Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Ban trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Long, Chủ tịch Hội đoàn kết sư sãi tỉnh Vĩnh Long, Thượng tọa Sơn Ngọc Huynh buồn rầu đứng trước ngôi chánh điện chùa Hạnh Phúc Tăng (SANGGHAMANGALA), nói trong nước mắt.
Gần một tháng nay, ngôi chánh điện ngôi chùa tọa lạc tại ấp Trung Thạch, xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long này, cũng là nơi vị hòa thượng giữ chức trụ trì, tạm ngưng xây dựng, nằm trơ trọi dưới mưa, nắng.
“Theo ý kiến của ông Trầm Bê, chánh điện chùa Hạnh Phúc Tăng tạm ngừng xây dựng”
Chùa Hạnh Phúc Tăng (SANGGHAMANGALA) có lịch sử tồn tại đã 632 năm, vào thế kỷ thứ 7. Con số 632 được lưu lại bằng cách ghi trên vách chánh điện, qua từng thời kỳ xây dựng.
Ngôi chánh điện của chùa này bị vốn đã bị hư cũ. Vào năm 2005, một cơn bão lớn đi qua, làm khoảng 210 cây sao, dầu ngã. Có hai cây sao lớn ngã đè lên chánh điện, làm cho ngôi nó hư hỏng nặng, nhiều chỗ nứt nẻ. Chưa có kinh phí, chúng tôi đã cho dặm, vá lại để bà con đồng bào Khmer tiếp tục hành lễ….
Thượng tọa Sơn Ngọc Huynh cho biết: Tôi là người của tỉnh Vĩnh Long nhưng trong lĩnh vực liên hệ công tác trong giáo hội, tôi có mối quan hệ mật thiết với các vị hòa thượng, thượng tọa của tỉnh Trà Vinh. Từ chỗ đó, tình hình thực tế khó khăn của chùa này, các vị hòa thượng tỉnh Trà Vinh đều biết.
Tôi biết ông Trầm Bê qua hình ảnh, báo đài, cũng thỉnh thoảng gặp ông tại các cuộc hành lễ Phật giáo, nhưng để có dịp tiếp xúc trực tiếp thì chưa bao giờ. Trước hoàn cảnh khó khăn của nhà chùa, vào năm 2010, các vị hòa thượng tỉnh Trà Vinh, đặc biệt là hòa thượng Thạch Sok Xane (Chủ tịch Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh – PV) đã đề nghị ông Trầm Bê hỗ trợ kinh phí để chùa Hạnh Phúc Tăng xây dựng lại ngôi chánh điện. Ban đầu, ông Trầm Bê cũng do dự, chưa quyết định ngay.
Ngay ngày tôi và một số Phật tử tỉnh Vĩnh Long sang chùa Vàm Ray dự lễ khánh thành Kiết giới Sima, trong bàn nước,có mặt nhiều Hòa thượng tỉnh Trà Vinh, tôi đã gặp ông Trầm Bê. Hòa thượng Thạch Sok Xane đã dẫn tôi đến diện kiến ông Trầm Bê và nhắc lại lời đề nghị ông Trầm Bê giúp kinh phí xây dựng lại chánh điện chùa Hạnh Phúc Tăng đang có nguy cơ sập bất cứ lúc nào.Tôi còn nhớ như in câu ông Trầm Bê trả lời: “Được, nếu như các vị hòa thượng đồng ý thì tôi sẽ đồng ý”. Đó là ngày 24/5/2010.
Trải qua một thời gian chuẩn bị các bước: Lập bản vẽ thiết kế, tháo dỡ chánh điện cũ, xin giấy phép xây dựng…đến ngày 28/7/2011, chúng tôi bắt đầu làm lễ khởi công xây dựng chánh điện chùa Hạnh phúc tăng.
Về vấn đề tiền, bạc, ông Trầm Bê không đưa trực tiếp cho nhà chùa mà đưa cho nhà thầu là ông Thạch Cao Minh. Thực tế là chúng tôi cũng không muốn nắm giữ tiền bạc làm gì, miễn sao nhà thầu bảo đảm cho việc xây dựng chánh điện không bị đình trệ.
Bà con nghèo Khmer ấp Trung Thạch, xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long rất mừng rỡ, vì sắp có một ngôi chánh điện khang trang để hành lễ, thay cho chánh điện cũ ọp ẹp, cũ kỹ. Xây dựng gấp rút trong gấn 2 năm, một số hạng mục của chánh điện bắt đầu hình thành. Trong thời gian đó, nhà chùa cho bà con Phật tử tạm hành lễ trong giảng đường của chùa.
Vậy mà, ngày 11/4/2013, tôi và bà con Phật tử đã rất buồn, vì ngôi chánh điện bị tạm ngưng xây dựng. Tôi nhận được thông báo của nhà thầu: “Theo ý kiến của ông Trầm Bê, công trình xây dựng chánh điện chùa Hạnh Phúc Tăng tạm ngừng xây dựng”.
