STRATCOM được yêu cầu tiếp tục tìm kiếm để xác định các lỗ hổng kiến thức liên quan đến chương trình vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, xem xét cả khả năng vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân nhằm vô hiệu hóa mạng lưới đường hầm dưới lòng đất của nước này sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama ký đạo luật Ủy quyền quốc phòng quốc gia (NDAA) ủy quyền cho Lầu Năm Góc hôm 2.1.
Hệ thống "Vạn lý trường thành ngầm" của Trung Quốc. |
Quyết định trên được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ trình lên Tổng thống bản báo cáo được thực hiện bởi STRATCOM có nội dung khá giống một nghiên cứu gây tranh cãi công bố năm 2011 của một nhóm nhà nghiên cứu tại Đại học Georgetown với tựa đề "Ý nghĩa chiến lược của Vạn lý trường thành ngầm của Trung Quốc."
Theo tuyên bố của nhà nghiên cứu Tiến sĩ Phillip Karber, một đội quân bí mật có nhiệm vụ bảo vệ và phát triển tên lửa đạn đạo có đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc đã đào khoảng 3.000 dặm đường hầm và cất giấu 3.000 đầu đạn hạt nhân - gấp 10 lần tiềm năng hạt nhân mà tình báo Mỹ ước tính Trung Quốc hiện đang có.
Công trình nghiên cứu kéo dài 3 năm của Tiến sĩ Phillip Karber được thực hiện trên các thông tin thu thập từ mạng internet, Google Earth, blogs, tạp chí quân sự và thậm chí là cả một chương trình truyền hình thiếu độ tin cậy về đội quân bí mật của Trung Quốc.
Dù vẫn còn thiếu độ tin cậy nhưng công trình nghiên cứu và bản báo cáo đã thu hút mối quan tâm lớn của Washington. Do đó, NDAA được tạo ra nhằm mục đích đánh giá đúng hơn khả năng quân sự của Trung Quốc, so sánh khả năng lực lượng hạt nhân giữa Mỹ và Trung Quốc, dự đoán về tương lai có thể có của kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc.
Tiến sĩ Phillip Karber tin rằng một đội quân bí mật có nhiệm vụ bảo vệ và phát triển tên lửa đạn đạo có đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc đã đào khoảng 3.000 dặm đường hầm và cất giấu 3.000 đầu đạn hạt nhân. |
Để làm rõ vấn đề này, RT đã có cuộc trao đổi với biên tập viên James Corbett của mạng tin tức Corbett Report có trụ sở tại Nhật Bản.
Ông James Corbett cho biết ông không rõ liệu chính phủ Mỹ có thực sự tin vào câu chuyện này hay không, nhưng ông tin rằng bản báo cáo của STRATCOM được xây dựng trên một nghiên cứu trước đó của Đại học George Town.
Tình báo Mỹ ước tính kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc ở mức 300, nhưng nghiên cứu của George Town vào năm 2011 rằng hệ thống đường hầm này hiện chứa khoảng 3.000 đầu đạn hạt nhân.
Tuy nhiên, ông cho biết, đằng sau động thái này của Mỹ dường như không liên quan tới kế hoạch chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương hay hứa hẹn kiềm chế Trung Quốc của Lầu Năm Góc.
Đằng sau động thái này của Mỹ dường như không liên quan tới kế hoạch chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. |
Ông cho rằng đó có thể xem như là một phần rộng lớn hơn của chính sách hạt nhân của Mỹ kéo dài hàng thập kỷ nay và rằng Washington đang cố gắng tìm cách để biện minh cho sự tồn tại của một số kho vũ khí hạt nhân hiện có của nước này cũng như tìm lý do để tạo ra vũ khí mới.
Biên tập viên này nói thêm, giống như khi chế tạo ra siêu bom B61-11 busters, Mỹ đã biến Iran thành một mối đe dọa hạt nhân và nói rằng loại bom này được chế tạo để xuyên phá các cơ sở hạt nhân ngầm của Iran..
"Tôi nghĩ rằng, ở một mức độ nhất định, bản báo cáo này được đưa ra để biện minh cho sự tồn tại của kho vũ khí của Mỹ và để đảm bảo rằng những thứ như START (hiệp ước giảm vũ khí chiến lược mới) về cơ bản không bị vi phạm" - ông Corbett nói.
STRATCOM
STRATCOM
Nguyễn Hường (nguồn RT)