Ông Nguyễn Mạnh Quân, Phó Trưởng Ban dự án chỉ đạo Bô xít Tây Nguyên:

"Sự điều chỉnh hợp lí và trả lại sự công bằng cho sản phẩm Alumin"

26/05/2013 07:06
HẢI MINH (nguồn VTV)
(GDVN) - Theo Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam cũng như của Ban quản lí dự án Bô xít Tây Nguyên, hiện nay hai dự án nhà máy Tân Rai và Nhân cơ đều mang lại hiệu quả kinh tế cao và việc thuế xuất khẩu của sản phẩm này giàm xuống 0% là rất hợp lí.

"Dự án nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ vẫn là những dự án đảm bảo hiệu quả kinh tế"

Hiện nay, những sản phẩm ô xít nhôm Alumin mang thương hiệu Việt Nam, được sản xuất từ nhà máy quạng bô xít tại nhà máy Tân Rai, Lâm Đồng đã ra đời sản phẩm Alumi đầu tiên từ tháng 12/2012. Đến thời điểm này tổ hợp Bô xít nhôm Lâm Đồng đã cho ra đời 60.000 tấn Alumin và 16.000 tấn Hidrat là nguyên liệu để nung ra Alumin. Theo kết quả kiểm tra, các sản phẩm cơ bản đạt tiêu chí đã đặt ra.

Ông Trần Văn Chiểu, Phó Tổng GĐ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Vệt Nam (Vinacomin) cho hay: “Hiện đang trong gia đoạn chạy thử nhà máy, đến gia đoạn này đã đúng theo kế hoạch và chạy được 60% công suất. Dự kiến trong tháng 6 sẽ chạy hết 100% công suất. Sản phẩm hiện đã được thị trường chấp nhận, đã bán nhiều ở trong nước và xuất khẩu…”

Dự án Bô xít ở Tây Nguyên đều đang hoạt động rất tốt, mang lại hiệu quả kinh tế tài chính
Dự án Bô xít ở Tây Nguyên đều đang hoạt động rất tốt, mang lại hiệu quả kinh tế tài chính

Được biết: Hồ chứa bùn đỏ của dự án Bô xít Tân Rai qua 6 cấp lọc rửa thu hồi sút và các hóa chất, chất thải của quá trình tuyển bô xít và sản xuất Alumin được biến thành những lớp bùn khô. Dung dịch nước sút trong quá trình thải cũng được thi hồi phục vụ cho sản xuất. Công nghệ đang được áp dụng tại nhà máy Tân Rai và dự án Nhân Cơ sau này cũng là công nghệ thải bùn đỏ được 70% nhà máy Alomi trên thế giới sử dụng.

Ngoài xử lí bùn đỏ, nguồn nước phục vụ để tuyển quặng cũng đã được chủ đầu tư đảm bảo bởi các hồ chứa. Đại tá Bùi Quang Tiến, GĐ BQL dự án nhà máy Alumin Nhân Cơ, Đăk Nông nói: “Chúng tôi đã xây hồ chứa khoảng 20 triệu mét khối và tại thời điểm này tuy đã là cuối mùa khô nhưng lượng nước rất nhiều. Trong mùa khô vừa qua, nhà máy không những phục vụ nước cho sản xuất của đơn vị mà còn xử lí được hạn hán…”

Tổng giá trị thực hiện của dự án Alomin Nhân Cơ Đắk Nông và một số dự án khác liên quan tính đến hết tháng 3 đã đạt hơn 6.800 tỉ đồng. Riêng gói thầu nhà máy Alumin đã triển khai được 72 trên 73 hạng mục. Toàn bộ thiết bị đã được tập kết tại chân công trình. Nhà thầu đang tiến hành lắp đặt thiết bị trong đó khối lượng hoàn thành đã đặt hơn 50%. Dự kiến đến giữa năm 2014, nhà máy sẽ hoàn thành và có sản phẩm.

Theo Vinacomin, tổng vốn đã rót cho hai dự án Bô xít ở Tây Nguyên trên 18.000 tỉ đồng. Cả hai dự án đều phải tăng mức đầu tư thêm hơn 30% so với phê duyệt năm 2009 do các nguyên nhân khách quan như biến đổi tỉ giá, lãi suất vốn vay, chi phí giải phóng mặt bằng và nguyên nhân chủ quan như tăng chi phí quản lí, tư vấn. Những yếu tố này khiến thời gian thu hồi vốn của hai dự án tăng lên khoảng 3 năm so với ban đầu.

