Tên lửa chiến lược mới của Lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc |
Trang mạng quân sự sina Trung Quốc dẫn mạng tin tức tổng hợp công nghiệp quân sự Nga ngày 11 tháng 12 đưa tin, sắp tới, lực lượng hạt nhân chiến lược Trung Quốc thực sự phát triển với tốc độ rất cao, kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc sẽ lần đầu tiên trong lịch sử có thể chịu được thảm họa của đợt tấn công đầu tiên.
Đánh giá này của nhà phân tích quân sự Mỹ làm cho Lầu Năm Góc lo ngại, đã thay đổi hoàn toàn thái độ của Mỹ đối với chương trình hạt nhân của Trung Quốc.
Chuyên gia Mỹ cho rằng, tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược mới nhất của Trung Quốc chuẩn bị ra biển tuần tra trước cuối năm 2014, nó sẽ mang theo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trên biển có thể tấn công bờ biển Mỹ, từ đó làm cho Trung Quốc có được thủ đoạn uy hiếp hạt nhân trên biển tin cậy.
Chuyên gia Nicholas Giacometti, Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế Washington cho rằng, kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc lần đầu tiên trong lịch sử sẽ vượt qua thảm họa của đợt tấn công lần thứ nhất, đây cũng là bước cuối cùng Trung Quốc phải đi để sở hữu năng lực bảo đảm tiến hành phản kích hạt nhân.
Báo cáo mà Quốc hội Mỹ nhận được chỉ ra, hiện nay không thể xác định số lượng chính xác tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và đầu đạn hạt nhân hiện có của Trung Quốc, bởi vì tính cơ mật của chương trình hạt nhân Trung Quốc khá mạnh. Hiện nay, nguồn thông tin tình báo mới nhất về kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc mà Lầu Năm Góc nắm được là số liệu của năm 2006.
Tên lửa chiến lược mới của Lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc |
Căn cứ vào tin tức của mạng "Tin tức Quốc phòng" Mỹ, hiện nay, Mỹ có ý định làm rõ độ dài của đường hầm chứa vũ khí hạt nhân và số lượng đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Obama cách đây không lâu đã ký kết dự luật, yêu cầu xây dựng chiến lược an ninh quốc gia mới. Theo đó, Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ đã đệ trình báo cáo về "Trường Thành hạt nhân" dưới lòng đất của Trung Quốc, bàn thảo vấn đề khả năng sử dụng lực lượng thông thường và hạt nhân tiêu diệt những đường hầm dưới lòng đất này, tiêu diệt vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.
Mỹ căn cứ vào các bức ảnh chụp từ vũ trụ phán đoán tình hình tàu ngầm hạt nhân mới của Trung Quốc. Căn cứ vào thông tin tình báo trinh sát vũ trụ, tàu ngầm hạt nhân mới của Trung Quốc là Type 094 lớp Tấn, tàu ngầm này bị vệ tinh Mỹ chụp được khi đậu ở đảo Tiểu Bình, gần Đại Liên.
Nhìn vào bề ngoài, lồng phòng hộ giếng bắn tên lửa của tàu ngầm hạt nhân tiên tiến không khỏi khiến người ta nghĩ đến tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Delphin (NATO gọi là lớp Delta-IV).
Được biết, chiếc tàu ngầm hạt nhân Type 094 đầu tiên của Trung Quốc bắt đầu đưa vào sử dụng từ năm 2004, chủ yếu dùng để thay thế tàu ngầm hạt nhân lớp Hạ Type 092.
Căn cứ vào số liệu không đầy đủ của các kênh công khai, hiện nay, trong hàng ngũ chiến đấu của Hải quân Trung Quốc tổng cộng có 57 tàu ngầm, trong đó có 1 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Hạ, 5 tàu ngầm lớp Hán, 4 tàu ngầm tấn công lớp Kilo (Type 636 của Nga), 7 tàu ngầm lớp Tống, 18 tàu ngầm lớp Minh, 22 tàu ngầm lớp Romeo (Type 641, R). Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đã đặt mua 8 tàu ngầm lớp Kilo phiên bản cải tiến Type 887.
Binh sĩ Pháo binh 2 |
Việc hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc làm cho Quân đội Mỹ rất lo ngại, trong báo cáo "Sức mạnh quân sự Trung Quốc" mới nhất, Quân đội Mỹ đề nghị với Chính phủ Mỹ, chỉ ra, Trung Quốc xây dựng lực lượng tàu ngầm buộc Lầu Năm Góc đẩy nhanh tăng cường năng lực tác chiến săn ngầm. Do tàu chiến, số lượng máy bay và trực thăng chuyên dụng phòng thủ săn ngầm giảm đi, năng lực săn ngầm của Quân đội Mỹ dã giảm đến điểm thấp nhất trong lịch sử.
