Phân biệt các biến thể tiêm kích Su-27 do Nga sản xuất

09/11/2011 11:34
Theo Đất Việt
So với gia đình Su-30, Su-27 ít thành viên hơn, các biến thể không có nhiều sự khác biệt về vẻ bên ngoài như Su-30.
So với gia đình Su-30, Su-27 ít thành viên hơn, các biến thể không có nhiều sự khác biệt về vẻ bên ngoài như Su-30.

Su-27, NATO định danh là Flanker, là tiêm kích đánh chặn hạng nặng nổi tiếng một thời của Liên Xô. Đến nay, Su-27 vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong Không quân Nga và hơn 11 quốc gia khác trên khắp thế giới.

Su-27 tuy không phải là một máy bay có nhiều điểm độc đáo như màn hình hiển thị HUD và hệ thống ngắm bắn kết nối với mũ phi công, hệ thống này tương thích với tên lửa không đối không R-73, có thể nhắm mục tiêu theo hướng nhìn của phi công.

Su-27 còn là máy bay chiến đấu đầu tiên của Liên Xô được trang bị hệ thống fly-by-wire. Sự nhanh nhẹn, khả năng cơ động tốt, đặc tính bay độc đáo, cùng với sự kết hợp của các hệ thống khác biến Su-27 trở thành một trong những tiêm kích không chiến tầm gần tốt nhất thế giới.

So với gia đình Su-30, Su-27 có ít biến thể hơn với 2 loại chính (1 chỗ ngồi và 2 chỗ ngồi), các biến thể không được đặt tên theo quốc gia xuất khẩu như gia đình Su-30. Ngoài ra, ngoại hình của các biến thể không có nhiều sự khác biệt.
Su-27S tiêm kích đánh chặn hạng nặng độc đáo của Liên Xô và Nga hiện nay.
Su-27S tiêm kích đánh chặn hạng nặng độc đáo của Liên Xô và Nga hiện nay.
Su-27 (NATO định danh là Flanker A), là lô sản xuất số lượng nhỏ đầu tiên từ nguyên mẫu T-10S, được trang bị động cơ AL-31.

Biến thể đầu tiên này được trang bị radar N001, là loại radar xung Doppler có khả năng theo dõi trong khi đang quét. Tuy nhiên, khả năng bộ vi xử lý của radar này tương đối yếu, dễ báo động nhầm và có điểm mù khá lớn, khó sử dụng. Radar N001 chỉ có tầm phát hiện mục tiêu cỡ máy bay Tu-16 ở cự ly 140km và cũng chỉ có khả năng phát hiện và theo dõi một mục tiêu.

Su-27S, (NATO định danh là Flanker B), là biến thể 1 chỗ ngồi với động cơ cải tiến AL-31F. Thiết kế của Su-27S có một số cải tiến về mặt khí động học, nâng cấp hệ thống fly-by-wire. Máy bay bắt đầu đi vào phục vụ trong Không quân Liên Xô từ năm 1984.

Su-27S được trang bị radar N001 nâng cấp, radar cho Su-27 trải qua khá nhiều lần nâng cấp với các biến thể khác nhau N001V, N001VE và cuối cùng là N001VEP. Các loại radar này cũng được trang bị cho một số biến thể xuất khẩu của  Su-30MK

Su-27UB là biến thể 2 chỗ ngồi của Su-27S, chủ yếu được phục vụ với vai trò huấn luyện. Ngoại hình của Su-27UB rất giống với Su-30MK, cùng có 2 chỗ ngồi với buồng lái tương tự.

Thoạt nhìn rất khó phân biệt 2 Su-27S và Su-27UB, đặc biệt trong những hình ảnh máy bay ở trên trời.

Sự khác biệt chủ yếu dựa vào bánh đáp phía trước và hệ thống IRST. Cụ thể, bánh đáp phía trước của Su-27UB có một bánh, trong khi bánh đáp phía trước của Su-30MK có 2 bánh với đường kính nhỏ hơn.

Thêm nữa, hệ thống IRST của Su-27UB nằm phía trước buồng lái và ở chính giữa, trong khi hệ thống IRST của Su-30MK được thiết kế nằm phía phía bên phải buồng lái.

Su-30MK có vòi tiếp dầu trên không (có thể thu lại được) nằm phía bên trái buồng lái, trong khi hầu hết Su-27 không có vòi tiếp dầu.
Su-30MK2V phía trên và Su-27UBK phía dưới trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam. Sự khác biệt tại những điểm khoanh tròn.
Su-30MK2V phía trên và Su-27UBK phía dưới trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam. Sự khác biệt tại những điểm khoanh tròn.
Su-27SK là biến thể Su-27S xuất khẩu, về cơ bản ngoại hình của 2 biến thể này không có sự khác biệt, chủ yếu chỉ ở hệ thống điện tử rất khó nhận ra nếu nhìn từ bên ngoài.

Su-27UBK là biến thể xuất khẩu của Su-27UB, (hiện tại Không quân nhân dân Việt Nam có khoảng 4 chiếc loại này). Việc chuyển loại cho Su-27UBK thành Su-30MK cũng khá dễ dàng.

Su-27SM là biến thể nâng cấp hiện đại của Su-27S, hiện tại chỉ phục vụ trong Không quân Nga.

Su-27SM có buồng lái hiện đại, màn hình hiển thị LCD đa chức năng thay thế cho đồng hồ số, trang bị radar mạng pha quét điện tử thụ động, động cơ nâng cấp AL-31FM1.

Qua các thử nghiệm và đánh giá, Không quân Nga tuyên bố Su-27SM đạt khả  năng không chiến gần bằng tiêm kích thế hệ 5.
Rất khó nhận biết Su-35S ở phía trên và Su-27 phía dưới. Điểm khác biệt duy nhất có thể nhận thấy là miệng ống xả của động cơ.
Rất khó nhận biết Su-35S ở phía trên và Su-27 phía dưới. Điểm khác biệt duy nhất có thể nhận thấy là miệng ống xả của động cơ.
Su-27SMK là biến thể dành cho xuất khẩu, tương tự như biến thể Su-27SK nhưng bao gồm một số cải tiến với buồng lái tiên tiến và hệ thống điện tử tinh vi hơn, hệ thống tác chiến điện tử của máy bay cũng được cải tiến và được bổ sung hệ thống tiếp nhiên liệu trên không.

Su-27SM2 là một nâng cấp cao cấp của Su-27SM, được trang bị một số công nghệ của Su-35, như radar mạng pha quét điện tử Irbis-E, hệ thống điện tử hàng không (avionic) tiên tiến.

Các biến thể một chỗ ngồi của Su-27 rất giống với Su-35S, chỉ khác ở chỗ Su-35S có phần mũi mới dài hơn một chút. Khi nhìn cận cảnh có thể thấy được sự khác biệt ở ngoại hình ống xả của động cơ, do Su-35S được trang bị động cơ điều khiển vector lực đẩy.

Nói chung các dòng máy bay chiến đấu của Liên Xô và Nga hiện nay có ngoại hình tượng tự nhau. Điều này xuất phát từ việc các thiết kế của mẫu máy bay mới nâng cấp, phát triển từ những mẫu có sẵn. Đồng thời, các khả năng thao diễn, chiến đấu máy bay xuất khẩu của Nga thường bị rút gọn so với loại tương tự trang bị cho Không quân Nga nên mới có chuyện Su-27 của Nga mạnh hơn Su-30 xuất khẩu.
Theo Đất Việt