Vụ TS văng tục: "Giảng viên nước ngoài còn dùng nhiều từ mạnh hơn"

17/03/2012 06:00
Nguyễn Tiến
(GDVN) - TS Đinh Thế Hiển-Viện trưởng Viện nghên cứu tin học-kinh tế ứng dụng cho biết: đôi khi các giảng viên nước ngoài còn dùng những từ ngữ mạnh hơn
Những ngày qua bài giảng của TS Lê Thẩm Dương đang trở thành đề tài gây tranh cãi trong dư luận. Để có một góc nhìn khác về vấn đề này, phóng viên Báo điện tủ Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TS Đinh Thế Hiển, Viện trưởng Viện nghiên cứu tin học – kinh tế ứng dụng, người đã có nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy tại Việt Nam.
TS Đinh Thế Hiển
TS Đinh Thế Hiển
TS Hiển cho biết sau khi xem xong clip giảng bài của TS Lê Thẩm Dương, ông không ủng hộ việc giảng dạy có những từ ngữ thu tục. Tuy nhiên dưới góc độ cá nhân ông Hiển cho rằng: “Đó là một phong cách, và là một phong cách riêng khá hiếm đối với các chuyên gia tại TP Hồ Chí Minh. Phong cách giảng bài trong clip đó chưa có gì là nghiêm trọng và xét về một góc độ nào đó vẫn chấp nhận được.
Đó là phong cách của một người giảng viên đối với đối tượng người nghe là những nhà kinh doanh, họ muốn tới lớp không phải học những kiến thức chuẩn tắc, chuẩn lý thuyết vì cái đó họ có rồi. Họ muốn đến lớp để nghe những quan điểm, nhận định. Tất nhiên người truyền đạt dùng nhưng câu chuyện vui tạo cảm xúc cho người nghe đó cũng đều là 1 phong cách. 
Chúng ta đang trong thời kì hội nhập nên sẽ thấy còn nhiều vấn đề gây tranh cãi không chỉ trong giảng dạy mà còn trong kinh doanh... Tuy nhiên khi chúng ta thấy 1 vấn đề có nhiều sự lựa chọn, tranh cãi thì đó mới là sự sinh động của cuộc sống. Tuy nhiên dưới góc độ mô phạm mọi người cũng có thể không đồng ý bởi vì mọi người vẫn nghĩ ở giảng đường phải có phong cách nghiêm túc”.
 
Bài giảng của TS Lê Thẩm Dương gây tranh cãi trong dư luận
Bài giảng của TS Lê Thẩm Dương gây tranh cãi trong dư luận
Liên quan đến việc các  giảng viên nước ngoài khi giảng dạy có sử dụng nhưng những từ ngữ văng tục như TS Dương hay không, ông Hiển cho biết:  “Các giảng viên nước ngoài có nhiều thuận lợi hơn người giảng viên Việt Nam. Người giảng viên Việt Nam khi lên lớp họ bị áp lực nhiều hơn. Thứ nhất, người giảng viên nước ngoài họ không bị bắt buộc dạy trực tiếp lên những nội dung cụ thể trong những cốt lõi của một môn học. Bởi vì đối với quan điểm nước ngoài các sinh viên phải đọc các tài liệu do họ đưa ra và phải đọc ở nhà. 
Khi lên lớp họ chỉ phải nói ra những điểm nhấn, những thực tiễn theo quan điểm của họ để sinh viên phát triển lên. Tất nhiên người sinh viên khi đọc xong sách, tài liệu có gì không hiểu thì có quyền hỏi để giảng viên trả lời chứ họ không trình bày lại. Rõ ràng các giảng viên nước ngoài thuận lợi trong việc giảng dạy vì người học ở đây phải chủ động học trước và lên lớp chỉ nghe những ý mới, kiến thức mới và đặt câu hỏi để người ta trả lời. Thế nhưng sinh viên Việt Nam thường muốn nghe giảng nhưng lại không chịu học trước ở nhà, không chịu đặt câu hỏi. 
Như vậy yêu cầu người giảng viên phải giảng hay, phải đem mọi kiến thức cụ thể vào đầu sinh viên. Nếu như vậy, xét về góc độ nào đó, gười giảng dạy ít có sự thỏa mái trong việc dạy giảng và có thể dạy hay như người nước ngoài. Chính vì vậy làm cho người sinh viên cảm thấy nhàm chán. Đôi với TS Dương thì ông không bị gò bó trong chuyện đó vì ông coi những cái cơ bản người đọc đã biết ở nhà rồi.
Đối với các giảng viên nước ngoài đôi khi họ còn sử dụng những từ ngữ mạnh (tục) hơn và  nếu như ở Việt Nam thì cứ tưởng như là xúc phạm sinh viên nhưng không phải, sinh viên coi đó như là một bước đệm trong thông điệp truyền giảng”.

Nguyễn Tiến