ tướng chính phủ giai đoạn từ 1970 đến 1972. Năm 1977, ông trở thành Lãnh tụ Cách mạng, là người định hướng và lãnh đạo cách mạng Lybia, đồng thời từ bỏ tất cả các chức vụ trong chính quyền.

Từ những năm 1970, Gadhafi đã ban hành chính sách làm cho người dân Lybia được hưởng một nền giáo dục, y tế, nhà ở và giao thông vận tải miễn phí nhờ có nguồn thu khổng lồ từ dầu mỏ và một số lượng dân số không nhiều.

Trong thời gian này, ông ban hành chế độ quản lý nhà nước theo luật Hồi giáo, cấm các tệ nạn như rượu chè, cờ bạc, và bắt đầu thi hành nền đạo đức Hồi giáo trên phạm vi cả nước. Những thành phố như Thủ đô Tripolu bắt đầu phát triển với việc mọc lên rất nhiều tòa nhà và khách sạn mới, trở thành một điểm đến hấp dẫn cho du khách và các thương nhân trên khắp thế giới.

Nhưng những nỗ lực này không đủ làm cho nền kinh tế phát triển bền vững và những chênh lệch về ưu tiên đầu tư ngày càng lớn. Kết quả là, các yếu tố bao gồm cả y tế cũng sụt giảm nhanh chóng.

Báo cáo của kênh truyền hình Al-Arabiya ngay trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng năm nay cho thấy, rất nhiều người dân Lybia đã phải sử dụng dịch vụ y tế của các nước như Tunisia, Ai Cập và Jordan và phải trả hàng tỷ USD mỗi năm do họ không thể tìm thấy dịch vụ tương tự trong nước.

Chi nhánh kênh truyền hình này ở Saudi cho biết, niềm tin của dân chúng đối với dịch vụ y tế của nước này đã bị sói mòn nghiêm trọng sau khi các dụng cụ y tế nhiễm trùng đã truyền HIV sang 500 trẻ em ở Benghazi hồi năm 1999.

Ban đầu, các cuộc biểu tình dường như không phải là một thách thức đối với Gadhafi. Sinh ra tại thành phố sa mạc Sirte năm 1942 và có một thời gian dài phục vụ trong quân ngũ, ông đã sống sót sau rất nhiều cuộc chiến tranh với Chad và Uganda hồi những năm 1980, cũng như bị ám sát hụt nhiều lần. Ông từng là đối tượng theo dõi của tình báo Anh khi có chứng cứ cho thấy một nhà ngoại giao Lybia liên quan đến cái chết của một nữ cảnh sát Anh.

Vụ đánh bom sân bay Lockerbie ở Scotland tháng 12/1988 và vụ bắt cóc máy bay trong đó có 189 trên tổng số 270 hành khách là người Mỹ cùng một loạt các hành vi bao lực giữa Mỹ và các nhóm khủng bố đã khiến Gadhafi trở thành kẻ thù của Mỹ.

Gadhafi từ chối dẫn độ các nhóm khủng bố này tới Mỹ cho đến năm 1999. Năm 2003 Lybia chính thức lên tiếng chịu trách nhiệm vụ đánh bom, nhưng không bao giờ đưa ra lời xin lỗi về vụ tấn công. Năm 2009, khi Abdel Basset al-Megrahil, kẻ đánh bom sân bay Lockerbie được phóng thích từ nhà tù Scotland, đã được Gadhafi ra tận sân bay chào đón khiến quan hệ giữa ông với Mỹ càng tồi tệ hơn.

Nhưng Gadhafi cũng đã có những bước đi thỏa hiệp, đặc biệt là sau nhiều năm chịu sự trừng phạt của các nước phương Tây và của Liên hợp quốc hồi những năm 1990. Năm 2001 Gadhafi đã nhanh chóng lên ánh vụ tấn công khủng bố 11/9 nhằm vào nước Mỹ. Năm 2003, ông cũng tuyên bố sẽ từ bỏ tất cả các chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Tuy nhiên, những khó khăn trong nước, bất mãn xã hội ra tăng do sự quản lý quá lâu của ông và gia đình, cùng sự xúi giục bên ngoài khiến nhiều nhóm đối lập quyết định đứng lên biểu tình phản đối. Thay vì tìm giải pháp thương lượng, Gadhafi đã huy động quân đội dùng vũ khí trấn áp người biểu tình. Hậu quả là những cuộc đụng độ quân sự đã khiến đất nước rơi vào tình trạng bên miệng hố của một cuộc nội chiến.

