Vấn đề Biển Đông có tính toàn cầu, không dễ giải quyết, không ai muốn thua

19/09/2015 07:46
Đông Bình (nguồn BBC)
(GDVN) - Theo Huntsman, Mỹ cần khuyến khích nhiều nước tham gia xử lý vấn đề Biển Đông, quay lại 300 năm để xem lịch sử là rất phức tạp, đạt được COC là có lợi nhất.

Hãng tin BBC Anh ngày 19 tháng 9 đăng bài phỏng vấn ông Jon Huntsman Jr - cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, chủ tịch Hội đồng Đại Tây Dương - một cơ quan nghiên cứu Mỹ vào ngày 18 tháng 9.

Cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Jon Huntsman Jr tại một hội nghị bàn tròn ở Thủ đô Washington Mỹ ngày 18 tháng 9 năm 2015
Cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Jon Huntsman Jr tại một hội nghị bàn tròn ở Thủ đô Washington Mỹ ngày 18 tháng 9 năm 2015

Nói về quan hệ Mỹ-Trung, ông Jon Huntsman Jr cho rằng, phần lớn các cuộc gặp của Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình đều trong các trường hợp quốc tế như Hội nghị cấp cao APEC hoặc Hội nghị thượng đỉnh G20.

Vài năm gần đây, các Chủ tịch Trung Quốc chỉ thăm chính thức Mỹ một lần (Hồ Cẩm Đào thăm Mỹ vào năm 2011), cho nên, cần căn cứ vào mối quan tâm của hai bên, sắp xếp trình tự ưu tiên của vấn đề tiếp theo. Một thách thức lớn trong xử lý quan hệ Mỹ-Trung là, làm thế nào quyết định những vấn đề nào là quan trọng nhất, những vấn đề nào không quan trọng.

Rất rõ ràng, trong những vấn đề quan trọng nhất có an ninh mạng, Biển Đông, có lẽ còn có Hiệp định đầu tư song phương, sau đó còn có vấn đề Trung Đông.

Vì vậy, sẽ có vấn đề liên quan đến kinh tế thế giới. Nhưng, việc Tập Cận Bình hoặc cấp cao Trung Quốc có coi kinh tế thế giới là vấn đề quan trọng nhất hay không là một việc đáng nghi ngờ.

Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 11 tháng 11 năm 2014
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 11 tháng 11 năm 2014

Theo giáo sư David Lampton, giới thương nhân Mỹ đang trở nên không ủng hộ đối với quan hệ Mỹ-Trung.

Đối với vấn đề này, ông Jon Huntsman Jr cho rằng, trong 35 năm qua, ông luôn theo dõi quan hệ Mỹ-Trung và đã tham gia vào đó, chưa từng thấy lúc nào giới thương nhân, doanh nghiệp tư nhân chán nản như bây giờ.

Trung Quốc luôn đề cập đến cải cách, chỉ có điều luôn không thực hiện trên các phương diện như độ minh bạch, hạ giá đồng tiền.

Đây đều là những lo ngại thực sự của giới doanh nhân quốc tế, trong khi đó, Mỹ là một bộ phận quan trọng. Trung Quốc đã nói rất nhiều, nhưng thực sự thụt lùi trên một số lĩnh vực trong việc thực hiện cải cách. Cho nên, tổng hợp các vấn đề như sáng tạo, tin tặc, bản quyền sở hữu trí tuệ... đều đã gây lo ngại ngày càng tăng cho giới doanh nhân Mỹ.

Ngày 31 tháng 8 năm 2015, tàu sân bay USS Ronald Reagan CVN 76 của Hải quân Mỹ rời San Diego, đến căn cứ hải quân Yokosuka, Nhật Bản, triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Ngày 31 tháng 8 năm 2015, tàu sân bay USS Ronald Reagan CVN 76 của Hải quân Mỹ rời San Diego, đến căn cứ hải quân Yokosuka, Nhật Bản, triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Các doanh nghiệp Mỹ vẫn sẵn sàng ở lại Trung Quốc, họ có rất nhiều đầu tư ở Trung Quốc, nhưng họ sẵn sàng chuyển tới một nước có nhiều bước đi hơn, đến gần hơn với tiêu chuẩn đầu tư, thương mại thế giới.

