Ngày 14/10, “Tuần san Hàng không” Mỹ đã có bài viết “Trung Quốc tăng cường khả năng vươn xa về quân sự”. Bài báo cho rằng, quân đội Trung Quốc có thể đến nơi nào xa nhất là tùy thuộc vào tham vọng của Trung Quốc.
Năm 2011, có một chiếc tàu chiến Trung Quốc đã thực hiện nhiệm vụ ở Địa Trung Hải. Do đó, có thể nhận thấy, Trung Quốc đã có khả năng vươn ra toàn cầu. Nhưng nhiệm vụ của chiếc tàu chiến này chỉ là bảo vệ thường dân rút khỏi Libya chứ không phải thực hiện nhiệm vụ quân sự.
Tên lửa xuyên lục địa DF-31A Trung Quốc có thể chạm tới mọi nơi trên lãnh thổ Mỹ |
Khu vực cách đường bờ biển của Trung Quốc trong phạm vi 300 km (200 hải lý) thì lại khác. Trung Quốc đã triển khai hơn 1.000 quả tên lửa đạn đạo tầm ngắn ở duyên hải nhằm chuẩn bị cho loại bỏ các rào cản của chiến trường.
Ngoài ra còn có khoảng 2.000 máy bay chiến đấu tiên tiến (số lượng còn tăng lên) có thể loại bỏ các rào cản để đến chiến trường; hệ thống phòng không mạnh hoàn toàn có thể giành được quyền kiểm soát trên không.
Andrew Davis, chuyên gia phân tích của Viện chính sách chiến lược Australia (tại Canberra) cho rằng: “Sự phát triển khả năng điều động lực lượng của Trung Quốc vẫn còn đang ở trong giai đoạn đầu, khu vực hoạt động cách đất liền Trung Quốc càng xa, thì khả năng này sẽ càng giảm mạnh”.
Hơn nữa, nguyên nhân chính phát triển khả năng điều động lực lượng của Trung Quốc là vì Đài Loan, khoảng cách xa nhất giữa hòn đảo này với đất liền Trung Quốc cũng chỉ có vài trăm km. Mà tầm phóng của tên lửa tầm ngắn, “át chủ bài” đối với hòn đảo này, chỉ là 300 km hoặc 600 km.
Trong điều kiện không cần tiếp dầu lần 2, máy bay chiến đấu Trung Quốc cũng có bán kính tác chiến tương tự. Nhưng điều quan trọng tương tự là, cách đất liền càng xa, việc do thám, trinh sát cũng sẽ trở nên khó khăn hơn.
Tên lửa hành trình Đông Hải-10 của quân đội Trung Quốc có thể đe dọa các mục tiêu của Mỹ |
Tuy nhiên, Trung Quốc đang triển khai một lượng lớn các chương trình nhằm tăng cường khả năng tác chiến ở các khu vực bên ngoài cách đất liền trên 1.000 km. Một chương trình riêng lẻ sẽ không giúp Trung Quốc trở thành siêu cường khu vực, nhưng tổng hợp các chương trình sẽ từng bước mở rộng phạm vi hoạt động của quân đội.
Từ góc độ địa-chính trị, điều này có nghĩa là quân đội Trung Quốc đang tiếp tục thâm nhập biển Đông. Đây là khu vực tranh chấp lãnh thổ chỉ sau vấn đề Đài Loan, họ sẽ còn tiếp tục thâm nhập.
Một ví dụ chính là tên lửa hành trình “Đông Hải-10” tương tự với Tomahawk. Mặc dù nó bị báo chí phương Tây làm lu mờ bởi những thông tin về tên lửa đạn đạo của Trung Quốc, nhưng tầm phóng của nó lên tới hơn 1.500 km, cũng thực tế hơn về mặt tấn công các mục tiêu của Mỹ, vì nó không thể bị nhầm lẫn với tên lửa hạt nhân.
Dư luận suy đoán, mỗi năm Trung Quốc có thể sản xuất 100 quả tên lửa loại này. Nếu máy bay ném bom H-6 mang theo loại tên lửa này sẽ có thể tiến hành tấn công các mục tiêu trong phạm vi 3.300 km. Điều này đủ để uy hiếp Guam, đảo Okinawa, khu vực xung quanh biển Đông (như Indonesia) và Ấn Độ Dương.
