Vừa qua, Trung Quốc hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng DOC và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển. |
Trang mạng nguyệt san “The National Interest” Mỹ ngày 20 tháng 8 đăng bài viết nhan đề “Châu Á phải sợ hãi ư? Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc nổi lên mặt nước” cho rằng, Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy yêu sách lãnh thổ và dã tâm xưng bá ở Biển Đông.
Kế tiếp sau khi xảy ra xung đột với Việt Nam do giàn khoan 981 (hạ đặt phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam), Bắc Kinh có ý đồ xây dựng hải đăng ở 5 đảo, đá ngầm ở Biển Đông, trong đó ít nhất có hai đảo, đá ngầm nằm ở “vùng biển có tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam”.
Trên thực tế, trong yêu sách lãnh thổ “đường lưỡi bò”, mong muốn có tính thỏa hiệp - duy trì một “trạng thái mơ hồ chiến lược” là truyền thống của Trung Quốc, nhưng hiện nay, truyền thống này xem ra ngày càng không tác dụng.
Theo bài viết, thái độ cứng rắn của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông cần phải nhìn với tính chất là một phần của khuôn khổ chính sách ngoại giao mới của Trung Quốc. Một số nhà quan sát vấn đề Trung Quốc chỉ ra, ban lãnh đạo mới Trung Quốc hầu như đã tiến hành đánh giá lại đối với môi trường an ninh, vị thế tương đối và phản ứng chính sách của Trung Quốc.
Trung Quốc đã ăn cướp bãi cạn Scarborough từ tay Philippines |
Hiện nay, đánh giá của Trung Quốc về môi trường an ninh là nằm trong “tình hình mới”. Tập Cận Bình cho rằng, ngoại giao xung quanh Trung Quốc cần “bảo vệ và sử dụng tốt thời kỳ cơ hội chiến lược quan trọng, bảo vệ chủ quyền, an ninh, lợi ích phát triển quốc gia”.
Theo bài viết, từ góc độ của Trung Quốc, đặc điểm của “tình hình mới” chính là sự chuyển hướng chiến lược của Mỹ tới châu Á và tình hình căng thẳng ngày càng trầm trọng do tranh chấp lãnh thổ trên biển gây ra (bởi Trung Quốc), điều này yêu cầu Trung Quốc duy trì “tích cực, chủ động” ở khu vực Biển Đông. Hơn nữa, ban lãnh đạo nước này giữ “thái độ lạc quan” đối với việc giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh bá lâu dài ở đây.
Học giả Glaser và Deep Pal đã nói vắn tắt về tư tưởng đằng sau chiến lược này: “Ngoại giao kinh tế tích cực, chủ động (ở Đông Nam Á) của Bắc Kinh là một phần của chiến lược quy mô lớn, nhằm trói chặt các nước láng giềng vào một mạng lưới cám dỗ lớn, để tăng cường sự lệ thuộc của họ vào Trung Quốc, tăng giá phải trả khi họ áp dụng chính sách đối đầu với Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh thổ.
Đồng thời, Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy các bước đi nhỏ một cách vững chắc, từng bước thay đổi hiện trạng theo ý muốn của họ, trong khi đó, bản thân những thủ đoạn này hoàn toàn sẽ không dẫn đến nổ ra chiến tranh.
Trong ngắn hạn, Trung Quốc dự kiến sẽ gặp phải một số phản kháng. Nhưng, cùng với sự thay đổi của thời gian, Trung Quốc cho rằng, vai trò ảnh hưởng ngày càng tăng lên của họ sẽ đủ để ép buộc các nước láng giềng nhỏ yếu chấp nhận yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc”.
Trung Quốc ngang nhiên mời thầu phi pháp thăm dò khai thác dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (ảnh tư liệu minh họa) |
Chiến lược này có giành được thành công hay không? Bài viết cho rằng, nếu khu vực và lực lượng bên ngoài không thể hiện đầy đủ ý nguyện chính trị và hành động phối hợp, có thể sẽ thành công. Chẳng hạn, rất khó đối phó chiến lược sử dụng tàu lớn bảo vệ lượng lớn tàu cá để đe dọa láng giềng do Bắc Kinh thực hiện.
Theo bài viết, nhưng, kết quả này hoàn toàn không phải không thể tránh khỏi. Đến nay, Trung Quốc vẫn chưa có ý đồ sử dụng vũ lực xâm chiếm các đảo, đá ngầm “tranh chấp” (?), trong khi đó, xâm chiếm sẽ có nghĩa là làm leo thang rất lớn tình hình.
Có lý do tin rằng, Bắc Kinh ý thức được xâm chiếm sẽ gây tổn hại nghiêm trọng danh dự/uy tín của họ, còn có khả năng xảy ra rủi ro leo thang tình hình không cần thiết.
Bài viết còn cho rằng, điều trái với nhận thức thông thường là, trong tranh chấp lãnh thổ thiếu giá trị chiến lược, các nước thực sự có thể sẽ xảy ra chiến tranh. Trung Quốc loại bỏ thái độ mơ hồ trong vấn đề Biển Đông giúp cho các nước láng giềng Trung Quốc hiểu rõ ý đồ của họ và tính cần thiết thực hiện phản ứng chiến lược.
Loại phản ứng này bao gồm cả đầu tư về khả năng quân sự và sử dụng các biện pháp bán quân sự, dân sự và chính trị để buộc Trung Quốc phải trả giá cao hơn trong các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
Theo bài viết, điều này cũng thúc đẩy các nước Đông Nam Á và các nước ngoài khu vực phát triển (hoặc khôi phục) quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn. Hiện nay, mức độ khu vực Đông Nam Á dựa vào Mỹ giành lấy sự ủng hộ chiến lược lớn hơn bất cứ thời kỳ nào.
Trung Quốc khủng bố Việt Nam ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam |
Do ý thức được vị thế lãnh đạo của mình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương bị thách thức rộng lớn hơn, Mỹ đã gia tăng mức độ tuyên bố phê phán yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc, cũng đã tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước Đông Nam Á, đây đều là một phần của chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương”.
Một khả năng Trung Quốc không thể loại trừ là: Nếu họ có ý đồ sử dụng vũ lực giải quyết tranh chấp lãnh thổ, điều này rất có khả năng dẫn đến sự can thiệp của Mỹ.
Ngoài ra, các cường quốc châu Á ngoài khu vực Đông Nam Á như Nhật Bản, Hàn Quốc đến nay cũng đã tham gia vào các vấn đề xây dựng khả năng quốc phòng của khu vực này. Họ nhận thức được, sự việc xảy ra ở Biển Đông cũng liên quan đến vấn đề hàng hải của khu vực Đông Bắc Á trong tương lai.
Bài viết cho rằng, thành quả chiến lược mà Trung Quốc thu được ở Biển Đông còn lâu mới đạt được. Điều tự mâu thuẫn là, chiến lược của Trung Quốc không còn mơ hồ có thể thúc đẩy toàn bộ khu vực ổn định hơn, bởi vì họ buộc tất cả các bên tham gia vào vấn đề khu vực bày tỏ rõ ràng hơn ý đồ của mình.
Nếu cạnh tranh chiến lược trầm trọng hơn có lợi cho phân định phạm vi cụ thể ngăn chặn lẫn nhau trong trạng thái xung đột của các bên, như vậy nó hoàn toàn không nhất định là một việc xấu.
Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo theo luật pháp quốc tế |