Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 12 tháng 9 dẫn tờ "The Times of India" ngày 4 tháng 9 đăng bài viết "Tàu chiến Trung Quốc đến gần trinh sát khu vực trọng yếu chiến lược của Ấn Độ, Ấn Độ không thể ngăn chặn".
Tháng 9 năm 2014, tàu ngầm thông thường Type 039 Hải quân Trung Quốc hiện diện ở cảng Colombo, Sri Lanka (ảnh tư liệu) |
Theo bài viết, Quân đội Ấn Độ gần đây giám sát được hoạt động trinh sát của tàu chiến Hải quân Trung Quốc ở khu vực lân cận quần đảo Andaman - Nicobar. Bộ Quốc phòng Ấn Độ đang cân nhắc triển khai nhiều tàu chiến hơn ở đây.
Bộ tư lệnh phòng ngự chiến lược duy nhất của Ấn Độ đã đặt tại Andaman. Đây là "bộ tư lệnh phòng ngự liên hợp" liên quân chủng đầu tiên trong lịch sử Quân đội Ấn Độ, bao gồm 3 quân chủng lục, hải không quân và lực lượng bảo vệ bờ biển.
Theo tờ "The Times of India", Quân đội Ấn Độ cho rằng, nếu Trung Quốc phát động tấn công đối với Ấn Độ, có thể sẽ tấn công trước quần đảo Andaman, chứ không phải khu vực biên giới miền bắc. Bởi vì, Ấn Độ có ưu thế trên không ở khu vực biên giới miền bắc, có thể chống đỡ 7 - 8 ngày.
Khu vực Trung Quốc tấn công duy nhất sẽ không gặp phải sự chống cự thực sự chính là quần đảo Andaman.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy tàu ngầm thông thường Type 039A và tàu chi viện Type 925 Hải quân Trung Quốc đã đậu ở cảng Karachi, Pakistan vào tháng 5 năm 2015 |
Một nguồn tin giấu tên cho biết, Bộ tư lệnh phòng ngự chiến lược ở Andaman giám sát được, tàu chiến Hải quân Trung Quốc gần đây áp sát rất gần lãnh hải Ấn Độ. Có tin cho biết, tình hình như vậy cứ 3 tháng ít nhất sẽ xảy ra 2 lần.
"Chúng tôi đã nói rõ với Trung quốc là luôn giám sát hoạt động của họ. Mặc dù chúng tôi có năng lực phát hiện ở quần đảo Andaman, nhưng không có biện pháp ngăn chặn" - nguồn tin nói trên cho hay.
Theo nguồn tin này, Hải quân Ấn Độ chỉ triển khai tàu đổ bộ và tuần tra ở quần đảo Andaman, nhưng không có bất cứ tên lửa nào để ứng phó với tàu chiến hoặc máy bay vi phạm.
Pradip Chatterjee - trung tướng Hải quân Ấn Độ, tư lệnh Quân khu quần đảo Andaman từ chối đưa ra bình luận đối với vấn đề này. Nhưng, ông nói với tờ "The Times of India" rằng, dưới sự lãnh đạo của ông, hạ tầng cơ sở quần đảo Andaman đang đẩy nhanh phát triển, bến cảng mới đang xây dựng, Không quân Ấn Độ cũng có khả năng triển khai một bộ phận vũ khí trang bị.
Trong 5 năm tới sẽ có sự thay đổi lớn, quần đảo Andaman hiện nay vững chắc, không gì có thể phá nổi.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 Hải quân Trung Quốc hiện diện ở Ấn Độ Dương (ảnh tư liệu) |
Ấn Độ coi Ấn Độ Dương là sân sau của họ. Tạp chí nổi tiếng "Tuần san" của Ấn Độ gần đây có bài viết cho rằng, phần lớn các nước lớn trên thế giới cũng đồng ý, Ấn Độ Dương là sân sau chiến lược của Ấn Độ. Chỉ có Trung Quốc không thừa nhận.
Tờ báo này cho rằng: "Rồng ở dưới nước phun ra lửa. Trong vài năm, Ấn Độ đã mất đi trận địa của chiến tuyến tàu ngầm, vì vậy cần thiết đẩy nhanh chế tạo nhiều tàu ngầm hơn".
Đối với vấn đề này, nhà nghiên cứu Trương Quân Xã thuộc Viện nghiên cứu học thuật quân sự Trung Quốc lên tiếng biện hộ cho rằng, Trung Quốc luôn thực hiện nhiệm vụ hộ tống và chống cướp biển ở vùng biển Somalia và vịnh Aden, những hoạt động bình thường ở Ấn Độ Dương phù hợp luật pháp quốc tế và thông lệ quốc tế, sẽ không tạo ra mối đe dọa đối với bất kỳ nước nào.
Biên đội hộ tống Hải quân Trung Quốc ở vịnh Aden (ảnh tư liệu) |