Vũ khí siêu thanh HTV-2 Mỹ |
Mạng "Quan điểm" Nga đăng bài viết "Trung Quốc bắt đầu đuổi theo Nga, Mỹ trên phương diện nghiên cứu phát triển vũ khí siêu thanh".
Bài viết cho rằng, Trung Quốc tiếp tục bắn thử vũ khí bay siêu thanh. Kế tiếp sau Mỹ và Nga, Trung Quốc cũng coi nghiên cứu phát triển quân sự lĩnh vực này là phương hướng ưu tiên. Nhưng, Trung Quốc và Mỹ tiến hành nghiên cứu chế tạo vũ khí siêu thanh có nguyên nhân khác nhau.
Theo bài báo, năm 2014, Quân đội Trung Quốc đã tiến hành bắn thử lần thứ ba vũ khí bay siêu thanh. Loại tên lửa này có thể bay với tốc độ gấp 10 lần âm thanh, có thể chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Bắc Kinh có kế hoạch đến năm 2020 trang bị loại tên lửa này.
Ngay từ đầu năm 2014 đã có tin cho rằng, tên lửa sơ bộ bắn thử thành công. Mùa hè năm 2014 lại có tin cho biết bắn thử lần thứ hai. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, nghiên cứu phát triển là hoạt động thử nghiệm khoa học "bình thường", không nhằm vào bất cứ ai. Chuyên gia cho rằng, tên lửa có thể trở thành vũ khí tấn công tàu sân bay và tàu chiến của Mỹ. Đến nay, Trung Quốc đã tiến hành bắn thử lần thứ ba và rất có thể thành công.
Vũ khí bay siêu thanh rất khó bị radar hiện đại bắt được, hiện còn chưa thể chế tạo được vũ khí đánh chặn có hiệu quả loại tên lửa này. Gần đây, vũ khí siêu thanh trở thành trọng điểm nghiên cứu phát triển của Nga, Mỹ. Cựu tham mưu trưởng Lực lượng tên lửa chiến lược Nga, thượng tướng Victor Yesin chỉ ra: "Nga không hề lạc hậu trên phương diện này, trình độ của chúng tôi và Mỹ cơ bản tương đương nhau".
Phương tiện mang theo vũ khí siêu thanh của Quân đội Mỹ |
Nhân viên nghiên cứu phát triển Nga cam kết trong 6 năm tới thiết kế được lô tên lửa siêu thanh phóng trên không đầu tiên. Tổng giám đốc Boris Obnosov, Tập đoàn tên lửa chiến thuật tháng 11 cho biết: "Chúng tôi đã bắt tay nghiên cứu chế tạo, tốc độ tên lửa sẽ đạt 6 - 8 Mach. Thực hiện bay nhanh hơn sẽ là mục tiêu tương lai lâu dài hơn".
Ông chỉ ra, thứ xuất hiện trước tiên sẽ là tên lửa siêu thanh phóng từ trên không, bởi vì loại tên lửa này lấy máy bay làm phương tiện, trước khi bắn đã có tốc độ ban đầu nhất định, càng dễ đạt tốc độ cần thiết để khởi động động cơ hành trình của nó.
Nói chung, đối với công nghệ siêu thanh đang được Trung nghiên cứu phát triển hiện nay, Nga đã sớm thử nghiệm và sử dụng. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Nga trong đó có Bulava đều trang bị đầu đạn cơ động siêu thanh. Hiện nay, Lực lượng tên lửa chiến lược đang thử nghiệm tên lửa RS-26 mới, loại tên lửa này cũng sẽ trang bị đầu đạn siêu thanh, có kế hoạch trang bị cho quân đội vào năm 2015.
Các cơ quan của Mỹ đang đồng thời phát triển vài chương trình tương lai: X-43A ( Cơ quan vũ trụ Hoa Kỳ), X-51A (Không quân), AHW (Lục quân), Arclight (Cơ quan nghiên cứu các chương trình cao cấp Bộ Quốc phòng và Hải quân), HTV-2 (Cơ quan nghiên cứu các chương trình cao cấp Bộ Quốc phòng và Không quân).
Phương tiện mang theo vũ khí siêu thanh của Quân đội Mỹ |
Chuyên gia cho rằng, những chương trình này sẽ giúp cho việc chế tạo được tên lửa hành trình trên không tầm xa, tên lửa hành trình tấn công đối đất/chống hạm trên biển siêu thanh trước năm 2018 - 2020 và việc chế tạo được máy bay trinh sát siêu thanh vào năm 2030 trở thành khả thi.
Chủ biên Igor Korotchenko, tạp chí "Quốc phòng" Nga cho rằng, Trung Quốc nghiên cứu chế tạo vũ khí bay siêu thanh là dựa vào ý tưởng trên hai phương diện: Thứ nhất, nghiên cứu chế tạo đầu đạn cơ động tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa tương lai của Mỹ. Thứ hai, nghiên cứu phát triển tên lửa có thể tấn công tàu sân bay của Mỹ.
Chuyên gia cho rằng, Bắc Kinh đã đầu tư rất nhiều nguồn lực cho nghiên cứu phát triển vũ khí siêu thanh. Chủ biên Vasilii Cashin, tờ nguyệt san hai tháng một kỳ "Tin vắn quốc phòng Moscow" cho rằng: "Đối với Trung Quốc, chủ yếu nhất là nghiên cứu chế tạo đầu đạn cơ động siêu âm cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Trên phương diện này, họ chỉ lạc hậu so với chúng tôi vài năm”.
“Để thử nghiệm các loại vũ khí bay siêu thanh, họ tích cực phát triển hạ tầng cơ sở, bao gồm xây dựng ‘ống thông gió’ riêng. Ít nhất có một ‘ống thông gió’ ở ngoại ô Bắc Kinh, cho phép tiến hành kiểm tra bay tốc độ từ 9 Mach trở lên” – Vasilii Cashin nói thêm.
Igor Korotchenko cho rằng, thành quả nghiên cứu phát triển hiện nay của Trung Quốc "đã chứng minh tiềm năng công nghệ này của Trung Quốc trên lĩnh vực quân sự sẽ gây ảnh hưởng to lớn đối với an ninh quốc gia của Mỹ".
Korotchenko chỉ ra: "Mỹ sở dĩ cảm thấy bất an, thứ nhất là bởi vì hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ nếu muốn đánh chặn loại vũ khí này hầu như là điều không thể".
Chuyên gia này nói: "Đến nay, Trung Quốc coi Mỹ là đối tượng chính để tiến hành xây dựng quốc phòng. Kế hoạch xây dựng quân sự thực tế của Quân đội Trung Quốc, kế hoạch triển khai cụm chiến dịch và xây dựng hạm đội tàu sân bay của Quân đội Trung Quốc đều chứng minh, Trung Quốc chạy đua với Mỹ. Đối với phản ứng tiêu cực của loại thông tin này, truyền thông Mỹ cho biết, Mỹ ý thức được thực lực quân sự của Trung Quốc đang tăng lên, cảm thấy bất an đối với vấn đề này".
Phương tiện mang theo vũ khí siêu thanh của Quân đội Mỹ |