Sự thật bất ngờ về việc san lấp ở Tứ Kỳ: Chỉ có 1 ngôi mộ bị ảnh hưởng

20/03/2012 16:44
Cao Nguyên
(GDVN) - “Việc san lấp của Công ty CT Việt Nam đã ảnh hưởng đến một ngôi mộ nổi của một hộ gia đình sau đó, công ty đã liên hệ với gia đình để di chuyển đến chỗ mới".
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hoàng Long, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội trong cuộc họp báo công bố với báo chí về thông tin công tác GPMB dự án xây dựng sân đỗ máy bay trực thăng phòng chống khủng bố trên nóc nhà cao tầng, công viên cây xanh, chỗ để xe, hạ tầng, nhà ở cán bộ chiến sĩ thuộc các cục nghiệp vụ Bộ Công an tại Tứ Kỳ, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai.
Cũng theo ông Long, trong quá trình san lấp, phía Công ty CT Việt Nam đã phát hiện một ngôi mộ bị thất lạc của một hộ gia đình mà không nằm trong những ngôi mộ được kê khai. Khi phát hiện, phía công ty đã phối hợp với gia đình và di chuyển ngôi mộ đó đến nơi mới. 
Tuy nhiên, dù chưa dồn đất lên các ngôi mộ nhưng trên thực tế, việc san lấp của chủ đầu tư đã gây dồn nước, trượt bùn đến sát các ngôi mộ làm ảnh hưởng đến mỹ quan và cũng ảnh hưởng đến xác định vị trí chính xác của các ngôi mộ, đặc biệt là các ngôi mộ đất, gây ảnh hưởng đến tâm lý không tốt, gây hoang mang dư luận.

Đại diện Ban tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội cùng chính quyền quận Hoàng Mai chính thức khẳng định, không có ngôi mộ nào bị san lấp mà chỉ có một ngôi mộ bị ảnh hưởng.
Đại diện Ban tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội cùng chính quyền quận Hoàng Mai chính thức khẳng định, không có ngôi mộ nào bị san lấp mà chỉ có một ngôi mộ bị ảnh hưởng.
Đề cập đến vấn đề các ngôi mộ bị lấp mà chính quyền biết muộn để gây hoang dư luận, ông Phùng Trung Hải, Chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt cho rằng:  Ngay từ những ngày đầu (19/1), khi chủ đầu tư san lấp, lập hàng rào…, UBND phường đã 3 lần lập biên bản vào các ngày 13-2,  23-2, 29-2-2012 để tránh tình trạng san lấp làm mất mộ khi các hộ gia đình chưa di chuyển mồ mả.
Theo quy trình thì mới chỉ đến mức chi trả tiền, sau khi có đất sạch, chủ đầu tư mới được thi công. Như vậy, khi chủ đầu tư dựng hàng rào, san lấp phần đất công cho đến nay, UBND phường Hoàng Liệt đã 5 lần lập biên bản và chủ đầu tư đều hứa, đều cam kết song vẫn tiến hành san lấp, dựng hàng rào ngoài hiện trường.
"Đến ngày 16-2, chúng tôi đã báo cáo UBND quận để xin chỉ đạo và có hướng giải quyết", ông Hải cho biết.

