Bất chấp phản đối của đồng minh, Pháp tiếp tục bán vũ khí cho Nga

15/07/2014 07:47
Đông Bình
(GDVN) - Bất chấp phản đối của đồng minh, Pháp tiếp tục thực hiệp hợp đồng với Nga, còn bán tàu chiến cho Ai Cập, kiên trì bán máy bay cho Ấn Độ...

Tàu hộ vệ Normandy Pháp hoàn thành kiểm tra hệ thống vũ khí tác chiến

Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 30 tháng 6 cho biết, tàu hộ vệ đa năng FREMM thứ hai của Hải quân Pháp vừa hoàn thành kiểm tra hệ thống vũ khí tác chiến dài 5 tuần trên biển.

Tàu hộ vệ đa năng Pháp (nguồn mạng news.qq.com Trung Quốc)
Tàu hộ vệ đa năng Pháp (nguồn mạng news.qq.com Trung Quốc)

Tập đoàn DCNS Pháp cho biết, cuộc kiểm tra này thử nghiệm tàu Normandy trong nhiều trường hợp tác chiến khác nhau, trong đó có tác chiến phòng không và săn ngầm. 

Trong kiểm tra lần này, Hải quân Pháp đã sử dụng phao nổi radar, máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng, tàu chiến mặt nước và lặn để tiến hành phối hợp.

Người phụ trách chương trình FREMM cho biết, do sự tham gia tích cực của tập đoàn DCNS, hải quân Pháp, Tổng cục vũ khí trang bị Pháp (DGA) và Tổ chức hợp tác vũ khí trang bị chung châu Âu (OCCAR), phía quân đội Pháp đã tiến hành khoảng 50 cuộc kiểm tra đối với tàu Normandy. 

Những cuộc kiểm tra này đã đem lại kinh nghiệm về cách thức kết hợp tốt hơn bộ cảm biết, vũ khí của tàu với hệ thống quản lý chiến đấu SETIS thế hệ mới nhất do Tập đoàn DCNS phát triển.

Tổ chức hợp tác vũ khí trang bị chung châu Âu là tổ chức EU quản lý kế hoạch tác chiến phòng thủ hiệp đồng. Pháp và Italy hiện nay đều đang chế tạo tàu hộ vệ lớp FREMM.

Tàu hộ vệ Normandy hiện đang tiến hành kiểm tra khả năng thao tác với tàu hộ vệ lớp FREMM thứ nhất của Pháp tên là Aquitaine, dự kiến cuối năm nay sẽ bàn giao cho Hải quân Pháp.

Pháp sẽ bán 4 tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Gowind cho Ai Cập

Tờ "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 13 tháng 7 cho biết, Công ty đóng tàu DCNS Pháp bán 4 tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Gowind cho Ai Cập, hợp đồng ký kế vào tháng 6, hiện đã có hiệu lực, tổng giá trị 1 tỷ Euro (khoảng 1,4 tỷ USD).

Tàu hộ vệ lớp Gowind Pháp (nguồn mạng news.qq.com Trung Quốc)
Tàu hộ vệ lớp Gowind Pháp (nguồn mạng news.qq.com Trung Quốc)

Tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Gowind lượng giãn nước 2.500 tấn, chiếc đầu tiên sẽ chế tạo tại nhà máy đóng tàu Pháp, 3 chiếc còn lại sẽ thông qua chuyển nhượng công nghệ chế tạo tại Ai Cập. 

Trong hợp đồng mua bán vũ khí này còn có hệ thống quản lý tác chiến của công ty DCNS, cũng có vai trò thúc đẩy rất mạnh đối với công nghiệp Ai CẬp.

Pháp tiếp tục hợp đồng, huấn luyện binh sĩ Hải quân Nga

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 2 tháng 7 cho biết, khoảng 400 binh sĩ Hải quân Nga ngày 30 tháng 6 đã đến cảng phía tây Saint-Nazaire của Pháp, bắt đầu triển khai huấn luyện trên một chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral. Phía Pháp định bàn giao tàu chiến này cho Nga vào cuối năm 2014.

