Có thể ở lĩnh vực khác, nhạc sỹ Hà Dũng nổi tiếng là đại gia của đại gia với hàng tá người đẹp nổi tiếng sẵn sàng ca ngợi về lòng nhân từ, hào phóng..., nhưng trong lĩnh vực hàng không, anh lại 'nổi tiếng' với nợ nần chồng chất để rồi Indochina phải ngừng bay sau 1 năm và bị rút giấy phép sau 2 năm kể từ khi chính thức bay vào cuối năm 2009...
Bay khác thăng
Với những người hay suy luận, có lẽ cái sự lận đận của Hà Dũng (tên đầy đủ là Hà Hùng Dũng) trong lĩnh vực hàng không bắt nguồn ngay từ những thương hiệu, slogan mà anh lựa chọn. Tháng 5/2008, hãng hàng không của anh được thành lập với tên gọi ban đầu là Công ty Cổ phần Hàng không Tăng Tốc, với tên giao dịch AirSpeedUp JSC, với vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng.
Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau đó, ngày 17/10/2008, hãng đã được đổi tên thành Công ty Cổ phần Hàng không Đông Dương, tên giao dịch mới là Indochina Airlines. Khởi nguồn của quyết định thay đổi này, theo nhạc sỹ Hà Dũng, là cái tên cũ bằng tiếng Việt Tăng Tốc, được viết không dấu trở thành Tang Toc, là một cái tên không may mắn.
Kế đến là việc lựa chọn slogan. Với những người chưa đi máy bay thì có thể khó nói nhưng với những người đã từng bay hoặc bay nhiều lần, slogan "Sứ mệnh của chúng tôi là đưa bạn lên cao" có thể khiến họ không cảm thấy thích thú, đơn giản bởi máy bay là phương tiện đi lại giúp họ di chuyển từ điểm này đến điểm khác, chứ không phải xuất phát tại một điểm rồi... lơ lửng trên không như đoạn kết ngỏ của slogan.
Trên thực tế, chúng ta cũng phải ghi nhận những nỗ lực không biết mệt mọi của nhạc sỹ Hà Dũng để giữ được Indochina, giữ được tiếng là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam cất cánh. Ngay từ khi chưa đi vào hoạt động, trong 1 chuyến tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm Mỹ vào tháng 10/2008, Hà Dũng đã ký mua 10 chiếc máy bay Boeing 737, dự kiến sẽ được giao vào năm 2014.
Tuy nhiên, để khởi động nhanh chóng và vượt trước các đối thủ cạnh tranh VietJet Air và Mekong Air, hãng cấp tốc thuê 2 máy bay Boeing 737-800 từ hãng Travel Service của Cộng hòa Séc, đồng thời dự kiến thuê thêm một máy bay Boeing 737-800 và đưa về Việt Nam khai thác vào cuối năm 2009.
Chuyến bay thương mại đầu tiên của Indochina cất cánh từ ngày 25/11/2008 với các chuyến bay xuất phát từ TP.Hồ Chí Minh đến Hà Nội và Đà Nẵng, chính thức đưa Indochina trở thành hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam đi vào hoạt động. Trong kế hoạch phát triển của mình khi đó, hãng đã đặt ra mục tiêu khai thác các đường bay nội địa tới Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, kế đến mở rộng ra thêm các điểm đến Huế, Đà Lạt, Nha Trang... và đi vào khai thác các đường bay quốc tế.
Vậy nhưng, toàn bộ bản kế hoạch đẹp như mơ của Indochina đã tan thành mây khói chỉ sau 1 năm hoạt động, giống như cảm giác đang được đưa lên cao vô định rồi đột ngột rơi tự do xuống đất. Chỉ sau hơn 5 tháng bay, hoạt động của hãng đã vấp phải vô vàn khó khăn. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2008, đầu năm 2009 đã khiến kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không giảm mạnh.
Khó khăn về tài chính do nhu cầu đi lại giảm trong khi giá nhiên liệu tăng cao đã buộc Indochina phải cắt giảm nhiều chuyến bay, hoãn chuyến, hủy chuyến xảy ra như cơm bữa và đến tháng 9/2009, hãng chỉ còn duy trì duy nhất chặng bay đông khách nhất là Hà Nội - TP.HCM.