Máy bay chiến đấu J-11 của Không quân Trung Quốc |
Với việc máy bay tầm gần (được phát triển trên nền tảng máy bay chiến đấu của Liên Xô cũ thời kỳ Chiến tranh Lạnh) từng bước nghỉ hưu, cùng với lượng lớn máy bay chiến đấu J-10 và J-11 được biên chế (có khả năng mang theo lượng lớn nhiên liệu bên trong), phạm vi tấn công của không quân Trung Quốc cũng đang mở rộng.
Triển khai máy bay chiến đấu có tầm bay xa hơn không chỉ giúp Trung Quốc có khả năng tấn công các mục tiêu cách đất liền xa hơn; mà còn giúp cho tàu chiến Trung Quốc có khả năng tác chiến với cự ly tương tự nhờ có khả năng bao quát trên không, máy bay tương đối yếu như máy bay tuần tra trên không cũng có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình.
Đồng thời, khả năng tấn công tàu chiến đối phương cách xa lãnh thổ của Trung Quốc cũng tăng lên. Khoảng 40 máy bay H-6D được giao nhiệm vụ chống hạm; do máy bay đối phương cùng tên lửa mang theo sẽ có khoảng cách xa khi bay, nên công tác do thám của máy bay tác chiến cự ly xa sẽ có vấn đề. Tuy nhiên, hệ thống định vị vệ tinh đang được Trung Quốc phát triển sẽ hỗ trợ cho máy bay tác chiến tầm xa.
Tác chiến tầm xa còn cần cảnh báo sớm trên không và do thám các hoạt động phát tín hiệu của quân đội đối phương, chương trình này cũng đang tiến hành.
Để nâng cao khả năng trên phương diện này, Trung Quốc còn đang phát triển máy bay do thám không người lái (UAV do thám). Trung Quốc đã thể hiện sự hứng thú với máy bay siêu cao, loại máy bay này cũng được gọi là máy bay tiệm cận vũ trụ/không gian, có thể dùng để tiến hành chỉ huy kiểm soát, cũng có thể tiến hành công tác trinh sát, do thám.
Những thông tin được thu thập và truyền đi từ những hệ thống này sẽ tăng cường rất lớn hiệu quả tác chiến của quân đội Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc (như lực lượng tàu ngầm) hiện đã có thể tác chiến ở khu vực cách đất liền hàng nghìn km.
Tàu sân bay Thi Lang đầu tiên của Trung Quốc |
Ở khu vực ven biển, máy bay tấn công JH-7 và tên lửa chống hạm C-803K hiện có của lực lượng trên không/hải quân Trung Quốc sẽ có thể được máy bay chiến đấu J-20 (với hình dáng lớn hơn, tính năng tàng hình tốt hơn, có khả năng tuần tra siêu âm) thay thế. Kích cỡ ngoại hình của J-20 cho thấy, bán kính tác chiến của nó vượt 1.000 km; cộng với tầm phóng của tên lửa, thì khả năng tấn công của nó sẽ xa hơn.
Lực lượng trên không của hải quân Trung Quốc đã được trang bị một phi đội (trung đội) máy bay chiến đấu Su-30MK2, những máy bay này đều được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm Kh-31A.
Tên lửa DF-21D có thể là một loại tên lửa đạn đạo chống hạm mang tính bước ngoặt. Lầu Năm Góc đánh giá, nó có tầm phóng 1.500 km và đã được triển khai. Tuy nhiên, Trung Quốc cho biết, việc phát triển tên lửa này vẫn đang được tiến hành.
Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng không quân Trung Quốc không nên coi nhẹ, một số chương trình trước đó cũng đã có sự phát triển mang tính vượt bậc. Nổi bật nhất là sự phát triển của chương trình vũ khí hạt nhân vào thập niên 60 của thế kỷ trước, được thực hiện trong điều kiện thiếu thốn nguồn vốn nghiêm trọng.
Dư luận có lý do để nghi ngờ, sự phát triển ngành hàng không quân sự của Trung Quốc sẽ gặp phải cản trở bởi vì nó dùng nguồn lực đầu tư cho xây dựng Lực lượng Pháo binh 2/quân đội Trung Quốc.