Theo bài báo, đây là tàu chiến trình độ hiện đại hàng đầu của NATO được bán cho Nga. Mặc dù chịu sức ép từ đồng minh châu Âu và Mỹ, nhưng Pháp luôn từ chối hủy bỏ kế hoạch xuất khẩu 2 tàu Mistral cho Nga.

Theo bài báo, trong vài tháng tới, các binh sĩ Hải quân Nga sẽ được triển khai huấn luyện thích ứng trên tàu tấn công đổ bộ mang tên Vladivostok này.

Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral Pháp
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral Pháp

Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral có thể mang theo các trang bị hạng nặng như máy bay trực thăng, xe bọc thép đổ bộ, xe tăng và nhiều nhất 900 binh sĩ, là tàu chiến lớn thứ hai hiện có của Hải quân Pháp, cũng sẽ là vũ khí mũi nhọn cấp độ cao nhất mà nước thành viên NATO bán cho Nga.

Bài báo cho biết, Nga và Pháp ký kết hợp đồng mua bán 2 tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral vào năm 2011, trị giá hợp đồng là 1,2 tỷ Euro (khoảng 1,6 tỷ USD). Hợp đồng này đã tạo khoảng 1.000 việc làm cho Pháp.

Sau khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra, đặc biệt là sau khi Nga sáp nhập Crimea, các nước phương Tây luôn chỉ trích Nga phá hoại sự ổn định của Ukraine. Hạ tuần tháng 3 và cuối tháng 4 năm 2014, Mỹ và EU lấy lý do Nga can thiệp tình hình Ukraine, đã tiến hành 2 đợt trừng phạt đối với Nga. Trong giai đoạn hiện nay, Mỹ-châu Âu đang chuẩn bị đợt trừng phạt mới.

Có nước EU thậm chí yêu cầu Pháp dừng bàn giao 2 tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral cho Nga, nhưng phản hồi của Pháp là, một khi làm như vậy thì Pháp tổn thất nặng nề hơn Nga.

Chính phủ Pháp nhấn mạnh, các nước EU khác cần “cùng chia sẻ” trừng phạt đối với Nga. Trừng phạt không nên chỉ liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, mà phải gồm cả lĩnh vực tài chính và năng lượng.

Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral Pháp
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral Pháp

Ngoài ra, theo hãng tin Reuters, tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral thứ hai có cùng tên với thành phố cảng của Crimea là Sevastopol dự định sẽ bàn giao cho Nga vào năm 2016.

Anh khuyên Ấn Độ từ bỏ máy bay chiến đấu Rafale Pháp

Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 7 tháng 7 dẫn hãng tin Reuters Anh đưa tin, Bộ trưởng Tài chính Anh Osborne, Ngoại trưởng Anh William Hague vừa tiến hành chuyến thăm Ấn Độ, đây là lần đầu tiên các quan chức cấp cao Anh đến thăm Ấn Độ sau khi ông Modi thắng cử Thủ tướng Ấn Độ. 

Anh hy vọng Ấn Độ từ bỏ kế hoạch mua 126 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, chuyển sang mua máy bay chiến đấu Typhoon của Anh và hy vọng tham gia xây dựng khu đô thị giữa Mumbai và Bangalore.

Theo bài báo, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne và Ngoại trưởng William Hague đến thăm Ấn Độ như vậy là muốn có thể tăng cường quan hệ với chính quyền Modi, đặt hy vọng vào mở cửa thị trường công nghiệp quốc phòng Ấn Độ.

Bài báo cho biết, Anh là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới, cũng là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới nhanh nhất của phương Tây, nhưng kinh tế Anh bị ảnh hưởng bởi nợ công quốc gia lớn, vì vậy Thủ tướng Anh Cameron hy vọng có thể xây dựng quan hệ chặt chẽ với các nước đang phát triển như Ấn Độ để bảo đảm sự phát triển ổn định của kinh tế Anh trong tương lai.