Mỹ cho rằng, tàu ngầm hạt nhân Type 094 Trung Quốc có thể mang theo 16 tên lửa đạn đạo Cự Lang-2, tầm bắn có thể đạt 8.000 - 12.000 km. Được biết, loại tên lửa này là phiên bản bắn từ tàu ngầm của tên lửa chiến lược mặt đất mới nhất Đông Phong-31A Trung Quốc.
Nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu 4, Bộ Quốc phòng Nga, người phụ trách nghiên cứu sự phát triển vũ khí hạt nhân và hậu quả sử dụng, ông Dvorkin cho rằng, Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng lực lượng hạt nhân "tam vị nhất thể" phù hợp với yêu cầu, như Mỹ và Nga, vì vậy, sự xuất hiện của tên lửa đạn đạo trên biển chỉ là vấn đề thời gian.
Sự thành công của Trung Quốc trên phương diện tên lửa Đông Phong-31 mặt đất "thích ứng với đời sống đại dương" có ý nghĩa mang tính tiêu chí, nó cho thấy, trong các nước lớn hạt nhân, Trung Quốc đã có trước năng lực chế tạo tên lửa đạn đạo thông dụng thống nhất mặt đất và trên biển.
Binh sĩ Pháo binh 2 |
Trong khi đó, Nga mãi đến gần đây mới thực hiện được mục tiêu này đối với tên lửa đạn đạo Bulava - loại tên lửa chế tạo cho tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược lớp Borey Type 955. Kiến trúc sư trưởng của loại tên lửa này Solomonov từng nhiều lần cho rằng, một trong những mục tiêu chế tạo hệ thống vũ khí tên lửa chiến lược mới ở chỗ làm cho nó cố gắng được thống nhất, có năng lực thích ứng với các loại trang bị.
Nhưng rất rõ ràng, nhà thiết kế Nga không thể đạt được mục tiêu đúng hạn, ít nhất tương đối lạc hậu trên phương diện trang bị tên lửa Bulava phiên bản trên biển, trong khi đó, cụm chiến đấu mặt đất của Lực lượng tên lửa chiến lược, Quân đội Nga đã trang bị tên lửa RS-24 Yars mới. Cũng chính nó, chứ không phải phiên bản trên biển Bulava đã kế thừa toàn diện những đặc điểm chủ yếu của tên lửa Topol-M thế hệ trước.
Còn đối với tên lửa Đông Phong-31, chuyên gia cho rằng, năng lực của nó trên phương diện tính năng chiến đấu có thể tương đương với RS-12 Topol của Liên Xô. Đặc điểm nổi bật của nó là tốc độ bắn, nhanh hơn đại đa số tên lửa đạn đạo khác. Căn cứ vào một số thông tin tình báo, thời gian từ khi bắn đến khi đi vào đoạn đẩy nhanh quỹ tích tên lửa của đường pa-ra-bôn đạn đạo không hơn 5 phút. Trong thời gian này, vệ tinh rất khó phát hiện thực tế bắn tên lửa, càng chưa nói tới có ý định dẫn đường đánh chặn.
Ngoài ra, tất cả tên lửa dòng Topol, Topol-M và Yars đều sử dụng vài chục động cơ hỗ trợ, khi bay không chỉ có thể bay theo đường pa-ra-bôn đường đạn truyền thống mà còn có thể bay theo "quỹ đạo bò/trườn" (như con rắn), từ đó đã làm gia tăng độ khó cho đối phương trong việc xác định phương vị của nó, tiến tới dẫn đường cho tên lửa đánh chặn tiến hành tấn công.
Binh sĩ Pháo binh 2 |
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã chế tạo ra tên lửa kiểu cơ động đường bộ trên nền tảng Đông Phong-31, tương tự Topol Nga, đồng thời lần đầu tiên tiến hành bắn tên lửa vào tháng 9 năm 2014, làm cho Washington hết sức lo ngại. Khi tiến hành đánh giá đối với việc Trung Quốc thử nghiệm tên lửa, nhà phân tích Mỹ chỉ ra, Bắc Kinh đã lần đầu tiên thể hiện ý đồ - họ không chỉ có ý định làm cho tiềm lực hạt nhân của mình ngang ngửa với Nga, mà điều quan trọng nhất là làm cho nó được nâng lên mức chất lượng cao hoàn toàn mới khác.
