Trung Quốc kích thích Australia phát triển quân sự, liên kết ứng phó

15/12/2014 09:37
Đông Bình
(GDVN) - Australia tăng chi tiêu quân sự, tập trung phát triển hải quân tầm xa, liên kết với Mỹ-Nhật kiềm chế Trung Quốc, cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine.

Lắp đuôi buông Australia sản xuất cho máy bay chiến đấu F-35

Mạng thế giới vật liệu composite Mỹ ngày 24 tháng 11 cho biết, chiếc cánh đuôi thẳng đứng đầu tiên do Công ty Marand Australia chế tạo vào ngày 23 tháng 11 đã được lắp cho máy bay chiến đấu F-35. Công tác lắp ráp được tiến hành tại nhà máy Fort Worth của Công ty Lockheed Martin tại bang Texas.

Công ty Marand Australia sản xuất đuôi thẳng đứng của máy bay chiến đấu F-35
Công ty Marand Australia sản xuất đuôi thẳng đứng của máy bay chiến đấu F-35

Công ty Marand Australia là nhà thầu phụ của Công ty BAE Systems, việc hoàn thành công tác này đánh dấu chương trình F-35 đem lại tăng trưởng cho kinh tế công nghiệp hàng không vũ trụ của Australia. Chương trinh đuôi buông là chương trình chế tạo lớn nhất của F-35 trong quy hoạch của Australia, có kế hoạch chế tạo 722 chiếc.

CEO Công ty Marand đã cảm ơn sự ủng hộ của Công ty BAE Systems đối với họ và cho biết công việc này không chỉ phục vụ cho công nghiệp quốc phòng Australia, mà cũng đã cung cấp rất nhiều vị trí nghề nghiệp công nghệ cao.

Không quân hoàng gia Australia sẽ trang bị máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35, hơn nữa hiện nay kim ngạch hợp đồng F-35 mà công nghiệp hàng không Australia ký kết đã vượt 412 triệu USD.

Xây dựng công nghiệp đóng tàu bền vững

Tờ "Aerospace Defense" ngày 9 tháng 12 đưa tin, chính quyền Abbott dốc sức vào xây dựng một nước Australia có an ninh tin cậy.

Chính phủ Australia đã tuyên bố kế hoạch 3 nội dung chính, nhằm xây dựng một nền công nghiệp đóng tàu hải quân phát triển bền vững, để hỗ trợ cho sự phát triển của ngành đóng tàu.

Thứ nhất, chính phủ sẽ hợp tác với giới công nghiệp để phục hồi kế hoạch tàu khu trục phòng không.

Thứ hai, chính phủ sẽ xây dựng một ngành tàu ngầm độc lập, tránh xuất hiện khoảng cách năng lực tàu ngầm.

Tàu tấn công đổ bộ Canberra, Hải quân hoàng gia Australia
Tàu tấn công đổ bộ Canberra, Hải quân hoàng gia Australia

Thứ ba, chính phủ sẽ xây dựng một ngành đóng tàu hải quân cho hạm đội tàu hộ vệ tương lai, để nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp.

Ý thức được thảm họa tài chính để lại của chính phủ khóa trước, Australia sẽ bảo đảm hải quân biên chế với thực lực mạnh nhất và giá cả thích hợp nhất. Phương án cụ thể liên quan sẽ được đưa ra vào lúc thích hợp.

Chương trình tàu khu trục phòng không được nhiều bên hỗ trợ

Mạng quan chức hải quân Mỹ ngày 9 tháng 12 cho biết, Công ty BAE Systems, Công ty đóng tàu Navantia, phân bộ Australia của Công ty Raytheon sẽ cung cấp hỗ trợ chuyên ngành đóng tàu kèm theo cho chương trình tàu khu trục phòng không của Hải quân hoàng gia Australia với trị giá 8,5 tỷ USD.

Theo bài báo, chương trình khó khăn này hiện đã vượt 600 triệu USD so với ngân sách. Động thái mới nhất này là bước đi đầu tiên trong kế hoạch 3 bước phát triển tiềm năng trên biển của Hải quân Australia.