Máy bay chiến đấu Rafale Pháp
Máy bay chiến đấu Rafale Pháp

Anh hy vọng Ấn Độ xem xét hủy bỏ mua 126 máy bay chiến đấu Rafale Pháp, chuyển sang xem xét máy bay chiến đấu Typhoon châu Âu chế tạo tại Anh. Đồng thời hy vọng công ty Anh có thể tham gia xây dựng khu đô thị giữa Mumbai và Bangalore.

Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne cho biết: “Tôi tin rằng, xây dựng quan hệ chặt chẽ với Anh sẽ có lợi cho thực hiện chính sách kinh tế mới của Chính phủ Ấn Độ”. “Thủ tướng Ấn Độ Modi đang tìm cách đầu tư nhiều hơn vào Ấn Độ, tôi muốn nói để cho công ty Anh đến cung cấp những đầu tư này, để Chính phủ Anh đến hỗ trợ cho những dự án này”.

Tuy nhiên, theo đài truyền hình NDTV Ấn Độ và các nguồn tin khác, trong thời gian tới, Ấn Độ có thể ký hợp đồng với Pháp mua máy bay chiến đấu với tổng trị giá từ 15 – 17 tỷ USD.

Đầu tháng 7, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã có chuyến thăm 2 ngày tới Ấn Độ, đã hội kiến với Tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ông Fabius bày tỏ hy vọng hai bên có thể sớm ký hợp đồng sau khi công ty Dassault Pháp và Chính phủ Ấn Độ tiến hành thảo luận chi tiết.

Trước đó, ngày 30 tháng 6, trong các cuộc gặp với người đồng cấp Ấn Độ Sushma Swaraj và Bộ trưởng Quốc phòng Arun Jaitley, ông Fabius đã hối thúc Ấn Độ sớm hoàn tất hợp đồng mua bán máy bay chiến đấu Rafale của Pháp.

Ngoài ra, Ngoại trưởng Pháp Fabius cũng chuyển tới Thủ tướng Modi lời mời thăm Pháp của Tổng thống Francois Hollande.

Máy bay chiến đấu Typhoon châu Âu của Không quân Anh
Máy bay chiến đấu Typhoon châu Âu của Không quân Anh

Anh-Pháp sẽ ký thỏa thuận hợp tác vũ khí

Mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc ngày 14 tháng 7 cho biết, tại Triển lãm hàng không Farnborough Anh, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean Yves Le Drian đã ký với Anh một thỏa thuận hợp tác "chương trình trình diễn diễn hệ thống tác chiến trên không tương lai" (FCAS DP).

Tại hội nghị cấp cao Anh-Pháp tổ chức ngày 31 tháng 1 năm 2014, ông Le Drian và Bộ trưởng Quốc phòng Anh Phillip Hammond đã ký kết rất nhiều thỏa thuận về lập tức triển khai chương trình hợp tác quốc phòng lớn đã thỏa thuận giữ hai nước, đánh dấu cuộc tham vấn đã có bước đi mới.

Năm 2016, hai bên sẽ khởi động chương trình trình diễn máy bay chiến đấu không người lái, thỏa thuận này đã liệt kê những công tác chuẩn bị mà hai bên cần hợp tác triển khai trước khi khởi động chương trình.

Chương trình tên lửa hành trình SCALP-EG/Storm Shadow là một phần của hợp tác Pháp-Anh, hai bên sẽ ký kết thỏa thuận chia sẻ thành quả nghiên cứu để chuẩn bị tiến hành cải tạo hoặc nâng cấp hiện đại hóa đối với tên lửa hành trình SCALP-EG/Storm Shadow.

Máy bay chiến đấu Rafale Pháp
Máy bay chiến đấu Rafale Pháp
Đông Bình