Nguyên Tham mưu trưởng Lực lượng tên lửa chiến lược Nga Yesin cho rằng, khi bị đe dọa, hệ thống tên lửa kiểu cơ động có thể triển khai phân tán ở lãnh thổ rộng lớn, muốn phát hiện nó căn bản là không thể. Những hệ thống vũ khí này có thể tiến hành phản kích hạt nhân ở bất cứ điểm nào trên đường chạy.
Trước dây, sự xuất hiện của thiết bị bắn tên lửa kiểu cơ động ở Liên Xô đã làm thay đổi nghiêm trọng cân bằng sức mạnh trong đối đầu với Mỹ. Nhiều năm qua, Mỹ luôn có ý đồ tiến hành giám sát toàn cầu, liên tục đối với hệ thống vũ khí tên lửa kiểu cơ động. Được biết, họ sẽ còn phóng 21 vệ tinh lên quỹ đạo vũ trụ trong giai đoạn 2015 - 2020, nhưng vẫn không thể bảo đảm giám sát hoàn toàn tình hình di chuyển của thiết bị tên lửa kiểu cơ động.
Dvorkin cho rằng, sự xuất hiện của tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược mới nhất Trung Quốc đã tiếp tục tăng cường tính ổn định của lực lượng hạt nhân tam vị nhất thể Trung Quốc khi chiến tranh hạt nhân bùng nổ. Theo dõi tàu ngầm hạt nhân tên lửa sẽ khó khăn hơn so với theo dõi thiết bị bắn kiểu cơ động đường bộ. Điều này có nghĩa là, Bắc Kinh đã giữ được năng lực tiến hành đáp trả hạt nhân đối với kẻ xâm lược.
Binh sĩ Trung Quốc huấn luyện phòng hóa |
Mặc dù hiện nay tiềm lực hạt nhân Trung Quốc còn lâu mới mạnh bằng Mỹ và Nga, nhưng chuyên gia phương Tây dự đoán, lực lượng tên lửa thế hệ mới của Trung Quốc vẫn có thể tạo ra mối đe dọa thực tế đối với Mỹ, Nga. Trung Quốc sở hữu 60 hệ thống tên lửa nhiên liệu rắn kiểu cơ động mặt đất Đông Phong-21 (tương tự RSD-10 Tiên Phong của Liên Xô) và 20 - 30 hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31/31A (tương tự RS-1 Topol Nga). Dự kiến, sau khi bắn thử thành công Đông Phong-31B, đến năm 2015, tổng số hệ thống tên lửa chiến lược kiểu cơ động Trung Quốc sẽ đạt 130 - 140.
Trong tương lai không xa, Trung Quốc còn có thể bổ sung một loại hệ thống tên lửa chiến lược khác, đó là tên lửa mới Đông Phong-41, tầm bắn có thể đạt 14.000 km, có thể lắp 6 - 10 đầu đạn hạt nhân độc lập, về sức chiến đấu có thể ngang ngửa với Topol-M của Nga. Ngoài ra cũng đã xuất hiện tàu ngầm hạt nhân lắp tên lửa đạn đạo Cự Lang-2.
Điều cũng cần chỉ ra là, đầu tháng 12, Trung Quốc cũng đã tiến hành thử nghiệm bay lần thứ ba trong năm 2014 đối với thiết bị bay siêu thanh mới WU-14. Được biết, loại tên lửa siêu thanh này có thể chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Trong tương lai, tất cả các tên lửa nói trên của Trung Quốc đều có thể giống như lực lượng hạt nhân chiến lược Nga, được lắp đầu đạn mới, đó là đầu đạn hạt nhân kiểu cơ động siêu thanh. Việc thử nghiệm thành công thiết bị bay siêu thanh WU-14 chính là minh chứng. Trung Quốc có thể sẽ tiến hành nghiên cứu trên nền tảng đó.
Hình ảnh này được cho là Trung Quốc bắn thử tên lửa siêu thanh WU-14 |
Dvorkin chỉ ra, điều quan tọng là, Trung Quốc đã làm cho lực lượng tam vị nhất thể của mình nâng lên một trình độ hoàn toàn mới, đã tăng mạnh hiệu quả tác chiến của lực lượng hạt nhân khi ứng phó với việc nổ ra các cuộc xung đột quân sự toàn diện. Ngoài Mỹ và Nga, mãi đến nay, còn chưa có bất cứ quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân nào khác có năng lực này.
Tóm lại, kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc mặc dù chỉ có 200 - 240 đầu đạn hạt nhân, cũng có thể vượt Pháp, trở thành nước lớn hạt nhân thứ ba thế giới, buộc Mỹ, Nga phải cân nhắc đến nhân tố mới nay trong xây dựng thế giới đa cực.