"Thần sấm II" - chiến đấu cơ huyền thoại của Không quân Mỹ

13/08/2011 00:30
(GDVN) - A-10 Thunderbolt II (Thần sấm II) là máy bay đầu tiên của Không quân Mỹ được chế tạo chuyên thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất và yểm trợ cận chiến.

(GDVN) - Trong những năm kỷ 70 của thế kỷ trước, Không quân Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu và chế tạo loại phi cơ mới chuyên cho nhiệm vụ yểm trợ cận chiến trên không.

Tiêu chí cho nhiệm vụ yểm trợ cận chiến là phi cơ phải có khả năng mang tải tác chiến lớn, buồng lái bọc thép, có khả năng bay chậm và thấp để đạt được độ chính xác cao nhất và thời gian bay bao vùng phải lâu. Những yêu cầu trên được đúc kết từ những kinh nghiệm của các phi công A-1 Skyraider.

Vào vòng chung kết trong cuộc cạnh tranh chọn phi cơ có khả năng đáp ứng các yêu cầu trên gồm hai mẫu A-9 của Northrop và A-10 của Fairchild Republic. Kết quả, A-10 được chọn làm loại phi cơ yểm trợ cận chiến mới cho Không quân Mỹ.
 

A-10 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 5/1972
A-10 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 5/1972

A-10 Thunderbolt II (Thần sấm II) là máy bay đầu tiên của Không quân Mỹ được chế tạo chuyên thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất và yểm trợ cận chiến.

A-10 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 5/1972. Đây là loại máy bay tấn công một chỗ ngồi, hai động cơ phản lực, do hãng Fairchild-Republic sản xuất. Nó được sử dụng rộng rãi trong chiến dịch “Bão táp sa mạc” và các hoạt động tác chiến của NATO tại Kosovo.

A-10 có khả năng sống còn cao và đa năng, dùng để tấn công xe tăng, xe bọc thép và các mục tiêu mặt đất khác, cũng như tấn công ngăn chặn tiếp viện của địch.

Buồng lái được trang bị lớp giáp titan dày từ 12,7mm đến 38,1mm với tổng trọng lượng lên đến 408kg. Lớp giáp này có thể chịu được đạn phòng không 23mm. A-10 có tính cơ động tốt khi bay chậm và thấp vì cánh thẳng và lớn.

Điều này giúp phi công có đủ khả năng quan sát chiến trường và phân biệt mục tiêu để yểm trợ tốt nhất. Do không cần bay nhanh nên A-10 được trang bị động cơ loại turbofan (động cơ phản lực cánh quạt đẩy), hai động cơ gắn trên lưng tạo nên hình dáng đặc trưng cho A-10.

Nhìn chung A-10 bị xem là có hình dáng xấu xí nhưng là loại phi cơ cực kỳ hiệu quả.
 

Nổi tiếng với biệt danh
Nổi tiếng với biệt danh "Sát thủ xe tăng" và "Pháo đài bay"

A-10 có 11 điểm treo vũ khí bên ngoài, trong đó 3 điểm treo vũ khí được bố trí dưới thân. Mỗi cánh có thể bố trí 4 điểm treo vũ khí. Tổng trọng lượng tải có thể mang là 7.260kg.

Để dẫn hướng cho vũ khí, máy bay có thể được trang bị các hệ thống điện tử khác nhau. A-10 có thể mang đến 10 tên lửa lớp đất đối không Maverick.

Tên lửa Raytheon Maverick AGM-65 sử dụng các hệ thống dẫn hướng khác nhau (gồm cả hệ thống dẫn hướng hồng ngoại) và đầu đạn nặng 57kg với cự ly tác chiến hơn 45km.

Ngoài ra, A-10 còn có thể mang tên lửa lớp không đối không Sidewinder – tên lửa tầm gần đa năng có vận tốc tối đa cao gấp 4 lần vận tốc âm thanh. Các loại vũ khí  khác có thể trang bị cho A-10 gồm: 12 bom Mk83 (454kg), 28 bom Mk82 (227kg), bom napan BLU-1, BLU-27/ Rockey II…
 

Phóng tên lửa khi bay ở tầm cực thấp
Phóng tên lửa khi bay ở tầm cực thấp

Hơn nữa, A-10 có thể trang bị pháo 30mm GAU-8/A Avenger (được bố trí trên mũi máy bay). Sử dụng loại pháo này, A-10 có khả năng tiêu diệt xe tăng ở cự ly đến 6.500m. Pháo có thể sử dụng hàng loạt các loại đạn khác nhau, trong đó có cả đạn cháy xuyên giáp với trọng lượng đến 0,75kg.