Chủ đầu tư khẳng định, tuy không được như dự kiến ban đầu nhưng về tổng thể, dự án nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ vẫn là những dự án đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Sự điều chỉnh thuế xuất khẩu Alumin xuống 0% là hợp lý

Trước khẳng định trên của lãnh đạo Vinacomin, nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà kinh tế có nhiều nghi vấn.

Về những nghi ngờ tính hiệu quả của hai dự án, bên cạnh đó nhiều nhà chuyên gia cho rằng nên tạm dừng dự án Nhân Cơ lại để xem xét tính hiệu quả, trả lời trên VTV, ông Nguyễn Mạnh Quân, Phó Trưởng Ban dự án chỉ đạo Bô xít Tây Nguyên cho rằng, những lo ngại đó của các nhà khoa học lãnh đạo Vinacomin dễ hiểu và dễ thông cảm. “Các nhà khoa học đã dựa vào những tính toán của sơ bộ ban đầu của Vinacomin ở những thời điểm khác nhau. Tuy nhiên cũng vì ở những thời điểm khác nhau nên hiện nay có nhiều cơ chế đến giờ vẫn chưa thay đổi. Một sô thông số của Vinacomin chúng tôi kiểm tra lại thấy chưa chuẩn xác. Ví dự như thuế xuất khẩu hiện nay là 0% còn trước đó là 20%...”

Vinacomin khẳng định Nhân Cơ có lãi còn giới khoa học kiến nghị nên dừng dự án để tránh rủi ro.
Vinacomin khẳng định Nhân Cơ có lãi còn giới khoa học kiến nghị nên dừng dự án để tránh rủi ro.

Ông Quân nhấn mạnh, những kết quả kinh doanh trước đây chưa được cơ quan nào thẩm định. Vừa qua, Vinacomin có công bố kết quả chính thức về hiệu quả kinh tế của hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ. Theo kết quả này cả hai dự án đều có hiệu quả về kinh tế, tài chính, thu hồi được vốn đầu tư, có lợi nhuận. Trước báo cáo trên, Vinacomin đã kiểm tra lại và thấy rằng những thông số tính toán của Vinacomin là có cơ sở thực tế.

Một số thông số khác tính toán có độ dự phòng tương đối cao. Như giá bán Alumin bình quân 30 năm là 379 USD/tấn. Trong khi đó, theo dự báo của các tổ chức quốc tế nghiên cứu về thị trường Alumin dự báo 30 năm tới giá bán bình quân là 450 USD/tấn. Như vậy giá Vinacomin đã tính toán thấp hơn giá dự báo.

Cũng theo ông Quân, hiện tại Vinacomin mới chỉ dự tính toán hiệu quả trong vòng 30 năm nhưng trên thực tế, trữ lượng Bô xít ở đây còn rất lớn, có thể đủ cho nhà máy hàng trăm năm, do vậy có thể tin tưởng vào tính hiệu quả của dự án.

Trước tranh cãi về thuế xuất khẩu của Alumin hiện nay bằng 0, đó có phải là sự ưu đãi lớn cho Vinacomin hay không vì đáng ra thuế xuất phải là từ 15 – 40%. Như vậy khó có thể đánh giá được tính hiệu quả của dự án một cách chính xác? Về việc này ông Quân phân trần: “Vừa qua Bộ Tài chính có điều chỉnh thuế xuất khẩu Alumin từ 20% xuống 0%. Tôi cho rằng đó là một sự điều chỉnh hợp lí và trả lại sự công bằng cho sản phẩm Alomin, so với các sản phẩm chế biến từ khoáng sản khác”.

Theo ông Quân phân tích, để sản xuất được 1 tấn Alumin bình quân phải cần đến 5,5 tấn quặng bô xít. Loại bô xít này phải qua hai công đoạn chính, 1 là kiểm lửa để loại bớt tạp chất và rác. Sau khi thu được tinh quặng sẽ chuyển về để đưa vào nhà máy Alumin để sản xuất ra Alomin. Để sản xuất ra Alumin phải qua nhiều công đoạn phức tạp, Alumin này là ô xít Nhôm tinh khiết, có hàm lượng ô xít Nhôm lớn hơn 98,5% .

Ông Quân cũng cho hay, ở những nước công nghiệp phát triển như Brazin, Ấn Độ, Úc thuế xuất về Alumin đều là 0% đo đó thuế xuất khẩu dành cho Alumin ở nước ta 0% cũng là hợp lí, trả lại sự công bằng cho sản phẩm này.

HẢI MINH (nguồn VTV)