Trung Quốc không còn là nước nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới?

21/07/2012 07:59
Đông Bình (nguồn báo Phương Đông)
(GDVN) - “Buôn bán vũ khí là một trong những cách kiếm được nhiều tiền nhất trên thế giới, nhưng hậu quả khó lường”
Máy bay chiến đấu Su-27SK của Không quân Trung Quốc, mua của Nga.
Máy bay chiến đấu Su-27SK của Không quân Trung Quốc, mua của Nga.

Tờ “Nhân Dân” Belarus ngày 18/7 có bài viết cho rằng, buôn bán vũ khí là một trong những hoạt động làm ăn sinh lời nhất trên thế giới, từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn là nước lớn nhập khẩu vũ khí.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Nhưng, những năm gần đây, Trung Quốc bắt đầu ưu tiên nghiên cứu phát triển các sản phẩm tự chủ, giảm quy mô nhập khẩu vũ khí, chủ động nhường vị trí, để cho Ấn Độ trở thành nước lớn nhập khẩu vũ khí số 1 thế giới.

Hiện nay trên thế giới, đạn sản xuất hàng năm bình quân 2 viên/người. Cách đây không lâu, một bé trai 7 tuổi ở London Anh thậm chí đã mua qua mạng 1 chiếc máy bay chiến đấu phản lực Harrier thực sự.

Sau khi nghỉ hưu, chiếc máy bay chiến đấu này đã tháo dỡ động cơ và phần lớn thiết bị, làm vật trưng bày máy bay chiến đấu trong bảo tàng, hiện đang đấu giá trên mạng, niêm yết giá khoảng 70.000 bảng Anh.

Một bé trai không hề tốn chút sức lực nào, đã nhấn vào điểm chọn “lập tức mua”, mặc dù cha mẹ của bé trai này sau đó từ chối mua do yếu tố “tuổi nhi đồng”, nhưng sự việc này lại gây sự chú ý, bởi vì thương mại vũ khí trong thực tế cuộc sống phức tạp hơn so với điều này.

Buôn bán vũ khí của “người lớn” đã sớm trở thành một trong những cách làm ăn kiếm được nhiều tiến nhất thế giới, thậm chí khủng hoảng kinh tế đều rất khó gây ảnh hưởng tới thị trường vũ khí.

Căn cứ vào số liệu của Trung tâm phân tích mua bán vũ khí thế giới Nga, nếu nói năm 2009 tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí thế giới là 50,2 tỷ USD, thì đến năm 2010 con số này đã tăng lên tới 75 tỷ USD, năm 2011 lại tăng 40-50%, hơn nữa đây còn là số liệu chính thức. Ngoài ra còn có thị trường vũ khí bất hợp pháp với lợi nhuận rất phong phú.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Trung Quốc có khả năng tự chế tạo nhiều loại tàu chiến, máy bay, tên lửa...
Trung Quốc có khả năng tự chế tạo nhiều loại tàu chiến, máy bay, tên lửa...

Rất khó tưởng tượng, vào thập niên 1980-1990 có bao nhiêu vũ khí trực tiếp hoặc gián tiếp chảy vào Afghanistan và khu vực Trung Đông. Rất nhiều chuyên gia cho rằng, dưới sự yểm trợ của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), vũ khí chảy vào các nước châu Phi và châu Á bất hợp pháp mới là nguyên nhân chính gây ra sự bất ổn tình hình các khu vực này hiện nay.

Có lẽ có người sai lầm khi cho rằng, tất cả những điều này đã là vấn đề của quá khứ. Nhưng, họ đã quên rằng, buôn bán vũ khí có lãi kếch sù rất khó làm cho con người từ chối, các vụ bê bối thường xuất hiện trong lĩnh vực này.

Chẳng hạn, vài năm trước, Algeria định từ chối mua máy bay tiêm kích MiG-29 của Nga do vấn đề về chất lượng, Tổng thống Pháp khi đó là Sarkozy lập tức tích cực tiếp thị máy bay chiến đấu Rafale của Pháp cho Algeria, kết quả bị chuyên gia quân sự Nga chỉ trích là tiểu nhân trơ tráo có ý đồ phá hoại giao dịch vũ khí.

Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay, Mỹ và Nga vẫn là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, trong đó, mức xuất khẩu vũ khí của Mỹ đã sớm chiếm vị trí dẫn đầu tuyệt đối khoảng 50% một cách ổn định, các nước lớn xuất khẩu vũ khí còn lại là Pháp, Đức và Anh.

Nhưng, những năm gần đây, bảng xếp hạng các nước lớn nhập khẩu vũ khí trên thế giới đã có sự thay đổi rõ rệt, chủ yếu là Ấn Độ đã vượt Trung Quốc trở thành nước lớn nhập khẩu vũ khí số 1 thế giới, năm 2011 Ấn Độ đã chi hơn 6 tỷ USD nhập khẩu vũ khí và trang bị quân sự, chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch nhập khẩu vũ khí thế giới.

Chuyên gia quân sự vấn đề Nam Á của Belarus cho rằng, Ấn Độ rất lo ngại Trung Quốc tăng trưởng liên tục sức mạnh quân sự, hơn nữa quan hệ với nước láng giềng Pakistan luôn khá căng thẳng, vì vậy Ấn Độ đang tăng lớn chi tiêu quân sự, mua rất nhiều các loại vũ khí trang bị, có ý đồ trở thành cường quốc số 1 ở tiểu lục địa Nam Á.

Đồng thời, Trung Quốc lại đang giảm đáng kể quy mô mua vũ khí của nước ngoài, ưu tiên phát triển công nghiệp quốc phòng, tích cực nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị trong nước. Hiện nay, quy mô nhập khẩu vũ khí của Trung Quốc chiếm 5% tổng kim ngạch thế giới, đã chủ động rút xuống vị trí thứ hai.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Trung Quốc thúc đẩy xuất khẩu vũ khí ra nước ngoài để kiếm được nhiều tiền. Trong hình là tên lửa phòng không tầm gần HQ-7A (hay FM-90) đã được xuất khẩu (Bangladesh).
Trung Quốc thúc đẩy xuất khẩu vũ khí ra nước ngoài để kiếm được nhiều tiền. Trong hình là tên lửa phòng không tầm gần HQ-7A (hay FM-90) đã được xuất khẩu (Bangladesh).
Đông Bình (nguồn báo Phương Đông)