Lực lượng thiết giáp/bọc thép quân Mỹ tại Hàn Quốc. |
Tờ "Nhật báo Quang Minh" Trung Quốc vừa có bài viết cho hay, gần đây, thông tin về một bản kế hoạch của quân Mỹ đưa vật tư rút khỏi Afghanistan triển khai trước ở Philippines và Singapore đã thu hút sự chú ý rộng rãi của truyền thông Philippines. Quân Mỹ làm như vậy rốt cuộc là muốn gì?
Nguồn tin này được đăng tải trên trang mạng Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 31/7/2012. Bài báo cho biết, cùng với việc quân Mỹ sắp rút quân khỏi Afghanistan, lượng lớn vật tư quân dụng đưa đi đâu đã trở thành một vấn đề.
Quân Mỹ hoàn toàn không muốn vận chuyển số vật tư này quay trở về Mỹ, nên đã đề xuất bố trí vật tư trước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương để hỗ trợ cho việc “ứng phó khẩn cấp các thảm hoạ và các sự cố bất ngờ khác”.
Còn bố trí vật tư gì và bố trí ở đâu, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương quân Mỹ đang cùng với Bộ Quốc phòng và Cơ quan Phát triển Quốc tế nghiên cứu.
Tuy nhiên, theo tiết lộ của Chuẩn tướng Mark Macleod - người phụ trách công tác hậu cần của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, địa điểm triển khai được xem xét gồm có Philippines và Singapore, bởi vì các công trình kho hàng, sân bay và bến cảng thuận tiện.
Vật tư gồm lều bạt, chăn mền và máy phát điện. Ban đầu, thông tin này không gây sự chú ý lớn lắm. Sau nhiều tuần, nhiều phương tiện truyền thông Philippines như News Agency, Daily Inquirer đã liên tiếp đưa tin, việc này lập tức được quốc tế biết đến.
Philippines đã công khai bày tỏ hoan nghênh đối với vấn đề này. Ngày 14/8, Arnulfo Burgos, người phát ngôn Lực lượng vũ trang Philippines trả lời báo chí cho biết: “Kế hoạch bố trí trước của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ là một sự phát triển tình thế đáng hoan nghênh, đặc biệt là đối với Philippines, nước liên tiếp xảy ra thiên tai.
Vật tư hậu cần của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương quân Mỹ sẽ giúp đỡ đáng kể cho Lực lượng vũ trang Philippines hoàn thành nhiệm vụ cứu trợ nhân đạo và cứu nạn”.
60% lực lượng Hải quân Mỹ sẽ triển khai ở Thái Bình Dương. |
Trong khi đó, Singapore chưa có phản ứng công khai đối với vấn đề này. Nhưng xét tới mấy chục năm qua, Singapore luôn là đại bản doanh hậu cần của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, năm 1992 sau khi quân Mỹ đóng cửa căn cứ hải quân vịnh Subic ở Philippines, vị trí của Singapore càng nổi bật, vì vậy Mỹ triển khai vật tư ở Singapore có thể không thành vấn đề.
Tuy nhiên, trong cùng một bài báo, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear cho biết, mục tiêu của quân Mỹ hoàn toàn không hạn chế ở Philippines và Singapore, mà là muốn bố trí vật tư trước ở nhiều nước châu Á-Thái Bình Dương hơn, thậm chí “triển khai luân phiên” lực lượng.
Locklear sẽ tìm cách đạt được thoả thuận thay phiên lực lượng với nhiều chính phủ hơn. Như vậy, khi xảy ra thiên tai hoặc các cuộc khủng hoảng khác, lực lượng có thể cách gần hơn.
Trong khi đó, Chuẩn tướng Macleod, người phụ trách công tác hậu cần ngầm cho biết, mặc dù có một số nước có thể không sẵn sàng cho Mỹ triển khai quân ở nước họ, nhưng có thái độ cởi mở đối với việc tiếp nhận thiết bị và vật tư triển khai trước của Mỹ, bởi vì “những vật tư này được dùng cho cứu trợ nhân đạo, chỉ là để trong container và kho hàng”.
Về lý do triển khai vật tư, quân Mỹ công khai tuyên bố việc làm này là để hỗ trợ cho “ứng phó khẩn cấp thiên tai và các sự cố bất ngờ khác của khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. Khi trả lời các phương tiện truyền thông, bất kể là Quân đội Mỹ hay Quân đội Philippines đều cùng nhấn mạnh là để “ứng phó khẩn cấp, cứu nạn”.
Tàu tiếp tế USNS Richard E Byrd của Hạm đội 7 tại Cam Ranh, Việt Nam. |
Nhưng báo Trung Quốc cho rằng, Mỹ luôn chủ trương “tự do hàng hải ở biển Đông”, “cứu nạn” chỉ là một cớ để quân Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương. Thông qua thoả thuận “thay phiên lực lượng” ở các nước Australia, Singapore, Philippines, quân Mỹ đã sơ bộ thực hiện thúc đẩy trước và cơ động lực lượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hơn nữa lần này nếu có thể triển khai trước vật tư có nghĩa là đưa “lương thảo” bố trí trước ở nơi xảy ra sự cố bất ngờ thậm chí chiến tranh trong tương lai, sẽ tiếp tục tăng cường rõ rệt khả năng phản ứng nhanh cho quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Đối với vấn đề này, tờ “ Daily Inquirer” dẫn nguồn tin bình luận: “Đây là chiến lược quân sự mới của quân Mỹ. Trước tiên đưa vật tư quân sự tới khu vực chiến lược, khi xảy ra tình huống khẩn cấp, chỉ cần điều động lực lượng là được. Chiến lược này thuận tiện hơn rất nhiều so với có căn cứ quân sự mang tính vĩnh viễn ở một khu vực nào đó”.
Báo Trung Quốc cho rằng, những vấn đề cũng đáng quan tâm như: còn có nhiều nước hơn sẽ ký thoả thuận “triển khai luân phiên” với Mỹ hay không? Cuối cùng có nước nào đồng ý triển khai vật tư? Ngoài lều bạt, chăn, máy phát điện, quân Mỹ rốt cuộc còn triển khai trước vật tư gì ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương?
Tàu chiến đấu duyên hải Mỹ sẽ triển khai ở Singapore từ năm 2013 |
>> Hình ảnh mới nhất về siêu hạm USS Independence có thể có mặt ở Biển Đông
>> Sức mạnh siêu hạm đổ bộ Zurb của Hải quân Nga
>> Siêu hạm tuần duyên, bảo vệ chủ quyền USS Freedom của Hải quân Mỹ
>> Cận cảnh trực thăng tấn công AH-64 Apache của Lục quân Mỹ
>> Mãn nhãn với những hình ảnh siêu nét chụp tiêm kích F-35 của Mỹ