Tên lửa phòng không tầm trung FM-3000 tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014 Trung Quốc |
Mạng Đài tiếng nói nước Nga ngày 3 tháng 12 đưa tin, tại Triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải cách đây không lâu, có thể rõ ràng cảm nhận được sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất vũ khí Trung Quốc ngày càng gay gắt. Đặc biệt là lĩnh vực sản xuất tên lửa, vũ khí hàng không-vũ trụ chính xác cao và vũ khí bộ binh.
Theo bài báo, chính như chuyên gia Cashin, Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga nghi ngờ: Chính phủ Trung Quốc rốt cuộc có thể kiểm soát loại cạnh tranh có thể gây lãng phí nguồn lực này ở mức độ như thế nào.
Trong Triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải đồng thời có 4 doanh nghiệp công nghiệp quân sự Trung Quốc đã trưng bày hệ thống vũ khí tên lửa phòng không của họ, tính năng của chúng rất giống nhau. Nhà sản xuất và phát triển chính của hệ thống tên lửa phòng không Trung Quốc là Viện nghiên cứu 2, Tập đoàn công nghiệp khoa học hàng không Trung Quốc (CASIC).
Ngoài ra, còn có nhà cung ứng và nhà xuất khẩu vũ khí quan trọng cung cấp hệ thống vũ khí phòng không cho Quân đội Trung Quốc - Tập đoàn khoa học công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC).
Tên lửa phòng không FL-3000N trang bị cho tàu chiến, Trung Quốc |
Tại Triển lãm hàng không Chu Hải, CASIC đã trưng bày hai loại hệ thống tên lửa phòng không mới là FM-3000 tầm trung và FK-3000 tầm xa. Trong khi đó, CASC đã trưng bày hệ thống tên lửa phòng không tầm gần mới FB-1. FB-1 là một hệ thống vũ khí phòng không gồm radar chở xe và 12 quả tên lửa, tầm bắn 15 km; công dụng của nó rất giống một số vũ khí của CASIC.
Nhưng, điều này chỉ là một phần rất nhỏ. Công nghiệp Phương Bắc Trung Quốc (Norinco Group) cũng đã trưng bày hệ thống tên lửa phòng không tầm gần chở xe Thiên Long-12 và hệ thống tên lửa phòng không Thiên Long-5. Lấy sản xuất vũ khí bộ binh làm chính, trước đây, Norinco Group chưa từng sản xuất hệ thống tên lửa phòng không.
Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) cũng đã đưa ra kế hoạch sản xuất hệ thống tên lửa phòng không dựa trên tên lửa không đối không PL-9 và PL-12. Do đó có thể thấy, công nghiệp quân sự Trung Quốc đang đồng thời thực hiện kế hoạch nghiên cứu chế tạo 2 hoặc 3, thậm chí 4 vũ khí tương tự trên vài phương hướng.
Trong các lĩnh vực khác cũng rất có thể xuất hiện cạnh tranh, chẳng hạn, CASC đã trưng bày một loại tên lửa hành trình mới CX-1, bề ngoài tương tự tên lửa Yakhont do Nga chế tạo một cách đáng kinh ngạc.
Tên lửa hành trình CX-1 Trung Quốc |
Trước kia phần lớn chương trình liên quan đến chế tạo tên lửa hành trình tính năng cao phức tạp của Trung Quốc đều do CASIC đảm nhiệm. Nhưng, CX-1 lại là thành quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu 1 (CALT) thuộc CASC, được dư luận biết tới đó là Viện nghiên cứu công nghệ tên lửa đẩy Trung Quốc.
CALT là một doanh nghiệp có nhân lực, kinh tế và thực lực hùng hậu, nhưng phương hướng chính của nó là tên lửa "không đối thiên" (tên lửa phóng từ máy bay vào vũ trụ) và tên lửa hành trình. Thực hiện chương trình hoàn toàn mới về nguyên tắc đòi hỏi doanh nghiệp phải chi vốn khổng lồ để mua thiết bị, tuyển dụng nhân lực. Điều này có thể đạt mục đích dự kiến hay không?
Chắc chắn rằng, cạnh tranh có lợi cho xuất hiện những sản phẩm tốt. Trong một số ngành công nghiệp quân sự, Chính phủ Trung Quốc đã sớm khuyến khích cạnh tranh, đương nhiên có lý. Nhưng, chi phí nghiên cứu chế tạo vũ khí hiện đại rất cao, có lúc cần tập trung tất cả nguồn lực công nghiệp cho một chương trình.
Trước đây, cấp cao Liên Xô khuyến khích các nhà nghiên cứu chế tạo vũ khí triển khai cạnh tranh, kết quả thường là hai loại vũ khí có tính năng tương tự đồng thời đưa vào hoạt động.
Mặc dù đã thỏa mãn “khẩu vị” của công nghiệp quân sự: giành được nguồn vốn khổng lồ, nhưng đối với một quốc gia, đồng thời nghiên cứu chế tạo rất nhiều vũ khí có tính năng tương tự sẽ trở thành gánh nặng rất lớn.
Tên lửa chống hạm CM-400AKG Trung Quốc |