Những thắc mắc của dư luận mấy ngày nay đã sớm được giải quyết
Những thắc mắc của dư luận mấy ngày nay đã sớm được giải quyết
Còn về việc san lấp cát của chủ đầu tư, ông Phạm Sơn Hà, Phó trưởng ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận Hoàng Mai cho biết: “Chủ đầu tư đã lý giải rằng, việc san lấp cát là san lấp vùng trũng để làm đường và làm cống thoát nước phục vụ dân sinh trong khu vực. Tôi cho rằng hành động này chưa đúng nhưng không vi phạm trình tự thủ tục vì đơn vị này chưa hề thi công”.
Đối với 01 ngôi mộ bị ảnh hưởng, ông Hà cho biết, khi san lấp, đơn vị thi công đã phát hiện và đã tiến hành di dời đi chỗ khác và đã hỗ trợ bồi thường chứ không phải là bỏ qua, san lấp. "Như vậy, không có chuyện đơn vị thi công lấp mộ tại đây", ông Hà khẳng định.
Trả lời câu hỏi, theo báo cáo của quận thì có 194 mộ xây, 68 mộ đất, tổng là 262, vậy trong khi công ty chỉ đánh dấu, thống kê có 174 mộ, vậy số lượng mộ kia đã đi đâu? Ông Đặng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai giải trình: "Chúng tôi đã công khai việc kê khai mồ mả trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân tiện nắm bắt và kê khai đúng thủ tục cũng như quy trình. Chỉ có 77 hộ đến kê khai, số lượng là 194 mộ xây, 68 mộ đất. Sau khi nhận được bản kê khai của 77 hộ dân, chúng tôi đã cử tổ giải phóng mặt bằng xuống kiểm đếm để thống kê lại các mộ đã được kê khai.
Trong quá trình san lấp của Công ty CT Việt Nam và sau khi có việc san lấp, chúng tôi khẳng định không có ngôi mộ nào bị san lấp, chỉ ảnh hưởng một ngôi, làm lộ thiên một ngôi khác. Sau khi phát hiện ra thì chủ đầu tư và chúng tôi đã cho di chuyển".
Về phương án di chuyển mộ, ông Khánh cũng cho biết, về nguyên tắc, những hộ dân có mộ, nếu có nguyện vọng di dời mộ về quê hoặc nghĩa trang của dòng họ thì chính quyền sẽ hỗ trợ một phần kinh phí để các hộ dân di dời. Những phần mộ còn lại dự kiến sẽ di chuyển về nghĩa trang tập trung của thành phố là Yên Kỳ - Bất Bạt. 
 
Sau khi xác minh, các cơ quan chức năng đã chính thức công bố sự thật về vụ việc.
Sau khi xác minh, các cơ quan chức năng đã chính thức công bố sự thật về vụ việc.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Trần Xuân Hà, Trưởng phòng Báo chí xuất bản - Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội, mấu chốt của vấn đề là sự quá nóng vội của Công ty CT Việt Nam. Việc san lấp mặt bằng hay là làm đường dân sinh cho dân…kể cả những việc làm đó đúng nhưng chưa đủ thủ tục, chưa hợp lòng dân thì chưa nên làm.
Về phía quận, mặc dù dự án này tính pháp lý đã đầy đủ, quy trình thực hiện của quận rất nghiêm nhưng việc chủ động cung cấp thông tin cho báo chí chưa thực sự kịp thời.
Các đơn vị quận cùng các cơ quan báo chí tiếp tục theo dõi, giám sát việc triển khai dự án, đảm bảo đúng tinh thần “thượng tôn pháp luật”, phát hiện, xử lý kịp thời các tình huống phát sinh (Ví dụ: những ngôi mộ phát sinh dưới sâu, vô chủ…) theo đúng quy định của pháp luật và phong tục, tập quán, truyền thống đạo lý Việt Nam.

Điểm nóng:
Chùm ảnh: Chiêm ngưỡng những cổ vật... có tiền cũng không mua được

Chùm ảnh: Đỏ mặt với những trò chơi "nhạy cảm" của sinh viên Việt Nam

Hà Tĩnh: Taxi đối đầu xe tải, 3 người tử vong tại chỗ Kỳ quặc lớp học chữa bệnh "kỳ dị" bậc nhất Hà thành

Nguyên Phó khoa trường Chính trị Hà Nam tự tử tại phòng làm việc

Những câu chuyện chưa kể về cô dâu bị hủy hôn ở Cần Thơ
Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh ra 'tối hậu thư" cho Giám đốc Sở GTVT Chùm ảnh: Lớp học chữa bệnh kỳ dị có một không hai ở Hà Nội

Cao Nguyên