Khi Jon Huntsman Jr làm Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh, Mỹ bắt đầu chính sách "quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương", Mỹ phải chăng nhấn mạnh hơn đến phương diện thương mại, chứ không phải phương diện quân sự của chính sách này?

Đối với vấn đề này, Jon Huntsman Jr cho rằng, chính sách Mỹ cần phải đồng thời có 2 mặt thương mại và quân sự, điều này liên quan đến việc giải thích chính sách ngoại giao của Mỹ như thế nào.

Hạm đội 7 Mỹ đến đồn trú ở châu Á-Thái Bình Dương sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, có vai trò to lớn đối với sự ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã bảo đảm thương mại của khu vực. Về bản chất, tất cả các nước đều được lợi từ đó.

Tàu đổ bộ thế hệ mới lớp America, Hải quân Mỹ sẽ triển khai ở Thái Bình Dương
Tàu đổ bộ thế hệ mới lớp America, Hải quân Mỹ sẽ triển khai ở Thái Bình Dương

Nhưng, Trung Quốc lại đang tăng chi tiêu quân sự, tăng cường sức mạnh hải quân và điều hạm đội đến nơi mà họ chưa từng đến. Họ muốn "bảo vệ" lãnh hải, bảo vệ tuyến đường hàng hải vận chuyển vật tư từ châu Phi và Mỹ Latinh. Điều này không đáng ngạc nhiên.

Về kinh tế, Mỹ cần bảo đảm không nên hình thành 2 liên minh thương mại (trade bloc) ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nếu không sẽ gây ra phiền phức về kinh tế.

Hiệp định quan hệ đối tác kiinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) không tốt lắm đối với Trung Quốc, nhưng nó gắn kết các nước chiếm 40% GDP thế giới, trong đó rất nhiều nước là đối tác thương mại của Trung Quốc.

TPP được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn cao, bao gồm bản quyền sở hữu trí tuệ, môi trường, lao động. Như vậy, vấn đề là làm thế nào để điều hòa mâu thuẫn, đạt được đồng thuận và cuối cùng thu hút Trung Quốc gia nhập.

Trung Quốc ngày càng hung hăng, hăm dọa vũ lực ở trên Biển Đông
Trung Quốc ngày càng hung hăng, hăm dọa vũ lực ở trên Biển Đông

Hiệp định đầu tư song phương với tiêu chuẩn thương mại cao phải chăng được thông qua? Những điều này phải bỏ thời gian để suy nghĩ, phải làm sao để nâng cao tiêu chuẩn sinh hoạt, thúc đẩy phồn vinh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Hiện nay, ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang hình thành hai liên minh thương mại, chỉ có Trung Quốc và Mỹ có thể điều hòa việc này.

Về vấn đề Biển Đông, cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Jon Huntsman Jr cho rằng, vấn đề chủ quyền này sẽ không có đáp án đơn giản, bởi vì ai cũng không muốn “thua” trong vấn đề này.

Mỹ có thể phải xử lý vấn đề "Công ước Liên hợp quốc về Luật biển", hiện nay, Mỹ còn chưa là nước ký kết công ước này. Mỹ ký kết công ước này ít nhất có thể cung cấp một số quy tắc cho mình, làm cho Mỹ hiểu rõ vấn đề vùng nước của Biển Đông.

Thứ hai, vấn đề này đã vượt phạm vi Đông Nam Á, bởi vì liên quan đến vấn đề chung toàn cầu (global commons), rất nhiều nước trên thế giới đều coi nó là "giá trị cốt lõi".

Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

Rất nhiều quốc gia ven biển đều mong muốn mạnh mẽ bảo vệ lợi ích chung toàn cầu. Cho nên, khuyến khích nhiều nước hơn tham gia vào trong đó là việc tốt. Trung Quốc phản đối điều này, nhưng cần phải có đối thoại rộng lớn hơn.

Thứ ba, không thể chỉ nói trên đó có công trình xây dựng. Tất cả các nước chủ trương chủ quyền đều sẽ làm việc như vậy. Nếu quay lại 300 năm để nhìn nhận lịch sử thì đây là tình hình rất phức tạp. Đồng thời, đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) là có lợi nhất cho bảo đảm an ninh, chia sẻ tài nguyên, vận chuyển trên biển. 

Đông Bình (nguồn BBC)