Cùng với đó, hãng quyết định trả một máy bay trong tổng số 2 chiếc của đội bay để tiết kiệm chi phí, đối phó với khủng hoảng. Vậy nhưng kinh doanh hàng không không phải là việc đơn giản. Dù đã nhận được cái gật đầu bơm thêm 150 tỷ đồng của các cổ đông nhưng khi tiền chưa về tới nơi, hãng đã phải tuyên bố ngừng bay vào 30/10/2009 để rồi sau đó phải trả nốt chiếc máy bay còn lại vào ngày 25/11/2009, tròn 1 năm kể từ ngày cất cánh.
Kết cục khó tránh
Nhiều người yêu mến Indonchina hay Hà Dũng sẽ cho rằng hãng đã không gặp may, bởi ra đời vào đúng lúc kinh tế thế giới khủng hoảng nghiêm trọng, nếu không họ đã có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và mở rộng hoạt động bay.
Tuy nhiên, kinh doanh là vậy, những khó khăn như diễn biến của thời tiết mà ai cũng phải đối mặt. Sự nhanh chóng đưa vào khai thác thương mại trong khi cơ sở vật chất, nhân lực và nguồn vốn chưa đảm bảo, cộng với khó khăn khách quan từ khủng hoảng kinh tế đã khiến Indochina tạo thêm một chữ đầu tiên nữa: hãng hàng không tư nhân đầu tiên cất cánh và cũng là hãng hàng không tư nhân đầu tiên bị rút giấy phép.
Đầu tháng 12/2011 vừa qua, sau nhiều lần hãng xin phép và được cơ quan chức năng gia hạn, Bộ Giao thông Vận tải chính thức rút giấy phép của hãng hàng không Indochina Airlines. Thực tế, động thái này cũng chỉ như thủ tục khai tử sau khi hãng đã 'chết' trước đó cả năm trời, dù rất nhiều lần Hà Dũng tuyên bố hãng sẽ bay trở lại.
Không những vậy, Indochina hiện đang phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện đòi nợ của đơn vị cung cấp nhiên liệu Vinapco, và mới đây nhất là phiên xét xử sơ thẩm vụ kiện đòi nợ của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) với Indochina Airlines, theo đó nhạc sỹ Hà Dũng sẽ phải trả nợ 1,3 triệu USD cho ngân hàng này.
Câu chuyện nợ nần của Indochina có thể sẽ còn kéo dài nhưng kết cục khó tránh của hãng có lẽ đã cho Hà Dũng thấy, kinh doanh hàng không không đơn giản chỉ là sự thăng hoa cảm xúc như trong lĩnh vực nghệ thuật...
Theo VnMedia
Bay khác thăng
Với những người hay suy luận, có lẽ cái sự lận đận của Hà Dũng (tên đầy đủ là Hà Hùng Dũng) trong lĩnh vực hàng không bắt nguồn ngay từ những thương hiệu, slogan mà anh lựa chọn. Tháng 5/2008, hãng hàng không của anh được thành lập với tên gọi ban đầu là Công ty Cổ phần Hàng không Tăng Tốc, với tên giao dịch AirSpeedUp JSC, với vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng.
Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau đó, ngày 17/10/2008, hãng đã được đổi tên thành Công ty Cổ phần Hàng không Đông Dương, tên giao dịch mới là Indochina Airlines. Khởi nguồn của quyết định thay đổi này, theo nhạc sỹ Hà Dũng, là cái tên cũ bằng tiếng Việt Tăng Tốc, được viết không dấu trở thành Tang Toc, là một cái tên không may mắn.
"Giấc mơ bay" của nhạc sĩ Hà Dũng đã chấm dứt. Ảnh minh họa. |
Kế đến là việc lựa chọn slogan. Với những người chưa đi máy bay thì có thể khó nói nhưng với những người đã từng bay hoặc bay nhiều lần, slogan "Sứ mệnh của chúng tôi là đưa bạn lên cao" có thể khiến họ không cảm thấy thích thú, đơn giản bởi máy bay là phương tiện đi lại giúp họ di chuyển từ điểm này đến điểm khác, chứ không phải xuất phát tại một điểm rồi... lơ lửng trên không như đoạn kết ngỏ của slogan.