Mặt khác, chiếc tàu sân bay đầu tiên Thi Lang (hay Varyag) của Trung Quốc đã chạy thử lần đầu, nhưng còn chưa đi vào hoạt động. Giống như tàu sân bay đầu tiên của bất cứ nước nào, nó sẽ trở thành một chiếc tàu huấn luyện.
Trong 10 năm tới, Thi Lang sẽ trở thành 1 chiếc tàu chiến, hiệu quả tác chiến sẽ từng bước được nâng lên. Đồng thời, Trung Quốc còn có thể đang chế tạo nhiều tàu sân bay khác.
Khả năng vận tải tầm xa của Trung Quốc rất yếu; chỉ có 10 máy bay vận tải IL-76, đây có thể là do Trung Quốc tập trung vào tự sản xuất máy bay vận tải cỡ lớn.
Máy bay vận tải IL-76 được Trung Quốc mua từ Nga |
Được biết, Trung Quốc đang phát triển một loại máy bay vận tải tương tự IL-76, trọng lượng cất cánh tối đa của nó có thể đạt 200 tấn. Khả năng vận chuyển của máy bay này có thể sẽ bị hạn chế vì vấn đề động cơ, nhưng các nhà phân tích cho rằng, động cơ CJ1000 phát triển cho máy bay C919 (158 chỗ ngồi) có thể là một sự lựa chọn rất tốt.
Điều này sẽ giúp cho số lượng máy bay tiếp dầu trên không của Trung Quốc tăng lên. Trung Quốc hiện chưa có tới 20 máy bay HY-6, khả năng tiếp dầu yếu kém. Năm 2005, Trung Quốc đã đặt mua 8 máy bay tiếp dầu IL-78 và 30 máy bay vận tải IL-76, nhưng việc hợp tác này đã gặp rắc rối.
Trong cuốn sách “Chinese Aerospace Power” xuất bản tháng 7/2011, Timothy - White viết: Có được những máy bay chiến đấu này cực kỳ quan trọng, bởi vì chúng có thể tiếp dầu cho J-11, trong khi đó HY-6 không làm được điều này.
Hiện nay, hơn 1/4 máy bay chiến đấu Trung Quốc có khả năng nhận dầu (từ máy bay tiếp dầu), hơn nữa số lượng máy bay vẫn đang gia tăng. Xét về phương diện này, phạm vi hoạt động của quân đội Trung Quốc sẽ từng bước mở rộng. Timothy – White còn cho rằng: “Hiện nay, Trung Quốc phát triển trên phương diện này chủ yếu là để tăng cường khả năng điều động lực lượng ở khu vực Biển Đông.
Máy bay C919 quá nhỏ, không thích hợp để làm máy bay tiếp dầu. Công ty TNHH Máy bay thương mại Trung Quốc đang đối mặt với nhiều vấn đề về việc nghiên cứu loại máy bay này. Nhưng về lâu dài, họ đã tính tới một kiểu máy bay có khổ rộng C929.
Điều cần nhấn mạnh là, sự phát triển của máy bay tiếp dầu Trung Quốc hiện nay đều chỉ là suy đoán. Mọi người còn chưa tìm thấy kế hoạch chi tiết liên quan đến máy bay tiếp dầu mới, cũng không có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển máy bay ném bom hạng nặng.
Báo Mỹ cho rằng, ít nhất không quân Trung Quốc đang xem xét tiến hành không chiến trong phạm vi khu vực. Các nhà nghiên cứu Mỹ gồm Mark Stokes và Ian Easton đã dẫn lời các nhân sĩ Đài Loan cho biết, năm 2010 Trung Quốc đã hoàn toàn đạt được khả năng tiến hành không chiến trong phạm vi 1.000 km.
Đến năm 2030, bán kính tác chiến của nó có thể đạt tới 3.000 km; Guam cách Trung Quốc khoảng 3.000 km, cự ly này còn có thể bao trùm toàn bộ Indonesia. Hơn nữa, không cần đạt tới cự ly này có thể đối kháng với Ấn Độ: Hầu như tất cả lãnh thổ Ấn Độ đều nằm trong phạm vi 2.000 km tính từ đường biên giới hai nước.