Máy bay ném bom chiến lược H-6K của Trung Quốc |
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 11 tháng 11 "dẫn" trang mạng "Washington Free Beacon" Mỹ đưa tin, Quân đội Trung Quốc gần đây đã triển khai máy bay ném bom chiến lược phiên bản nâng cấp có thể mang theo tên lửa hành trình tấn công đối đất tầm xa mới, có thể tấn công Hawaii và Guam.
Bản dự thảo báo cáo của Ủy ban thẩm tra kinh tế và an ninh Trung Quốc, Quốc hội Mỹ công bố ngày 8 tháng 10 cũng tiết lộ, Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo một loại máy bay vũ trang không người lái mới rất giống với máy bay không người lái Reaper của Quân đội Mỹ.
Báo cáo này đã nhấn mạnh Trung Quốc hiện đại hóa quân sự nhanh chóng, gồm rất nhiều vũ khí mới và kỹ thuật tác chiến mới, trong đó có năng lực tấn công đối với vũ trụ và mạng.
Báo cáo tổng kết cho rằng: "Hiện đại hóa Quân đội Trung Quốc sẽ làm thay đổi cân bằng an ninh châu Á trong 5-10 năm tới, tạo ra thách thức ưu thế quân sự mấy chục năm qua của Mỹ".
Theo bài báo, về máy bay ném bom, vào tháng 6 năm 2013, Quân đội Trung Quốc đã tiếp nhận lô 15 máy bay ném bom H-6K mới đầu tiên. Loại máy bay ném bom này lấy thiết kế của Liên Xô thập niên 50 thế kỷ 20 làm nền tảng, nhưng bán kính bay xa hơn. Song tên lửa hành trình tầm xa của nó là mới nhất.
Máy bay ném bom H-6K trang bị tên lửa hàng trình CJ-10, loại tên lửa có tầm bắn 1.500-2.500 km. |
Báo cáo cho rằng, máy bay ném bom H-6K mang tên Chiến thần "có thể mang theo tên lửa hành trình tấn công đối đất tầm xa mới của Trung Quốc". Hệ thống vũ khí tên lửa hành trình tấn công đối đất tầm xa/máy bay ném bom này đã đem lại cho Không quân Trung Quốc năng lực phát động tấn công thông thường đối với các mục tiêu ở khu vực Tây Thái Bình Dương, gồm có các cơ sở của quân Mỹ ở Guam.
Báo cáo chỉ ra, tên lửa tấn công đối đất kiểu mới Trung Quốc có thể mang theo đầu đạn hạt nhân. Nhưng cho đến nay còn chưa chứng thực tên lửa kiểu mới đã lắp đầu đạn hạt nhân.
Theo bài báo, báo cáo cuối cùng của ủy ban này sẽ công bố vào ngày 20 tháng 11, một người phát ngôn Ủy ban cho biết, một phần nội dung của dự thảo có thể sẽ sửa đổi.
Tháng trước, Trung Quốc đã lần đầu tiên công bố hình ảnh tên lửa hành trình tấn công đối đất Trường Kiếm-10 (CJ-10), loại tên lửa trang bị cho máy bay ném bom H-6K. Máy bay H-6K có thể mang nhiều nhất 6 quả tên lửa loại này. Trung Quốc còn đang nghiên cứu chế tạo tên lửa hạt nhân Trường Kiếm-20 (CJ-20), cũng sẽ trang bị cho máy bay ném bom H-6K.
Tên lửa hành trình CJ-10 do Trung Quốc chế tạo. |
Chuyên gia về quân sự Trung Quốc, Rick Fischer, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và đánh giá quốc tế cho rằng, có nhà phân tích hoàn toàn không tán thành đối với đánh giá của ủy ban này - đánh giá này cho rằng máy bay ném bom mới rất có thể chỉ giới hạn ở mang theo tên lửa hành trình phi hạt nhân.
"Năm 2012, cựu tướng lĩnh của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga công khai cảnh báo, một số tên lửa hành trình Đông Hải-10 (DH-10) phiên bản mặt đất và trên không của Trung Quốc lắp đầu đạn hạt nhân. Trung Quốc rất có thể đang nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom mới đa năng để thay thế cho H-6K". "CJ-10 được nghiên cứu chế tạo trên nền tảng DH-10".
Chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết, tên lửa CJ-10 là "hệ thống vũ khí chính xác tiên tiến, hoàn thiện đầu tiên của Trung Quốc, có thể phát động tấn công chính xác tầm xa". "Nó còn là thành viên quan trọng của dòng tên lửa hành trình tầm xa mặt đất và trên không".
Tên lửa này sử dụng dẫn đường hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu Trung Quốc, tầm bắn xa nhất đạt 1.500 dặm Anh (khoảng 2.414 km).
Máy bay ném bom mới Trung Quốc (do dân mạng tưởng tượng) |
Bài báo chỉ ra, Trung Quốc có thể sử dụng máy bay ném bom cộng với tên lửa hành trình tấn công các mục tiêu tất cả các vùng biển ven bờ trong khu vực chuỗi đảo thứ nhất, khu vực này gồm một loạt hòn đảo kề sát bờ biển phía đông và phía nam Trung Quốc.
Các chuyên gia quân sự cho rằng, máy bay ném bom H-6K mới chỉ là động thái thích ứng tạm thời của Quân đội Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc còn đang chế tạo máy bay ném bom mới có bán kính bay tối đa đạt 7.500 dặm Anh (12.000 km, hành trình tính toán là 25.000 km trở lên).
Nghe nói, máy bay ném bom mới còn đang nghiên cứu chế tạo, sẽ đưa vào sản xuất, sau lô máy bay vận tải nội địa Y-20 đầu tiên của Trung Quốc.
Trung Quốc đang dốc sức vào phát triển năng lực chế tạo động cơ máy bay, hiện nay đây là điểm yếu chính trong chương trình máy bay phản lực của nước này.
Gần đây, một tờ báo Hồng Kông cho biết: "Máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Trung Quốc có thể sẽ các điểm chi viện chiến lược chủ yếu của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương".
Máy bay ném bom mới Trung Quốc (tưởng tượng) |