Tuy tốc độ bay chậm là cần thiết cho nhiệm vụ không yểm nhưng đó cũng là lập luận chính của những lời chỉ trích phi cơ A-10. Đối với những người chỉ trích thì phi cơ phải càng bay nhanh càng tốt để có thể tránh được các loại hỏa tiễn phòng không vác vai như SA-7.

Theo họ, chính tốc độ bay chậm và cách thức bay cắm đầu vào mục tiêu để bắn súng quá xưa cũ đã biến A-10 thành mồi ngon cho lực lượng phòng không của đối phương.

Tuy những lập luận này không sai nhưng thực tế đã chứng minh phi cơ bay nhanh hoàn toàn không thích hợp cho nhiệm vụ yểm trợ bộ binh, với bài học từ phản lực cơ F-4.

Ngoài ra, để tránh hỏa tiễn tầm nhiệt không phải chỉ bay càng nhanh càng tốt (mặc dù nghe hợp logic) mà là sử dụng không hạn chế mồi nhiệt (Flare). Chính vì tư duy này nên mới xuất hiện tin đồn F-35 sẽ thay thế A-10.

Trước đây Không quân Mỹ cũng đã có dự tính dùng một phiên bản cải tiến của F-16 để thay thế A-10, cũng do xuất phát từ lập luận chê A-10 bay chậm trên, nhưng rồi kế hoạch này cũng bị hủy bỏ.

Cho đến nay, tuy A-10 không còn được sản xuất nữa nhưng Không quân Mỹ vẫn chưa có ý định thay thế nó. Từ năm 2005, tất cả phi cơ A-10 đang sử dụng đều được bắt đầu nâng cấp lên chuẩn A-10C.

Kế hoạch này dự tính sẽ hoàn thành vào năm 2011 với tổng chi phí lên đến 4,4 tỷ USD. Sau khi nâng cấp, phi cơ A-10 sẽ được sử dụng đến năm 2030.

Các đặc tính kỹ thuật bay:

Phi hành đoàn: 1 người
Dài: 16,26m
Cao: 4,47m
Diện tích cánh: 47,01m2
Cánh bẻ lên một góc: 7o
Trọng lượng: 11.321 kg (rỗng), 14.846 kg (cất cánh thông thường), 22.680kg (cất cánh tối đa).
Tốc độ: 706 km/h (tối đa), 220km/h (tối thiểu)
Tràn bay tối đa: 13.636m
Động cơ: 2xGeneral Electric TF34-GE-100A turbofans với sức đẩy 2x 40.32kN

Một số hình ảnh về phi cơ A-10:

A-10 được sử dụng rộng rãi tại chiến trường Iraq và Balkan
A-10 được sử dụng rộng rãi tại chiến trường Iraq và Balkan
Đây là loại máy bay đa năng, có khả năng sống còn cao
Đây là loại máy bay đa năng, có khả năng sống còn cao
Thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 5/1972
Thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 5/1972
Pháo 30mm được trang bị cho A-10
Pháo 30mm được trang bị cho A-10
Các nhân viên kỹ thuật vận chuyển đạn pháo
Các nhân viên kỹ thuật nạp đạn pháo
Lắp đặt bom trên các điểm treo bên ngoài
Lắp đặt bom trên các điểm treo bên ngoài
A-10 khai hỏa
A-10 khai hỏa
Hai phi cơ A-10 bay song song
Bay song song
Bay theo đội hình dọc
Bay theo đội hình dọc
Cất cánh khỏi đường băng
Cất cánh khỏi đường băng
Buồng lái của phi công
Buồng lái của phi công
A-10 nhìn từ phía dưới
A-10 nhìn từ phía dưới
Nhìn nghiêng
Nhìn phía trên và nghiêng
Tiếp nhiên liệu trên không
Tiếp nhiên liệu trên không
A-10 nhìn toàn cảnh
A-10 nhìn cận cảnh
 {iarelatednews articleid='10269,10181,10069,10152,9980,10020,9982,9256,9911,9748,9644,9656,9613,9515,9245,9292,9315,9313'}

Nguyễn Hưng (Tổng hợp)

"Thần sấm II" - chiến đấu cơ huyền thoại của Không quân Mỹ ảnh 19