Syria huấn luyện Hezbollah sử dụng tên lửa, Israel "lo ngay ngáy"

20/03/2012 15:33
Xuân Trường (Theo Ria)
(GDVN) - Syria đã chuyển giao cho lực lượng quân sự thuộc nhóm vũ trang Hezbollah của Lebanon một số lượng lớn các tổ hợp tên lửa phòng không.

Syria đã hỗ trợ cho lực lượng quân sự thuộc nhóm vũ trang Hezbollah của Lebanon bằng việc cải tiến hệ thống phòng không do Nga chế tạo và tổ chức huấn luyện cách sử dụng chúng, tờ Haaretz của Israel trích dẫn một nguồn tin quân sự cấp cao.

Bộ Quốc phòng Israel (IDF) đang lo ngại rằng việc Syria chuyển giao với số lượng lớn tên lửa đất-đối-không có thể thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực và đe dọa sức mạnh không chiến của Israel.

"Khả năng leo thang xung đột quân sự tại Lebanon là rất lớn, nhóm vũ trang Hezbollah tiếp tục tăng cường vũ khí tầm xa và ẩn chứa nhiều yếu tố 'bất ngờ' trên chiến trường", tờ Haaretz trích dẫn nguồn tin của một thành viên IDF giấu tên cho biết.

Tên lửa Buk-M2E của Syria
Tên lửa Buk-M2E của Syria

Tờ báo cũng cho biết thêm, IDF đã chưa xác định chính xác các loại vũ khí phòng không, nhưng dự đoán có thể là tên lửa tầm trung BukM1 và M2 (định danh NATO SA-11 Gadfly và SA-17 Grizzly)..

Các nguồn tin cho biết Syria đã thường xuyên chuyển giao vũ khí cho Lebanon, bắt đầu từ trước khi nổ ra các cuộc nổi dậy chống lại Tổng thống Syria Bashar al-Assad hồi năm ngoái.

"Assad càng  mất nhiều tiền thì việc chuyển giao vũ khí càng tăng. Chúng tôi đang gặp rắc rối bởi việc chuyển giao vũ khí chiến lược từ Syria đến Lebanon, và nếu điều đó xảy ra, nó có thể là nguyên nhân dẫn tới một hành động đáp trả tích cực." nguồn tin cho biết.

Douglas Barrie, một nhà phân tích chiến tranh hàng không tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại London cho biết, hệ thống phòng không tiên tiến như Buk của Nga đòi hỏi phải có quá trình huấn luyện lâu dài.

Tên lửa Buk-M1
Tên lửa Buk-M1

"Việc cung cấp một hệ thống tên lửa đất-đối-không như Buk (SA-11 Gadfly ) sẽ làm gia tăng đáng kể các mối đe dọa tiềm tiềm tàng”. Barrie nói.

"Hệ thống này có phạm vi hoạt động tối đa không vượt quá 30 km.Tuy nhiên, hệ thống không chỉ bao gồm những chiếc xe chở bệ phóng tên lửa mà còn có radar phát hiện mục tiêu và các loại xe chỉ huy, và chính vì vậy nó cần phải có một thời gian huấn luyện lâu dài, "ông nói thêm.

Có ít nhất ba tiểu đoàn Syria đang sử dụng hệ thống SA-17 Grizzly và Không quân Israel đã phải thay đổi một số hoạt động tác chiến trên biên giới phía Bắc vì lo sợ tên lửa đất-đối-không, Haaretz trích dẫn nguồn tin từ IDF.

Xuân Trường (Theo Ria)