TQ dùng chiêu hạ giá để cạnh tranh với máy bay Nga, Âu, Mỹ

17/07/2014 14:20
Bình Nguyên
(GDVN) - TQ hoàn toàn biết được yếu điểm của mình, chính vì thế, để xuất khẩu được, cạnh tranh được trên thị trường quốc tế TQ có thủ đoạn khác.

Theo báo Tin tức Thanh Niên của Trung Quốc đăng tải ngày 11/7/2014, hiện nay, nhìn vào thực tế có thể nhận thấy rằng Trung Quốc đã có thể thiết kế và sản xuất ra các loại máy bay quân sự phức tạp. Nước này đang hướng đến mục tiêu không xuất khẩu những máy bay kém chất lượng và thay vào đó là những sản phẩm cạnh tranh hơn ra thị trường nước ngoài.

Trực thăng do TQ viện trợ cho Campuchia bị rơi cách đây vài ngày
Trực thăng do TQ viện trợ cho Campuchia bị rơi cách đây vài ngày

Trên thực tế, hiện Trung Quốc hiện nay đã có thể sản xuất và cung cấp các máy bay chiến đấu dựa trên nền tảng các máy bay chiến đấu MiG của Liên Xô cung cấp nhưng vì là một quốc gia đang phát triển nên nước này không thể tự thiết kế, chế tạo, sử dụng chứ chưa nói đến xuất khẩu các máy bay chất lượng cao, uy tín như các cường quốc Nga, Mỹ, Anh, Pháp…

Đa phần máy bay do Trung Quốc tự chế tại không giống như các chiến đấu cơ của Mỹ. Nhìn vào buồng lái của các chiến đấu cơ có thể thấy rõ điều này, hầu hết máy bay “made by China” đều không có hệ thống cabin được thiết kế và bố trí bằng các may móc hiện đại cho phép phi công có các điều kiện an toàn hơn khi vận hành.

Su-27 do Nga chế tạo
Su-27 do Nga chế tạo

Chính vì thế nên trước đây Trung Quốc chủ yếu là viện trợ, cho, tặng kèm điều kiện những máy bay do họ sản xuất cho các nước có quan hệ gần gũi (Myanmar, Campuchia, Bangladesh) thay vì bán được như các mặt hàng cạnh tranh khác.

Từ năm 1979 đến nay, Trung Quốc bắt đầu bán được các bay phản lực thương mại và quân sự cũng như các máy bay không người lái cho khoảng 60 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới.

F-16 của Mỹ thiết kế
F-16 của Mỹ thiết kế

Bắc Kình dần dần đã lính hội được nhiều kinh nghiệm hơn từ các cường quốc chế tạo khác trong việc tiếp thị, cung ứng máy bay chiến đấu cho thị trường nước ngoài bên cạnh thực tế là chất lượng máy bay do TQ chế tạo cũng đã khá hơn trước.

Trung Quốc hoàn toàn biết được yếu điểm và khả năng của mình, chính vì thế, để xuất khẩu được, cạnh tranh được trên thị trường quốc tế, các công ty của Bắc Kinh đề gia chiến lược về giá, họ hạ thấp giá thành, đẩy chi phí xuất khẩu cho mỗi chiếc máy bay ở mức độ dễ chịu hơn so với giá của máy bay chiến đấu do Mỹ, Nga, châu Âu sản xuất.

Sự điều chỉnh này đã tạo ra một lợi thế rất lớn đối với Trung Quốc, hơn nữa nó phù hợp với khả năng, túi tiền và nhu cầu không quá phức tạp của quân đội một số nước.

TQ vẫn đang muốn nhập Su-35 từ Nga để "học hỏi", thực chất là copy công nghệ
TQ vẫn đang muốn nhập Su-35 từ Nga để "học hỏi", thực chất là copy công nghệ

Giới chuyên gia dẫn chứng rằng giá của một chiếc chiến đấu cơ F-16 do Mỹ chế tạo là 65 triệu USD, một chiếc Su-27 của Nga là 50 triệu USD trong khi đó một chiếc chiến đấu cơ phản lực J-10 do Trung Quốc chào hàng chỉ dưới 40 triệu USD.

Ngoài chiến thuật hạ giá so với sản phẩm của các đối thủ mạnh hơn mình, Trung Quốc còn tận dụng quan hệ hợp tác với những quốc gia có kinh nghiệm và nền tảng kỹ thuật chế tạo tốt hơn để từ đó học hỏi, sao chép và làm chủ các công nghệ tối tân, phục vụ cho mục tiêu dài hơi của mình.

FC-1 Xiaolong
FC-1 Xiaolong

Tiêm kích FC-1 Xiaolong và máy bay huấn luyện K-8 là một trong những ví dụ chứng minh. Đây là những mẫu máy bay được Trung Quốc và Pakistan hợp tác nghiên cứu.

Trong tương lai gần, Trung Quốc muốn xuất khẩu máy bay quân sự cho các quốc gia ở Đông Nam Á, Trung Đông cũng như châu Phi và Mỹ Latin và lâu hơn nữa, Bắc Kinh muốn trở thành đối thủ của Nga và Mỹ trong lĩnh vực xuất khẩu máy bay chiến đấu quân sự.

K-8
K-8
Bình Nguyên