Một số quan chức chính phủ sau đó đã đào thoát, mang theo vũ khí ra nhập lực lượng chống đối và phiến quân. Tuy nhiên, quân nổi dậy không quân phục, không người chỉ huy và chỉ có một số ít ỏi vũ khí trang bị. Nhưng một nghị quyết của Liên hợp quốc được thông qua ngày 17/3 đã tạo cho họ thời gian chuẩn bị vững chắc.

Nghị quyết này do Pháp, Lebanon và Anh đề xuất nhằm bảo vệ dân thường và yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức, thiết lập vùng cấm bay và tăng cường các lệnh trừng phạt vũ khí. Đây chính là cơ sở pháp lý chủ yếu dọn đường cho một cuộc can thiệp quân sự cách đó không lâu.

Khi chính phủ Lybia không tuân thủ lệnh ngừng bắn theo nội dung nghị quyết, ngay lập tức Pháp, Anh và Mỹ đã phát động cuộc không kích nhằm loại bỏ Tổng thống Gadhafi vào ngày 19/3.

Ngày 31/5, NATO đã tiếp quản xứ mệnh tấn công quân sự Lybia ngay cả khi chỉ có duy nhất một thành viên Hồi giáo là Thổ Nhĩ Kỳ của tổ chức này đồng ý.

Các cuộc tấn công của NATO đã cướp đi sinh mạng của người con trai Saif al-Arab và 3 người cháu của Gadhafi, phá hủy nghiêm trọng các cơ sở quân sự và buộc nhà lãnh đạo này phải đi trú ẩn.

Con người "lắm tài nhiều tật" này có nằm trong toan tính chính trị của các cường quốc?
Con người "lắm tài nhiều tật" này có nằm trong toan tính chính trị của các cường quốc?

Trong khi đó, vị thế lãnh đạo đất nước của ông còn bị lung lay nghiêm trọng khi Pháp, Qatar và Mỹ công nhận Hội đồng chuyển tiếp quốc gia mới là đại diện hợp pháp duy nhất của người dân Lybia.

Quốc gia từng luôn ở bên cạnh chính phủ Lybia như Nga cũng đã thay đổi quan điểm khi kêu gọi Gadhafi từ bỏ quyền lực vào tháng Năm. Sau đó đến lượt Trung Quốc và nhiều quốc gia khác cũng lên tiếng công nhận chính phủ lâm thời Lybia. Nhưng ông vẫn tiếp tục chiến đấu, bác bỏ lệnh bắt giữ của Tòa hình sự quốc tế và khước từ mọi nỗ lực hòa giải của Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma.

Nhưng kể từ Tháng 7, ông bắt đầu không còn nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân Lybia. Lực lượng của ông suy yếu đi từ đó, các cánh phiến quân dần áp sát rồi chiếm toàn bộ Thủ đô Tripoli buộc lực lượng trung thành với ông phải rút về hai thành phố cuối cùng là Sirte và Bani Walid.

Vào cuối ngày 20/10, một chỉ huy quân sự cấp cao của Chính quyền chuyển tiếp Libya đã lên tiếng cho biết, Đại tá Gaddafi đã bị thương nặng trong một cuộc không kích của NATO ở thành phố Sirte và đã qua đời ngay sau đó vì vết thương quá nặng. Theo nguồn tin này, ông Gaddafi đã bị thương nặng ở cả hai chân và bị bắt sống tại một hầm trú ẩn trong thành phố.

Nhiều người  Libya đã tổ chức ăn mừng sau khi thông tin về việc bắt giữ và cái chết của cựu lãnh đạo này được công bố. Tuy nhiên, cả NATO và các nhà lãnh đạo cấp cao của NTC vẫn thận trọng, chưa lên tiếng xác nhận thông tin này.

Chấn Hưng (tổng hợp)