Thời báo Hoàn Cầu: Mỹ nhấn mạnh mối đe dọa, chống Trung Quốc

08/11/2011 08:42
Đông Bình (nguồn: Thời báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - Mỹ đang đẩy mạnh kế hoạch rút quân khỏi Iraq và Afghanistan, tăng cường điều chỉnh chiến lược sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương chống Trung Quốc.

Gần đây, khi đến thăm Indonesia, Nhật Bản và Hàn Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nhấn mạnh, Mỹ không những sẽ không giảm sự hiện diện quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ngược lại sẽ thông qua mở rộng cách thức quan hệ với các nước châu Á để tăng cường đóng quân.

Viện dẫn tờ “Độc lập” Nga đăng ngày 26/10, Hoàn cầu báo bình luận, Mỹ đang điều chỉnh chiến lược quân sự, trong khi cuộc chiến Iraq và Afghanistan sắp kết thúc, đã coi Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng chủ yếu, có ý đồ tăng cường đồng minh chống Trung Quốc trong khu vực, cùng ngăn chặn Trung Quốc.

Mỹ-Nhật tập trận chung chống kẻ thù giả định
Mỹ-Nhật tập trận chung chống kẻ thù giả định
Báo Nga cho rằng, khi đến thăm 3 nước châu Á, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tuyên bố, cùng với quy mô các chiến dịch quân sự ở Iraq và Afghanistan ngày càng thu hẹp, Lầu Năm Góc cần tập trung sức mạnh để ứng phó với các mối đe dọa liên tục tăng lên, chẳng hạn sức mạnh quân sự của Trung Quốc liên tục được tăng cường.

Vì vậy, mặc dù trong tương lai chi phí quân sự của Mỹ sẽ cắt giảm, nhưng Lầu Năm Góc không những không giảm sự hiện diện quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ngược lại sẽ thông qua phương thức tăng cường hợp tác với các nước châu Á, tiếp tục tăng cường sức mạnh của quân đội Mỹ tại khu vực này.

Khi có chuyến thăm chính thức tới Nhật Bản lần đầu tiên trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng, Panetta đã phát đi tín hiệu mới của các nhà chiến lược chính phủ Obama đối với các đối tác và đối thủ tiềm tàng của Mỹ, nhấn mạnh rằng, trong tương lai Mỹ vẫn sẽ là cường quốc kinh tế và quân sự toàn cầu, khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ đóng vai trò trung tâm của chiến lược an ninh quốc gia Mỹ.
Tàu sân bay USS George Washington tăng cường hiện diện ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ngày 2/11/2011 đã tham gia tập trận chung với Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tàu sân bay USS George Washington tăng cường hiện diện ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ngày 2/11/2011 đã tham gia tập trận chung với Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

Tờ “Bưu điện Washington” Mỹ cho biết, khi trả lời câu hỏi của quân nhân hai nước Mỹ-Nhật đóng tại căn cứ quân Mỹ ở Nhật Bản, Panetta đã liệt kê ra danh sách các mối đe dọa cần đặc biệt quan tâm sau khi Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Iraq và Afghanistan trong thời gian tới, trong đó bao gồm: tấn công mạng, chương trình hạt nhân của Iran và CHDCND Triều Tiên, chấn động chính trị vùng Cận Đông và “một số nước lớn đang phát triển”. Như vậy, Panetta đã ám chỉ đến Trung Quốc.

Panetta nói: “Hiện nay đã là thời khắc bước ngoặt. Tổ chức khủng bố Al-Qaeda và các tổ chức tương tự buộc quân đội phải luôn cảnh giác đề phòng. Nhưng với tư cách là cường quốc châu Á-Thái Bình Dương truyền thống, Mỹ cần nỗ lực hơn xây dựng đồng minh khu vực. Cắt giảm chi phí quân sự sẽ không ảnh hưởng đến việc thực hiện những kế hoạch này”.

Tờ “Yomiuri Shimbun” Nhật Bản cho rằng, Panetta đã sử dụng hình thức thẳng thắn hơn chỉ trích kẻ thù giả định của Mỹ, chỉ trích CHDCND Triều Tiên “khiêu khích không sáng suốt”, phê phán Trung Quốc “bí mật tăng cường sức mạnh quân sự”.

Panetta cho rằng, Trung Quốc không những không minh bạch trong tiến hành hiện đại hóa quân đội, mà còn ngày càng hung hăng trong vấn đề biển Hoa Đông và biển Đông.

Điều làm cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không vui là, chi phí quân sự của Trung Quốc năm 2011 lên tới 95 tỷ USD, quy mô chi tiêu quân sự chỉ đứng sau Mỹ. Hơn nữa Trung Quốc còn đang nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo DF-21D (Đông Phong-21D), được gọi là “sát thủ tàu sân bay”.

Mỹ lo ngại về chi tiêu quân sự của Trung Quốc, trong đó có chương trình phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D, loại tên lửa được gọi là "sát thủ tàu sân bay"
Mỹ lo ngại về chi tiêu quân sự của Trung Quốc, trong đó có chương trình phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D, loại tên lửa được gọi là "sát thủ tàu sân bay"

Hãng AP Mỹ tiết lộ, quân Mỹ hiện đóng tại Nhật Bản lên tới 47.000 quân, tại Hàn Quốc là 28.000 quân.
Washington còn đang nghiên cứu vấn đề khả thi tăng cường vị thế của Mỹ ở châu Á, chuẩn bị thông qua phương thức cử tàu chiến tiến hành các chuyến thăm tới tấp hơn đến các hải cảng của châu Á, tổ chức tập trận chung với các nước châu Á-Thái Bình Dương để thực hiện mục tiêu này.

Rõ ràng là, Mỹ có kế hoạch trước tiên tăng cường lực lượng hải quân, tổ chức nhiều hơn các cuộc tập trận chung, củng cố đồng minh quân sự khu vực với Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia.

Hoàn cầu báo viết thêm: "Ngoài ra, Mỹ còn chuẩn bị tích cực lôi kéo các nước khác cùng ngăn chặn Trung Quốc, bởi vì những nước láng giềng Trung Quốc chưa gia nhập đồng minh quân sự khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ này cũng đang cảm thấy lo lắng khi đối mặt với “con rồng khổng lồ phương Đông” ngày càng to lớn".

Tuần trước, khi gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN, Panetta đã thảo luận các vấn đề tăng cường hợp tác khu vực, cùng ứng phó với các mối đe dọa chung.


Đông Bình (nguồn: Thời báo Hoàn Cầu)