Xe tăng Sa Hoàng hay còn được nhắc đến với những cái tên như “Dơi muỗi”, “tăng Lebedenko” là một công trình quân sự được nghiên cứu và phát triển tại Nga vào giai đoạn 1916 – 1917. Đây là kết quả nghiên cứu của các kỹ sư Nikolai Lebedenko, Nikolai Zhukovsky, Boris Stechkin và Alexander Mikulin.
Cho đến nay, có rất ít tư liệu đề cập chi tiết thiết kế quân sự đặc biệt của xe tăng Sa Hoàng. Dự án chế tạo loại “siêu tăng” của người Nga trong những năm Chiến tranh thế giới thứ I sau những lần thử nghiệm trên thực địa đầu tiên đã bị huỷ bỏ vì thực tế chứng minh rằng cỗ máy chiến tranh đồ sộ này dễ trở thành “mồi ngon” cho những cỗ pháo hạng nặng của quân đội đối phương khi nó vận hành trên chiến trường.
Hơn nữa, khi vận hành trên các địa hình nhiều chướng ngại vật, thân hình độ sộ cùng kết cấu phân bố lực kéo không đều dễ làm cho cỗ máy này trở lên vô dụng, đặc biệt khi chẳng may sa lầy vào nơi có địa hình lún như đầm lầy, bãi ngập nước.
Một bức hình thật hiếm hoi về tăng Lebedenko. |
Tăng Sa Hoàng được nhắc đến với tên gọi “Dơi muỗi” do hình dáng của nó tựa như một con dơi dơi đang đậu trên cành cây với 2 bánh to phía trước và 1 bánh chập 3 ở phía sau. Loại chiến xa đồ sộ này không sử dụng hệ thống bánh xích như các loại thiết giáp thông thường.
Về thiết kế kỹ thuật, mô hình của tăng Sa Hoàng trông giống loại xe xích lô ở Việt Nam. Hai bánh trước của tăng Sa Hoàng có đường kính gần 9 mét mỗi chiếc, hệ thống bánh sau nhỏ hơn nhiều lần (1,5 mét). Phần thân ngang của chiến xa dài tổng cộng 12 mét. Hai bên sườn, tháp pháo bên trên được trang bị đại bác và súng máy tấn công.
Hình ảnh mô hình và phục dựng xe tăng Sa Hoàng |
Tổng trọng lượng của một cỗ tăng Sa Hoàng nặng khoảng 40 tấn; dài 17,8 m; cao 10 m; rộng 9 m, kíp lái 9 người, tốc độ chỉ đạt 17 km/giờ.
Sau khi dự án chế tạo hàng loạt tăng Sa Hoàng bị huỷ bỏ vào năm 1917, một trong hai cỗ chiến xa đồ sộ duy nhất của người Nga được bỏ lại ngay tại nơi tiến hành những thử nghiệm đầu tiên, vị trí này nằm cách thủ đô Moscow ngày nay khoảng 60km.
Năm 1923, một cỗ xe tăng đặc biệt loại này đã bị tháo bỏ ra từng phần để lấy phế liệu tái chế, đánh dấu chấm hết hoàn toàn cho một công trình vũ khí đặc biệt của người Nga trong Chiến tranh thế giới lần I.
Người Nga lúc này dồn toàn bộ tâm sức để chế tạo ra những đoàn hoả xa thép khiến quân Đức phải nể phục về sau này.
{iarelatednews articleid='10517,10487,10408,10511,10442,9953'}
Theo Lê Dũng/VTC News