Ngày mai 2/5, Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ thăm chính thức Triều Tiên theo lời mời của Ngoại trưởng Ri Yong-ho.
South China Morning Post ngày 1/5 dẫn lời chuyên gia Zhao Tong từ Trung tâm Chính sách toàn cầu Carnegie - Tsinghua ở Bắc Kinh bình luận:
Chuyến thăm Bình Nhưỡng của ông Vương Nghị có thể là bằng chứng về ý chí mạnh mẽ của Trung Quốc trong việc nỗ thực tham gia các cuộc đàm phán sắp tới về bán đảo Triều Tiên.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, ảnh: SCMP. |
Trưởng ban Liên lạc đối ngoại trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Tống Đào đã đến Bình Nhưỡng trong tháng Tư. Đây là dấu hiệu cải thiện quan hệ Trung - Triều sau chuyến đi Bắc Kinh mang tính bước ngoặt của ông Kim Jong-un.
Zhao Tong tin rằng, chuyến công cán lần này của ông Vương Nghị dường như mang ý nghĩa quan trọng hơn chuyến đi của ông Tống Đào. Học giả này phân tích:
"Trung Quốc sẽ quan tâm tìm hiểu xem cam kết của 2 miền Triều Tiên hôm 27/4 về việc sẽ cùng nhau kết thúc Chiến tranh Triều Tiên thông qua đàm phán 3 bên (Mỹ - Triều - Trung), hay 4 bên (Mỹ - Triều - Trung - Hàn).
Có thể Bắc Kinh lo ngại họ sẽ mất chỗ ngồi tại bàn đàm phán giữa 2 miền Triều Tiên và Hoa Kỳ.
Ngoại trưởng Vương Nghị có thể sẽ thuyết phục Bình Nhưỡng hành động để có đàm phán 4 bên, giữ cho Bắc Kinh 1 ghế trong các cuộc đàm phán hòa bình sắp tới.
Ngoài ra ông Vương Nghị có thể bày tỏ mong muốn của Bắc Kinh được tham gia kiểm tra các hoạt động giải trừ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên trong tương lai.
Trung Quốc là một quốc gia hạt nhân 'hợp pháp' (?!), và sẽ có ý nghĩa với Bắc Kinh nếu họ được quan sát, kiểm tra quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo của Bình Nhưỡng."
Nhà nghiên cứu Pak Hak-soon, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bắc Triều Tiên của Học viện Sejong, Seoul, đồng ý rằng có thể Vương Nghị đi Bình Nhưỡng là để tìm cho Trung Quốc 1 ghế trong các cuộc đàm phán tiếp theo.
Tuy nhiên nhà nghiên cứu này không đồng ý với quan điểm khả năng Trung Quốc sẽ bị bỏ qua trong quá trình đàm phán về hòa bình cho bán đảo. Ông nói:
Ông Kim Jong-un xem Trung Quốc như người dưng, Hàn Quốc mới là thủ túc? |
"Chúng ta phải nhìn vào bức tranh rộng lớn hơn.
Mệnh đề 'bỏ qua Trung Quốc' có thể đúng nếu bạn chỉ nhìn vào tình hình hiện tại, nhưng sẽ không chính xác nếu bạn nhìn vào bức tranh rộng lớn hơn về địa chính trị khu vực.
Ở phương diện địa chính trị, Trung Quốc đã đặt họ vào một vị thế đóng vai trò then chốt trong tương lai cho việc giải quyết hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên."
Tiến sĩ Bonnie Glaser từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS), Washington, nhận định:
Việc mất ghế tại các cuộc đàm phán hòa bình cho bán đảo Triều Tiên sẽ là điều không chấp nhận được với Bắc Kinh. Bà nói:
"Người Trung Quốc muốn đảm bảo rằng họ có một suất trong bàn đàm phán và có phương tiện để gây ảnh hưởng đến quá trình các sự kiện trên bán đảo.
Chắc chắn Trung Quốc háo hức muốn nghe xem kế hoạch của ông Kim Jong-un là gì để chuẩn bị cho cuộc gặp với Donald Trump.
Trong khi đó ông Kim Jong-un lại không nói gì về việc Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc, mà chắc chắn đây là những gì Trung Quốc hy vọng.
Bắc Kinh có thể bị kích thích bởi việc Kim Jong-un phớt lờ đề nghị của Trung Quốc, rằng Mỹ - Hàn dừng tập trận và Triều Tiên dừng thử tên lửa, hạt nhân."
Nguồn: