Mạng "Diễn đàn Dacca" Bangladesh ngày 22 tháng 12 đưa tin, Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina gần đây tiết lộ, 2 tàu hộ vệ Type 056 do Trung Quốc chế tạo năm 2015 sẽ gia nhập Hải quân Bangladesh, điều này sẽ tăng thực lực cho hải quân nước này.
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Trung Quốc xuất khẩu cho Bangladesh (nguồn mạng sina TQ) |
Bài báo cho biết, Thủ tướng Sheikh Hasina tiết lộ thông tin này vào ngày 21 tháng 12 khi bà phát biểu tại Học viện Hải quân tại thành phố cảng Chittagong, Bangladesh. Ngoài 2 tàu hộ vệ, năm 2013, Bangladesh cũng cho biết mua sắm 2 tàu ngầm của Trung Quốc, thủ tục cũng đã cơ bản hoàn thành.
Bà Sheikh Hasina bày tỏ hy vọng lô tàu ngầm này gia nhập hải quân trước năm 2016. Trong nhiệm kỳ chính phủ khóa này, tổng cộng 16 tàu chiến sẽ biên chế cho hải quân. Thủ tướng Sheikh Hasina còn cho biết, Bangladesh đã có thể độc lập chế tạo tàu chiến, bà tiết lộ: "Phần lớn tàu chiến hiện đại của nước ta (Bangladesh) được sản xuất ở nhà máy đóng tàu Khulna, nhà máy đóng tàu Narayanganj và nhà máy chế tạo cơ khí, việc quản lý của hải quân đến nay cũng rất có hiệu quả".
Những năm gần đây, Bangladesh đang phát triển mạnh hải quân. Khi giới thiệu kế hoạch hải quân của chính phủ, Thủ tướng Sheikh Hasina cho biết, Chính phủ Bangladesh đã bắt đầu thực hiện kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, sẽ dựa vào mục tiêu đã xác định, tăng cường sức mạnh quân sự có hiệu quả và toàn diện.
Liên quan đến vấn đề này, mạng "Tầm nhìn" tiếng Trung ngày 23 tháng 12 cũng có bài bình luận cho rằng, đối với Ấn Độ, Trung Quốc bán tàu chiến cho Bangladesh đã gây ra lo ngại cho Ấn Độ về việc Trung Quốc điều động lực lượng xâm nhập Ấn Độ Dương. Nguồn tin chưa được kiểm chứng cho biết, Bangladesh đã từ bỏ ý nghĩ mua tàu ngầm Trung Quốc do chịu sức ép của Ấn Độ. Tuy nhiên, Thủ tướng Hasina đã khẳng định là kế hoạch ban đầu không thay đổi.
Bangladesh mua tàu chiến Anh sau đó nhờ Trung Quốc đổi pháo |
Một sĩ quan cấp cao Hải quân Bangladesh nói: "Tại sao Bangladesh cần tàu ngầm? Quyết định của Chính phủ Bangladesh và xung đột đang xảy ra là vấn đề chúng tôi lo ngại. Chúng tôi cũng nghi ngờ, tàu ngầm Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Ấn Độ khu vực vịnh Bengal, mặc dù hiện nay vẫn chưa phát hiện được".
Đối với Ấn Độ, điều này đánh dấu một nước láng giềng khác của họ xây dựng quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Trung Quốc. Pakistan là "một trong đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc", các dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang coi Sri Lanka là đối tác hợp tác tiềm năng về căn cứ hải quân. Tàu ngầm của Quân đội Trung Quốc năm 2014 ít nhất 2 lần cập cảng Colombo.
Trong một bài viết của Trung tâm nghiên cứu đánh bộ của Ấn Độ, tác giả Ashwani Gupta viết: "Trung Quốc luôn tiến vào khu vực lân cận Ấn Độ một cách vững chắc, thông qua cung cấp viện trợ tài chính và phần cứng quân sự cho các nước xung quanh này".
Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đàm phán về tên lửa HQ-9 với Trung Quốc
Mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 23 tháng 12 đưa tin, Thổ Nhĩ Kỳ mua sắm tên lửa phòng không lại có tiến triển mới. Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismet Yilmaz vừa cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp tục kéo dài thời gian tranh thầu 6 tháng cho các nhà thầu tham gia đấu thầu hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tầm xa đầu tiên của nước này, để tạo thuận lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ cân nhắc hợp đồng trị giá vài tỷ USD này. Ông đồng thời xác nhận, các cuộc đàm phán về nhập khẩu tên lửa phòng không FD-2000 (HQ-9) giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc vẫn đang tiến hành.
Tên lửa phòng không HQ-9 Trung Quốc tại Triển lãm hàng không Chu Hải |
Ông Ismet Yilmaz nói với phóng viên: "Chúng tôi đã đề nghị kéo dài thời hạn cho nhà thầu xuất sắc thứ hai và thứ ba". "Chúng tôi đã yêu cầu họ đạt nhất trí về vấn đề kéo dài thời hạn".
Tháng 9 năm 2013, Thổ Nhĩ Kỳ đã lựa chọn tên lửa đất đối không FD-2000 (HQ-9) của Công ty TNHH xuất nhập khẩu cơ khí chính xác Trung Quốc để xây dựng hệ thống phòng không của nước này, các cuộc đàm phán hợp đồng liên quan từ đó đã bắt đầu. Báo giá của Công ty TNHH xuất nhập khẩu cơ khí chính xác Trung Quốc là 3,44 tỷ USD.
Nhưng, các cuộc đàm phán giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Công ty TNHH cơ khí chính xác Trung Quốc đã chịu sức ép mạnh từ NATO và Mỹ. Họ tuyên bố hệ thống do Trung Quốc sản xuất không thể kết nối với hệ thống của NATO, vì vậy, các cuộc đàm phán đã gặp trở ngại.
Mùa hè năm 2014, Thổ Nhĩ Kỳ và Tập đoàn tên lửa châu Âu đã triển khai đàm phán về tên lửa phòng không Aster-30, các cuộc đàm phán về tên lửa Patriot với Công ty Raytheon và Lockheed Martin Mỹ cũng đã triển khai. Các cuộc đàm phán nói trên được đồng thời tiến hành.
Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Ismet Yilmaz có nghĩa là Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu Tập đoàn tên lửa châu Âu, Công ty Raytheon/ Công ty Lockheed Martin đồng ý kéo dài thời hạn lần thứ sáu. Từ tháng 9 năm 2013 trở đi, Thổ Nhĩ Kỳ đã kéo dài thời hạn 5 lần đối với 2 nhà đầu tư để tạo thuận lợi cho họ đổi mới nội dung đầu tư.
Tên lửa phòng không HQ-9 Trung Quốc |
Bộ trưởng Quốc phòng Ismet Yilmaz nói: "Chúng tôi vẫn duy trì các cuộc đàm phán với công ty Trung Quốc". "Sau khi chúng tôi tiếp tục kéo dài hạn chót đấu thầu, hợp đồng sẽ tiến hành đàm phán với Ủy ban điều hành công nghiệp quốc phòng vào tháng 1 năm 2015". Chủ tịch Ủy ban là Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu, phụ trách xây dựng quyết sách các chương trình mua sắm chủ yếu của nước này.
Bộ trưởng Quốc phòng Ismet Yilmaz cho biết, căn cứ chủ yếu để đánh giá hệ thống phòng không là 1. Chuyển giao công nghệ, 2. Hợp tác chế tạo và ứng dụng công nghệ, 3. Bàn giao nhanh chóng, 4. Giá cả hợp lý.