Bộ trưởng Tài chính Australia Matias Colman nói: "Thông qua thực hiện chiến lược cải cách đánh giá độc lập chương trình tàu khu trục phòng không do giáo sư Donald Winter đề nghị, chính phủ sẽ cố gắng để chương trình quốc phòng quan trọng này quay trở lại quỹ đạo đúng đắn, ngăn chặn sự leo thang liên tục về chi phí chương trình và kéo dài thời gian của kế hoạch.

Thỏa thuận dài hạn của chương trình tàu khu trục tác chiến phòng không hiện vẫn chưa có quyết sách, các bên tham gia hợp tác chương trình tàu khu trục phòng không trong đó có nhà máy đóng tàu ASC và công ty Raytheon sẽ chế tạo và bàn giao 3 tàu".

Tàu khu trục phòng không lớp Hobart Hải quân hoàng gia Australia
Tàu khu trục phòng không lớp Hobart Hải quân hoàng gia Australia

Matias Colman nói thêm: "Chúng tôi tập trung vào sử dụng phương thức hiệu quả nhất tiến hành hợp tác, tích cực cùng tất cả các bên có lợi ích liên quan xây dựng quan hệ mang tính xây dựng để bảo đảm cho chúng tôi đều ý thức được tầm quan trọng của chương trình này đối với an ninh, lợi ích quốc gia cùng với lợi ích lâu dài của nó đối với ngành đóng tàu của Australia".

Là một phần của thỏa thuận, Công ty BAE Systems sẽ phụ trách cung cấp nhóm chuyên gia đóng tàu và giám đốc chương trình.

Người đứng đầu bộ phận hành chính của Công ty BAE Systems David Alot nói: "Chính phủ Australia đã cho biết rõ, xoay chuyển thế yếu của chương trình này rất quan trọng đối với tương lai của ngành đóng tàu hải quân Australia".

Công ty đóng tàu Navantia Tây Ban Nha sẽ cung cấp chuyên gia thiết kế, Công ty Raytheon sẽ phụ trách quản lý lĩnh vực.

Tăng chi tiêu quân sự do bị Trung Quốc kích thích

Tờ “The Star Phoenix” Mỹ ngày 12 tháng 12 đăng bài viết “Sự trỗi dậy của Trung Quốc kích thích Australia tăng chi tiêu quân sự” của tác giả Matthew Fischer cho rằng, sự tăng trưởng nhanh chóng về thực lực của Quân đội Trung Quốc kích thích Australia tăng chi tiêu quân sự, Chính phủ Australia đã quyết định ưu tiên phát triển quân sự.

Theo bài viết, ngân sách quốc phòng năm 2015 của Australia sẽ đạt 30 tỷ USD. Chính phủ Canada cũng có kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng năm 2015 lên 42 tỷ USD. Đương nhiên, ngân sách quốc phòng Canada lập tức tăng 10 - 20 tỷ USD là điều không thể, nhất là cuộc bầu cử của Canada sắp đến gần.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 Hải quân Trung Quốc xuất hiện ở Ấn Độ Dương
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 Hải quân Trung Quốc xuất hiện ở Ấn Độ Dương

Nguyên nhân Australia sở dĩ lựa chọn tăng ngân sách quốc phòng có thể bao gồm một từ: Trung Quốc.

Mặc dù một tháng trước Australia và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận thương mại khổng lồ, nhưng Australia cho rằng, cần thiết tăng cường chi tiêu quốc phòng, bởi vì họ cảm nhận được mối đe dọa của hải quân tầm xa Trung Quốc đối với bờ biển của họ, Quân đội Trung Quốc đang đẩy nhanh phát triển năng lực tấn công tầm xa của họ.

Nhưng, điều bị kích thích là, Trung Quốc sử dụng lượng lớn tiền của để đổi lấy quặng sắt của Australia và trở thành khách hàng lớn nhất của Canberra. Australia lại sử dụng những khoản tiền này để mua tàu chiến đắt tiền và xây dựng một lực lượng đường không mạnh, đối đầu với Quân đội Trung Quốc.