Trên thực tế, chúng ta cũng phải ghi nhận những nỗ lực không biết mệt mọi của nhạc sỹ Hà Dũng để giữ được Indochina, giữ được tiếng là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam cất cánh. Ngay từ khi chưa đi vào hoạt động, trong 1 chuyến tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm Mỹ vào tháng 10/2008, Hà Dũng đã ký mua 10 chiếc máy bay Boeing 737, dự kiến sẽ được giao vào năm 2014.
Tuy nhiên, để khởi động nhanh chóng và vượt trước các đối thủ cạnh tranh VietJet Air và Mekong Air, hãng cấp tốc thuê 2 máy bay Boeing 737-800 từ hãng Travel Service của Cộng hòa Séc, đồng thời dự kiến thuê thêm một máy bay Boeing 737-800 và đưa về Việt Nam khai thác vào cuối năm 2009.
Nhạc sĩ Hà Dũng. |
Vậy nhưng, toàn bộ bản kế hoạch đẹp như mơ của Indochina đã tan thành mây khói chỉ sau 1 năm hoạt động, giống như cảm giác đang được đưa lên cao vô định rồi đột ngột rơi tự do xuống đất. Chỉ sau hơn 5 tháng bay, hoạt động của hãng đã vấp phải vô vàn khó khăn. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2008, đầu năm 2009 đã khiến kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không giảm mạnh.
Khó khăn về tài chính do nhu cầu đi lại giảm trong khi giá nhiên liệu tăng cao đã buộc Indochina phải cắt giảm nhiều chuyến bay, hoãn chuyến, hủy chuyến xảy ra như cơm bữa và đến tháng 9/2009, hãng chỉ còn duy trì duy nhất chặng bay đông khách nhất là Hà Nội - TP.HCM.
Cùng với đó, hãng quyết định trả một máy bay trong tổng số 2 chiếc của đội bay để tiết kiệm chi phí, đối phó với khủng hoảng. Vậy nhưng kinh doanh hàng không không phải là việc đơn giản. Dù đã nhận được cái gật đầu bơm thêm 150 tỷ đồng của các cổ đông nhưng khi tiền chưa về tới nơi, hãng đã phải tuyên bố ngừng bay vào 30/10/2009 để rồi sau đó phải trả nốt chiếc máy bay còn lại vào ngày 25/11/2009, tròn 1 năm kể từ ngày cất cánh.
Kết cục khó tránh
Nhiều người yêu mến Indonchina hay Hà Dũng sẽ cho rằng hãng đã không gặp may, bởi ra đời vào đúng lúc kinh tế thế giới khủng hoảng nghiêm trọng, nếu không họ đã có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và mở rộng hoạt động bay.
Tuy nhiên, kinh doanh là vậy, những khó khăn như diễn biến của thời tiết mà ai cũng phải đối mặt. Sự nhanh chóng đưa vào khai thác thương mại trong khi cơ sở vật chất, nhân lực và nguồn vốn chưa đảm bảo, cộng với khó khăn khách quan từ khủng hoảng kinh tế đã khiến Indochina tạo thêm một chữ đầu tiên nữa: hãng hàng không tư nhân đầu tiên cất cánh và cũng là hãng hàng không tư nhân đầu tiên bị rút giấy phép.
Đầu tháng 12/2011, Indochina Airlines chính thức bị rút giấy phép sau 1 năm ngừng bay. |
Đầu tháng 12/2011 vừa qua, sau nhiều lần hãng xin phép và được cơ quan chức năng gia hạn, Bộ Giao thông Vận tải chính thức rút giấy phép của hãng hàng không Indochina Airlines. Thực tế, động thái này cũng chỉ như thủ tục khai tử sau khi hãng đã 'chết' trước đó cả năm trời, dù rất nhiều lần Hà Dũng tuyên bố hãng sẽ bay trở lại.
Không những vậy, Indochina hiện đang phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện đòi nợ của đơn vị cung cấp nhiên liệu Vinapco, và mới đây nhất là phiên xét xử sơ thẩm vụ kiện đòi nợ của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) với Indochina Airlines, theo đó nhạc sỹ Hà Dũng sẽ phải trả nợ 1,3 triệu USD cho ngân hàng này.
Câu chuyện nợ nần của Indochina có thể sẽ còn kéo dài nhưng kết cục khó tránh của hãng có lẽ đã cho Hà Dũng thấy, kinh doanh hàng không không đơn giản chỉ là sự thăng hoa cảm xúc như trong lĩnh vực nghệ thuật...
Theo VnMedia