Tôi mới giật mình, tìm hiểu thì được biết nguyên nhân chính: Vì những thông tin như Chùa ông Trầm Bê gây phản cảm, Vào chùa lạy phật lạy luôn đại gia Trầm Bê… rộ trên mạng, xuyên tạc sự thật đã làm ông Trầm Bê buồn lòng. Tại sao ông Trầm Bê đã phát tâm xây dựng 7 ngôi chánh điện ở 7 ngôi chùa, chúng ta không đề cao mà lại hại ông ấy, nói sai sự thật? Làm công đức mà còn bị dị nghị, mang tiếng xấu thì ai mà không cảm thấy bị xúc phạm và chán nản?
Thực tế thì họ đã gian lận cách sử dụng câu chữ, bằng cách viết là “treo trên chánh điện”, gây hiểu lầm. Trong khi đó: Chánh điện một ngôi chùa Khmer bao giờ cũng có của chính nằm xoay hướng về trục Đông Tây và bàn thờ Phật Thích Ca Mâu Ni quay về hướng Đông. Hình ông Trầm Bê và gia đình được đặt ở một số chánh điện của một số ngôi chùa vừa xây xong, đều được treo ở trên vách bên ngoài chánh điện và phía sau bệ bàn thờ Phật, lối vào cửa sau của chánh điện.
Gần một tháng nay, nhìn ngôi chánh điện nằm trơ trọi dưới nắng, mưa, trong khi bà con Phật tử Khmer hành lễ trong giảng đường chật chội, tôi rất đau lòng, hoang mang lo sợ. Tôi cầu xin sao cho ngôi chánh điện sớm hoàn thành…
Việc treo tên, treo hình ông bên ngoài vách chánh điện là một việc làm đáng cần, lẽ tất nhiên
Trong xã hội, nhiều tổ chức, cá nhân khi xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, đều gắn tên tuổi họ vào căn nhà, để ghi nhận nghĩa cử vì cộng đồng của họ. Trong khuôn khổ nhà chùa, khi một Phật tử cúng dường, dù chỉ là một cái quạt máy, một chiếc bình thủy, một bộ bàn ghế, một cột cờ, một tượng Phật…theo văn hóa của người Khmer và cũng là một tập quán có từ lâu đời, nhà chùa đều ghi tên, tuổi của thí chủ cúng dường vào món đồ. Đó là một việc rất bình thường, không có gì mới lạ đối với nền văn hóa Khmer.
Huống chi ông Trầm Bê, các thành viên trong gia đình ông, đã bỏ tiền của ra, hàng chục tỷ để xây dựng hoàn toàn một ngôi chánh điện, thì việc treo tên, treo hình ông bên ngoài vách chánh điện là một việc làm đáng cần, lẽ tất nhiên. Có người hỏi tôi, nếu công trình chánh điện chùa Hạnh Phúc Tăng xây xong, với tư cách là trụ trì chùa, tôi có cho treo hình ông Trầm Bê, đề bảng công đức, sau khi có nhiều luồng dư luận trái chiều trong thời gian qua? Tôi xin trả lời là “có’, không việc gì mà không làm một việc ý nghĩa như vậy? Nếu có ai thắc mắc, tôi và các sư ở chùa sẽ giải thích cho họ hiểu.
Tại sao chúng ta không có một suy nghĩ theo hướng tích cực hơn. Nếu anh làm một việc có ích, sau này con cháu anh vô tình đi ngang một công trình nào đó, thấy đề tên anh, cảm giác của chúng nó ra sao? Hãnh diện, tự hào và hạnh phúc, đúng không?
Đa số bà con Khmer có đời sống kinh tế còn nghèo, còn khó khăn. Người Khmer lại có tập quán không thể tách rời mình ra khỏi chùa, là một nơi linh thiêng trong đời sống tinh thần của họ. Nếu như chánh điện của một ngôi chùa bị hư hỏng, dù nghèo, bà con Khmer vẫn phải góp tiền xây dựng lại.
Việc ông Trầm Bê phát tâm xây dựng 7 ngôi chánh điện và còn tiếp tục xây dựng thêm nhiều ngôi chánh điện nữa thì bà con Khmer đã được trút gánh nặng, không phải vất vả dành dụm tiền xây dựng, để dành tiền chăm lo đời sống gia đình. Như vậy, nếu nói ông Trầm Bê đã góp phần vào việc xóa đói, giảm nghèo cho bà con Khmer có gì là quá đáng không? Tại sao chúng ta không cảm kích, ghi nhận công đức, biết ơn trong việc làm của ông Trầm Bê?
Chánh điện chùa Hạnh Phúc Tăng trơ gan cùng tuế nguyệt, ngỗn ngang gạch, đá gần một tháng nay vì bị tạm ngưng xây dựng. Ảnh: Dương Cầm |
Gần một tháng nay, ngôi chánh điện ngôi chùa tọa lạc tại ấp Trung Thạch, xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long này, cũng là nơi vị hòa thượng giữ chức trụ trì, tạm ngưng xây dựng, nằm trơ trọi dưới mưa, nắng.