Chính phủ Australia đã đạt được đồng thuận về đẩy nhanh đầu tư quân sự, các chương trình chính phủ khác sẽ bị cắt giảm. Andrew Davis thuộc Viện nghiên cứu chính sách chiến lược Australia chỉ ra, bản đồ thế giới lấy Australia làm trung tâm đã chi phối gian phòng của Văn phòng chính phủ.

Australia bắc giáp eo biển Malacca, đây là con đường phần lớn thương mại của Australia phải đi qua. Trung Quốc luôn có ý đồ kiểm soát khu vực này, bởi vì hàng hóa của họ phải đi qua đây.

Biên đội hộ tống Hải quân Trung Quốc đến Ấn Độ Dương
Biên đội hộ tống Hải quân Trung Quốc đến Ấn Độ Dương

Tình hình an ninh khó khăn do thực lực tăng nhanh của Quân đội Trung Quốc gây ra là vấn đề an ninh chủ yếu của Australia, Australia sẽ chi vài tỷ USD mua sắm trang bị quân sự. Australia đã quyết định mua 100 máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ. Australia có thể còn phải đối mặt với các hành động quân sự không có Mỹ, bao gồm hỗ trợ duy trì trạng thái ổn định của các nước xung quanh như Đông Timor, Papua New Guinea, quần đảo Solomon và Fiji.

Hơn nữa, Indonesia và Australia còn tồn tại bất đồng nghiêm trọng trong vấn đề các nước khác như Đông Timor. Andrew Davis nói: “Mỹ sẽ không tham gia chiến đấu giữa Australia và Indonesia, nhưng tôi cho rằng vấn đề này không đáng lo ngại, bởi vì, hiện nay mọi người đều đang thảo luận tình hình phía bắc của Đông Nam Á, chứ không phải phía nam”.

Liên thủ với Nhật Bản bao vây Trung Quốc

Tạp chí "Quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương" Đài Loan đưa tin, Mỹ, Nhật, Australia đang xây dựng hiệp đồng phòng thủ ba bên để chia sẻ gánh nặng phòng thủ, hình thành tuyến vây chặn trên biển mới, ngăn chặn lực lượng Hải quân Trung Quốc xâm nhập Ấn Độ Dương.

Ba nước này đã tiến hành phân công, trong đó, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản chủ yếu phụ trách biển Hoa Đông, còn Australia phụ trách giám sát Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông, Ấn Độ Dương. Nhật Bản có ý định bán nhiều tàu ngầm tiên tiến hơn cho Australia, lô đầu tiên sẽ có 3 chiếc, hơn nữa chuyển giao công nghệ tàu ngầm tương ứng cho Australia, đồng thời, Nhật Bản sẽ còn trực tiếp điều tàu ngầm của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đến châu Úc và xâm nhập Ấn Độ Dương.

Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo

Tin tức tình báo mới nhất cho biết, sở trường của tàu ngầm Australia chính là tuần tra phát hiện tầm xa, 30 năm trước, tàu ngầm Australia từng lẻn vào vịnh Cam Ranh Việt Nam, giám sát động thái của Hải quân Liên Xô, hơn nữa một khi Australia và Nhật Bản liên thủ hợp tác tàu ngầm, thì đây sẽ là ác mộng của Quân đội Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.

Ngoài ra, Nhật Bản đã xây dựng một trạm mặt đất ở phía tây Australia, cung cấp trợ giúp cho bắn và định vị 4 vệ tinh trinh sát của Nhật Bản, tập trung theo dõi các tín hiệu của Quân đội Trung Quốc.

Ngoài ra, Nhật Bản, Australia có kinh nghiệm tuần ta trinh sát dưới nước hoàn thiện, đứng trước các hoạt động của Quân đội Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, Lực lượng Phòng vệ Biển lấy tàu ngầm làm tiền tiêu theo dõi bí mật, đồng thời, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ gia tăng số lượng tàu ngầm để nâng cao tốc độ tìm kiếm, tiêu diệt.

