Ba vũ khí mới chống Mỹ ở Biển Đông của Quân đội Trung Quốc

TQ có ý đồ bắt P-8A của Mỹ để phát triển máy bay săn ngầm mới?

31/08/2014 07:54
Đông Bình
(GDVN) - Trung Quốc tăng cường khả năng "bắt giữ" máy bay do thám Mỹ, có ý đồ buộc máy bay Mỹ hạ cánh để thu thập tình báo, đẩy nhanh phát triển máy bay mới.
Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc (ảnh minh họa)
Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc (ảnh minh họa)

Tờ “Tầm nhìn” tiếng Trung ngày 30 tháng 8 đưa tin, gần đây, máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc đã đánh chặn một chiếc máy bay tuần tra của Quân đội Mỹ trên Biển Đông, gây chú ý đặc biệt cho dư luận quốc tế. 

Theo bài báo, Trung Quốc thể hiện hành động cứng rắn hiếm thấy phản ánh, tình hình Quân đội Mỹ do thám thoải mái đối với Trung Quốc đã qua, Trung Quốc sẽ còn tiếp tục “bảo vệ an ninh”, ngăn chặn hoạt động do thám của Mỹ.

Theo tờ “Jane's Defence Weekly” Anh ngày 26 tháng 8, chuyên gia Richard Fisher, Trung tâm đánh giá quốc tế và chiến lược Washington cho rằng, sự kiện đánh chặn lần này là một tiêu chí rõ ràng. 

Trung Quốc đã không chấp nhận bị động trước các hoạt động quân sự của Mỹ ở Biển Đông. Thực lực tăng nhanh làm cho Quân đội Trung Quốc bắt đầu triển khai “đáp trả, phản công” Mỹ ở khu vực Biển Đông.

Theo bài viết, ngoài máy bay chiến đấu J-11BH, Trung Quốc cũng đã triển khai radar siêu tầm nhìn mới và máy bay cảnh báo sớm KJ-200 mới của lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc ở đảo Hải Nam, nghĩa là Trung Quốc đã “có khả năng triển khai tác chiến đường không cả tấn công và phòng thủ ở Biển Đông”.

Được biết, Công ty máy bay Thẩm Dương hiện đang thử nghiệm radar mảng pha quét điện tử chủ động cho một loại máy bay chiến đấu J-11 mới. 3 vũ khí sát thương lớn, mới này được bài báo cho là làm cho các nước trên thế giới “kinh ngạc” về tiến bộ quân sự và tăng trưởng thực lực quân sự của Trung Quốc.

Máy bay tuần tra săn ngầm P-8 Poseidon, Hải quân Mỹ (ảnh minh họa)
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8 Poseidon, Hải quân Mỹ (ảnh minh họa)

Theo Richard Fisher, sự kiện đánh chặn lần này gợi nhớ sự kiện va chạm máy bay Trung-Mỹ năm 2001, trong quá trình tiến hành đáp trản Quân đội Mỹ ở Biển Đông trong tương lai, Quân đội Trung Quốc rất có thể muốn tận dụng cơ hội “tóm lấy” máy bay tuần tra săn ngầm P-8A tiên tiến của Quân đội Mỹ, từ đó cải thiện công tác nghiên cứu chế tạo máy bay săn ngầm của Trung Quốc.

Theo bài viết, do Trung Quốc đã từ chối đề nghị dừng xây dựng “căn cứ đảo” mới ở Biển Đông của Mỹ, cho nên trong tương lai Washington có thể sẽ gia tăng mức độ tuần tra đối với khu vực này.

Các tuyên bố ngày 23 và 24 tháng 8 của Trung Quốc ám chỉ rằng, Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục đánh chặn máy bay của Mỹ, đã tạo điều kiện cho xảy ra sự cố tương tự trong tương lai. 

Trung Quốc còn có thể sẽ diễn một trò “tóm lấy” máy bay tuần tra trên biển P-8A, bởi vì điều này sẽ đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu phát triển máy bay tuần trăn săn ngầm của Trung Quốc – bài báo nhắc tới máy bay C-919 trang bị 2 động cơ.

Trong sự kiện đụng độ, nhất là khi mặt cánh hoặc động cơ bị tổn thương, so với máy bay P-3C/EP-3 có tốc độ khá chậm, trang bị 4 động cơ, thì khả năng chạy thoát của máy bay tuần tra trên biển P-8A (có tốc độ tương đối nhanh, bay với độ cao khá lớn) có thể sẽ thấp hơn.

Máy bay cảnh báo sớm KJ-200 Trung Quốc (ảnh minh họa)
Máy bay cảnh báo sớm KJ-200 Trung Quốc (ảnh minh họa)

Hơn nữa, sự kiện va chạm máy bay Trung-Mỹ tháng 4 năm 2001 có thể sẽ làm cho phi công Mỹ sẵn sàng hơn với việc buộc phải hạ cánh P-8A trên biển, chứ không hạ cánh một chiếc máy bay bị thương ở căn cứ của Trung Quốc, tránh để Trung Quốc và Mỹ xảy ra xung đột trong việc thu xác máy bay.

Richard Fisher cho rằng, trong sự kiện va chạm máy bay xảy ra tháng 4 năm 2001, tuy phi công Trung Quốc thiệt mạng, nhưng máy bay trinh sát điện tử EP-3 của Quân đội Mỹ đã buộc phải hạ cánh xuống căn cứ đảo Hải Nam của Trung Quốc, cuối cùng bị Trung Quốc tháo dỡ để thu thập tình báo, sau đó Quân đội Trung Quốc đã đạt được tiến bộ rõ rệt về radar, trinh sát điện tử, rõ ràng là kết quả tiến hành nghiên cứu đối với EP-3 của Quân đội Mỹ.
Đông Bình