Trung Quốc: Giáo dục giới cho trẻ mẫu giáo bằng... búp bê
Đó là những loại búp bê được may bằng vải và nhồi phồng như những con gấu bông mà giới trẻ yêu thích. Điều đáng nói ở đây là búp bê được mô phỏng theo hình dạng con trai và con gái với đầy đủ... bộ phận sinh dục để hở! Những con búp bê này đang được áp dụng vào giảng dạy trong giờ giáo dục giới tính cho trẻ nhỏ tại rất nhiều trường trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc.
Các bé Trung Quốc trong giờ giáo dục giới tính với búp bê |
Phương pháp này nhận được nhiều sự đồng tình của giới chuyên môn. Một giáo viên chia sẻ: “Đã đến lúc chúng ta cần nhìn thẳng vào vấn đề. Cố né tránh chỉ làm cho nó thêm phức tạp. Nhiều người cho rằng, điều này chẳng khác gì “vẽ đường cho hươu chạy”. Tuy nhiên, nếu chúng ta không vẽ đường, những chú hươu sẽ rất dễ đi lạc”.
Những buổi giáo dục giới tính có sự hỗ trợ của búp bê vải dường như sinh động hơn hẳn. Các bạn trẻ dễ dàng mường tượng hơn về điều mình đang được nghe giảng. Một phần trong mục tiêu của chương trình là nhằm giáo dục học sinh làm thế nào để tránh quan hệ tình dục trước hôn nhân và hậu quả của quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, còn trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết và những lời khuyên về việc quan hệ tình dục an toàn.
Mặc dù được xếp vào những phương thức giáo dục không bảo thủ nhưng việc sử dụng búp bê vải có hình dạng rõ ràng của bộ phận sinh dục khiến cho nhiều người lo ngại về hiệu quả của nó. Thậm chí một số nơi tại Trung Quốc đã đưa chương trình giáo dục này vào cho các bé đang ở độ tuổi mẫu giáo.
Một phụ huynh cho biết: “Chúng tôi không yên tâm khi để con mình học với những búp bê có bộ phận sinh dục như vậy. Điều này có thể gây ảnh hưởng không tốt đối với bọn trẻ. Thậm chí, không giúp trẻ hiểu rõ vấn đề mà còn kích thích sự hiếu kỳ của chúng”.
Hiện tại, việc giáo dục giới tính cho học sinh bằng búp bê vẫn đang gây nhiều tranh cãi tại Trung Quốc.
Gần 750 học sinh bỏ học sau hè
Thông tin từ ngành GD&ĐT Nghệ An cho biết, sau kỳ nghỉ hè vừa qua, toàn tỉnh Nghệ An có 742 học sinh bỏ học.
Trong đó, học sinh cấp THPT là 286 em, học sinh THCS 450 em và học sinh tiểu học 6 em. Nguyên nhân khiến các em bỏ học là vì gia đình khó khăn, các em có học lực kém hoặc phải đi học quá xa.
Thông tin từ ngành GD&ĐT Nghệ An cho biết, sau kỳ nghỉ hè vừa qua, toàn tỉnh Nghệ An có 742 học sinh bỏ học.
Trong đó, học sinh cấp THPT là 286 em, học sinh THCS 450 em và học sinh tiểu học 6 em. Nguyên nhân khiến các em bỏ học là vì gia đình khó khăn, các em có học lực kém hoặc phải đi học quá xa.
Cận ngày khai giảng, nhiều địa phương vẫn thiếu giáo viên
Chuẩn bị năm học mới 2012-2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, đến nay, các địa phương đều đẩy nhanh tiến độ xây dựng và sửa chữa cơ sở vật chất trường học, bảo đảm đủ cơ sở vật chất trước khi khai giảng năm học mới. Đơn cử như Tuyên Quang không có đơn vị nào phải bố trí học 3 ca; Đồng Tháp đã hoàn thành đưa vào sử dụng 377 phòng học, phòng chức năng, sửa chữa 766 phòng học.
Tỉnh Phú Thọ cung cấp 615 bộ sách giáo khoa cho 720 học sinh thuộc diện chính sách; 100% giáo viên, học sinh đã có đủ sách giáo khoa, ấn phẩm phục vụ cho năm học mới. Lạng Sơn đã dành trên 5,1 tỷ đồng để hỗ trợ học sinh nghèo, mồ côi, vùng khó khăn.
Các tỉnh cũng đã tập trung rà soát, sắp xếp, điều động bố trí cán bộ quản lý và giáo viên cho năm học mới. Ví dụ tỉnh Quảng Ninh đã thi tuyển viên chức giáo dục để bổ sung thêm 103 giáo viên, 58 nhân viên; Đồng Tháp tuyển dụng 700 giáo viên, giải quyết thuyên chuyển trong tỉnh 265 giáo viên, nhân viên các cấp học.
Tuy nhiên, tình trạng thiếu giáo viên vẫn xảy ra như Đắk Nông hiện còn thiếu 193 giáo viên mầm non, 64 giáo viên tiểu học, 63 giáo viên trung học. Hiện tỉnh này vẫn đang phải tổ chức tuyển dụng giáo viên cho năm học mới. Lạng Sơn hiện vẫn còn thiếu 111 cán bộ quản lý trường mầm non do nhiều trường mới thành lập; thiếu 358 giáo viên mầm non, tỉnh phải tuyển hợp đồng để bảo đảm đủ giáo viên khi bước vào năm học mới. Tỉnh An Giang cũng đang phải tổ chức thi tuyển với 1.607 viên chức ngành giáo dục để bảo đảm đội ngũ trong năm học mới.
NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT |
|
Bộ Giáo dục nên thống nhất tài liệu về kiến thức Hoàng Sa, Trường Sa |
|
Chùm ảnh: Năm học mới, học sinh vẫn phải "cõng" cặp tới trường |
ĐIỂM NÓNG |
|
Đỗ Quyên (TH)