Thông tin tình báo của Nhật Bản cho biết, Hải quân Trung Quốc hiện đang phổ biến trang bị ngư lôi tốc độ cao mới nhất, tàu ngầm Nhật Bản cần trang bị vũ khí sát thương mềm như mồi nhử ngư lôi mới nhất, tập trung đáp trả cuộc chiến thủy lôi của Quân đội Trung Quốc.

Cung cấp viện trợ quân sự 2 triệu USD cho Ukraine

Hãng tin Reuters Anh ngày 11 tháng 12 dẫn lời Thủ tướng Australia Abbott nói với Tổng thống Ukraine Poroshenko vào thứ Năm vừa qua rằng, Australia có thể xuất khẩu than đá và uranium cho Ukraine, trợ giúp Ukraine giảm lệ thuộc vào năng lượng Nga.

Thủ tướng Australia Tony Abbott và Tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko
Thủ tướng Australia Tony Abbott và Tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko

Tháng trước Nga tạm dừng cung ứng than đá đối với Ukraine, đây là một đòn đánh mạnh đối với nhà cung ứng năng lượng trong nước Ukraine, do ảnh hưởng cuộc xung đột miền đông Ukraine, nhà máy điện nước này đối mặt với tình hình thiếu nhiên liệu nghiêm trọng.

Abbott cho biết, hàng loạt hàng hoá của Australia có thể trở thành sự lựa chọn tin cậy của Ukraine.

Ông nói: "Australia là siêu cường năng lượng, mà an ninh năng lượng rất quan trọng đối với Ukraine, nhất là cung ứng năng lượng hiện nay của nước này yếu ớt".

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Poroshenko cho biết, Ukraine có ý định nhập khẩu than đá và uranium. Ông nói: "Chúng tôi hôm nay đã thảo luận khả năng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Ukraine có thể sẽ nhập khẩu uranium từ Australia, dùng cho nhà máy điện nguyên tử của chúng tôi".

Ngoài ra, theo báo Nga, Thủ tướng Australia Abbott cam kết cung cấp 2 triệu USD viện trợ quân sự cho Ukraine. Trang mạng Phủ Tổng thống Ukraine tuyên bố: "Ông Abbott cho biết đã đưa ra quyết định, cung cấp trên 2 triệu USD viện trợ cho lực lượng vũ trang Ukraine, trong thời gian gặp gỡ lãnh đạo hai nước, cũng đã thảo luận vấn đề liên quan Australia tham gia hội nghị viện trợ cho Ukraine tổ chức vào năm 2015".

Ngoài ra, Poroshenko còn bày tỏ cảm ơn đối với việc Thủ tướng Australia ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, đồng thời mời ông Abbott thăm Kiev vào năm 2015.

Hình ảnh minh họa trên trang mạng Đài tiếng nói Đức khii đưa tin về việc Tổng thống Ukraine kêu gọi Nga "rút quân" khỏi Ukraine
Hình ảnh minh họa trên trang mạng Đài tiếng nói Đức khii đưa tin về việc Tổng thống Ukraine kêu gọi Nga "rút quân" khỏi Ukraine

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 11 tháng 12 còn cho biết, ngày 11 tháng 12, Tổng thống Ukraine Poroshenko đã kêu gọi Nga "rút quân" khỏi Ukraine, đóng cửa biên giới và cho biết điều này sẽ nhanh chóng có thể thúc đẩy hòa bình trong 1 - 3 tuần. Cho rằng, Nga cần tuân thủ thỏa thuận hòa bình đạt được ở thủ đô Minsk, Belarus vào ngày 5 tháng 9 năm 2014.

Ukraine và các nước phương Tây luôn tuyên bố quân đội Nga tiến vào lãnh thổ Ukraine, nhưng Nga cho biết, bất luận là Ukraine hay các nước phương Tây đều không thể đưa ra chứng cứ cho điều này.

Đông Bình