Tập Cận Bình "cứng rắn, độc đoán" đối phó với trục châu Á của Obama

24/12/2013 07:05
Nguyễn Hường
(GDVN) - Trong vài tháng qua, Bắc Kinh dường như đã tìm thấy câu trả lời của mình trong việc đối phó với "trục" châu Á của Mỹ là "chủ nghĩa độc đoán cứng rắn"

Ganh đua để tăng cường ảnh hưởng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ và Trung Quốc đã phải vật lộn để thúc đẩy chiến lược châu Á của mình tiến về phía trước trong suốt năm 2013.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Mỹ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Mỹ.
Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR) hôm 23/12 công bố báo cáo cho rằng, các chuyên gia nhận thấy "trục" châu Á của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama di chuyển chậm chạp trong cả năm qua do phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng từ "chủ nghĩa độc đoán quyết đoán" của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.
Michael Fullilove, giám đốc điều hành tại Viện Chính sách Quốc tế cho biết, Mỹ vẫn bị hút vào Trung Đông "như mạt sắt vào một nam châm". Do đó, việc Ngoại trưởng Mỹ John Kerry "không thường xuyên" sang châu Á vì mải lo tập trung vào một thỏa thuận hạt nhân của Iran và hòa bình Trung Đông.
Fullilove nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang nổi lên là một khu vực nóng với sự không chắc chắn về chiến lược, sự mất cân bằng quyền lực và nguy cơ gây mất ổn định do sự cạnh tranh cao.
Tổng thống Obama, người từng tuyên bố về tham vọng trở thành "Tổng thống Thái Bình Dương", đã cam kết sẽ không thay đổi trọng tâm của mình đối với khu vực này.
Tuy nhiên, các thách thức tạo ra từ chiến lược của Bắc Kinh đối với châu Á cũng quan trọng như ý định tái cân bằng trọng tâm chiến lược của Washington với khu vực này,  Elizabeth Economy - Giám đốc chương trình nghiên cứu châu Á tại CFR - nhận định.

Trong vài tháng qua, Bắc Kinh dường như đã tìm thấy câu trả lời của mình trong việc đối phó với "trục" châu Á của Mỹ là "chủ nghĩa độc đoán quyết đoán". Sự quyết đoán này dường như nhằm biến châu Á-Thái Bình Dương phù hợp hơn với tham vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình là biến Trung Quốc thành trung tâm của khu vực, bà Elizabeth Economy nói thêm.

"Chừng nào các chính sách kinh tế, an ninh và ngoại giao của Tập Cận Bình còn mang tính thống nhất hơn là phân chia khu vực, thì các nước láng giềng của Trung Quốc còn tin tưởng vào sự lãnh đạo và sự chân thành của nó trong nỗ lực tăng cường quan hệ", bà nói thêm.

Tuy nhiên, học giả này cũng cảnh báo rằng khi Tập Cận Bình cố gắng tìm kiếm các đồng minh mới, thì những người ủng hộ đáng tin cậy nhất của Trung Quốc lại đang trở nên không đáng tin cậy. 

Bà Elizabeth Economy đã dẫn ra ví dụ cho nhận định trên của mình là Triều Tiên đang ngày càng trở thành "đáng sợ và không thể đoán trước" với cả Bắc Kinh, người dân Myanmar đang đồng loạt tảy chay các công ty Trung Quốc và phản ứng của người dân Campuchia với sự thay đổi chính trị tại quốc gia này./.
Nguyễn Hường