Trung Quốc có ép nổi Hàn Quốc?

13/03/2015 15:02
Lê Cường
(GDVN) - Việc gia sức ngăn cản Mỹ đưa tên lửa đánh chặn đến Hàn Quốc được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược làm Mỹ suy yếu ở châu Á.
Lãnh đạo cao cấp Hàn Quốc - Trung Quốc
Lãnh đạo cao cấp Hàn Quốc - Trung Quốc

Bill Gertz - chuyên gia, biên tập viên cao cấp của mạng Washington Free Beacon ở Mỹ hôm 9/3/2015 đã đưa ra nhận định của mình trong một bài báo nói rằng Trung Quốc đang nỗ lực hết sức để ngăn chặn Mỹ đưa tên lửa đánh chặn phòng thủ vỹ độ cao gọi tắt là THAAD đến triển khai ở Hàn Quốc.

Đối với Bắc Kinh, THAAD có thể được xem là giải pháp chuẩn bị của Mỹ cho nhiệm vụ đánh chặn tên lửa của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên trong các cuộc xung đột quân sự tiềm tàng trong tương lai.

Bill Gertz co biết, ông Tập Cận Bình - lãnh đạo cao nhất tại Trung Quốc đã chào mời Hàn Quốc các cơ hội làm ăn cũng như thương mại đầy hứa hẹn một khi chính quyền Hàn Quốc của Tổng thống Park Geun-hye từ chối cho phép Mỹ triển khai các hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc.

Không chỉ có vậy, Bắc Kinh được cho là đang gây sức ép lên chính quyền Hàn Quốc nhằm mở đường cho việc đưa nhà cung cấp thiết bị Huawei đến tham gia các chương trình đấu thầu liên quan đến các dự án xây dựng, lắp đặt cơ sở hạ tầng công nghệ ở Hàn Quốc.

Tại Mỹ, tập đoàn Huawei của Trung Quốc đã bị cấm tham gia vào các hợp đồng hợp tác với quan ngại của Washington cho rằng các hệ thống thiết bị do tập đoàn TQ cung cấp có thể được sử dụng vào mục đích gián điệp.

Kim Min-seok - một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm 9/3/2015 tuyên bố công khai rằng nước ông không có kế hoạch mua hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD từ Mỹ.

"Về cơ bản, hệ thống THAAD có thể tốt hơn trong việc đánh chặn các tên lửa từ Triều Tiên những chúng thôi quyết định đặt lợi ích quốc gia lên làm ưu tiên hàng đầu" - ông Kim Min-seok tuyên bố tại cuộc họp báo tổ chức ngày 9/3 ở Seoul.

"Chúng tôi sẽ thiết lập hệ thống phòng thủ giêng nhằm chống lại các tên lửa từ miền Bắc bằng cách phát triển các tên lửa đất đối không L-SAM và M-SAM" - Đại diện quân đội Hàn Quốc nói.

Theo Bill Gertz, nỗ lực ngăn chặn tên lửa THAAD dựa trên sự sợ hãi cho rằng hệ thống radar và tên lửa bắn chặn của Mỹ có thể được dùng vào mục đích bắn chặn hàng ngàn tên lửa đạn đạo của PLA.

Biên tập viên này nhận định rằng các tên lửa đạn đạo được xem là những vũ khí chủ chốt nhất trong quân đội PLA có thể phản ánh năng lực tấn công của TQ.

 Bill Gertz được một quan chức giấu tên nói rằng hệ thống tên lửa THAAD có thể được sử dụng để đánh chặn các tên lửa Đông Phong 21 vốn được Trung Quốc mệnh danh là sát thủ tàu sân bay Mỹ.

Quan chức này cho rằng Hàn Quốc có thể được Trung Quốc sử dụng ngằm mục đích làm suy yếu mạng lưới phòng thủ chung giữa Mỹ- Nhật Bản và Hàn Quốc vốn được hình thành để duy trì sự ổn định ở khu vực Đông Á từ những năm 50.

Vì vậy, việc gia sức ngăn cản Mỹ đưa tên lửa đánh chặn đến Hàn Quốc được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược làm Mỹ suy yếu ở khu vực của Bắc Kinh.

Bill Gertz  nói: Quân đội Mỹ rất quan ngại tập đoàn Huawei được cho phép hoạt động trong hệ thống mạng lưới thông tin tại các quốc gia đồng minh của Mỹ bởi nó có thể tạo ra mối đeo dọa về an ninh mạng một khi xảy ra một cuộc khủng hoảng ở Bắc Triều Tiên.

Tác giả Bill Gertz  cho biết đầu tư của Hàn Quốc ở Trung Quốc đã tăng đáng kể trong hơn một thập kỷ qua. Từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2014, Hàn Quốc đã đầu tư hơn 3,2 tỷ USD tại Trung Quốc.

Theo Wall Street Journal, Trung Quốc cũng đã thi hành các chính sách thu hút một lượng lớn các nhà sản xuất Hàn Quốc trong bối cảnh quan hệ Trung - Nhật đang xấu đi tệ hại.

Việc Bắc Kinh tìm cách hấp dẫn, gây sức ép lên chính quyền Seoul là điều rất rõ ràng, nhưng, Mỹ - một quốc gia đồng minh với Hàn Quốc chắc chắn cũng có nước đi và cách làm của riêng mình trong quan hệ với Hàn Quốc để đảm bảo lợi kinh tế, an ninh và ảnh hưởng chính trị của mình không lép vế trước Bắc Kịnh.

Lê Cường