“Theo ý kiến của ông Trầm Bê, chánh điện chùa Hạnh Phúc Tăng tạm ngừng xây dựng”
Chùa Hạnh Phúc Tăng (SANGGHAMANGALA) có lịch sử tồn tại đã 632 năm, vào thế kỷ thứ 7. Con số 632 được lưu lại bằng cách ghi trên vách chánh điện, qua từng thời kỳ xây dựng.
Ngôi chánh điện của chùa này bị vốn đã bị hư cũ. Vào năm 2005, một cơn bão lớn đi qua, làm khoảng 210 cây sao, dầu ngã. Có hai cây sao lớn ngã đè lên chánh điện, làm cho ngôi nó hư hỏng nặng, nhiều chỗ nứt nẻ. Chưa có kinh phí, chúng tôi đã cho dặm, vá lại để bà con đồng bào Khmer tiếp tục hành lễ….
Thượng tọa Sơn Ngọc Huynh cho biết: Tôi là người của tỉnh Vĩnh Long nhưng trong lĩnh vực liên hệ công tác trong giáo hội, tôi có mối quan hệ mật thiết với các vị hòa thượng, thượng tọa của tỉnh Trà Vinh. Từ chỗ đó, tình hình thực tế khó khăn của chùa này, các vị hòa thượng tỉnh Trà Vinh đều biết.
Tôi biết ông Trầm Bê qua hình ảnh, báo đài, cũng thỉnh thoảng gặp ông tại các cuộc hành lễ Phật giáo, nhưng để có dịp tiếp xúc trực tiếp thì chưa bao giờ. Trước hoàn cảnh khó khăn của nhà chùa, vào năm 2010, các vị hòa thượng tỉnh Trà Vinh, đặc biệt là hòa thượng Thạch Sok Xane (Chủ tịch Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh – PV) đã đề nghị ông Trầm Bê hỗ trợ kinh phí để chùa Hạnh Phúc Tăng xây dựng lại ngôi chánh điện. Ban đầu, ông Trầm Bê cũng do dự, chưa quyết định ngay.
Ngay ngày tôi và một số Phật tử tỉnh Vĩnh Long sang chùa Vàm Ray dự lễ khánh thành Kiết giới Sima, trong bàn nước,có mặt nhiều Hòa thượng tỉnh Trà Vinh, tôi đã gặp ông Trầm Bê. Hòa thượng Thạch Sok Xane đã dẫn tôi đến diện kiến ông Trầm Bê và nhắc lại lời đề nghị ông Trầm Bê giúp kinh phí xây dựng lại chánh điện chùa Hạnh Phúc Tăng đang có nguy cơ sập bất cứ lúc nào.Tôi còn nhớ như in câu ông Trầm Bê trả lời: “Được, nếu như các vị hòa thượng đồng ý thì tôi sẽ đồng ý”. Đó là ngày 24/5/2010.
Thượng tọa Sơn Ngọc Huynh, trụ trì chùa Hạnh Phúc Tăng xúc động chỉ cho phóng viên dấu viết bi mà ông đánh dấu trên tấm lịch cũ, ngày mà đại gia Trầm Bê hứa giúp tài chính xây dựng ngôi chánh điện sắp sập. Đó là ngày 24/5/2010. Ảnh: Dương Cầm |
Trải qua một thời gian chuẩn bị các bước: Lập bản vẽ thiết kế, tháo dỡ chánh điện cũ, xin giấy phép xây dựng…đến ngày 28/7/2011, chúng tôi bắt đầu làm lễ khởi công xây dựng chánh điện chùa Hạnh phúc tăng.
Về vấn đề tiền, bạc, ông Trầm Bê không đưa trực tiếp cho nhà chùa mà đưa cho nhà thầu là ông Thạch Cao Minh. Thực tế là chúng tôi cũng không muốn nắm giữ tiền bạc làm gì, miễn sao nhà thầu bảo đảm cho việc xây dựng chánh điện không bị đình trệ.
Bà con nghèo Khmer ấp Trung Thạch, xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long rất mừng rỡ, vì sắp có một ngôi chánh điện khang trang để hành lễ, thay cho chánh điện cũ ọp ẹp, cũ kỹ. Xây dựng gấp rút trong gấn 2 năm, một số hạng mục của chánh điện bắt đầu hình thành. Trong thời gian đó, nhà chùa cho bà con Phật tử tạm hành lễ trong giảng đường của chùa.
Vậy mà, ngày 11/4/2013, tôi và bà con Phật tử đã rất buồn, vì ngôi chánh điện bị tạm ngưng xây dựng. Tôi nhận được thông báo của nhà thầu: “Theo ý kiến của ông Trầm Bê, công trình xây dựng chánh điện chùa Hạnh Phúc Tăng tạm ngừng xây dựng”.
Tôi mới giật mình, tìm hiểu thì được biết nguyên nhân chính: Vì những thông tin như Chùa ông Trầm Bê gây phản cảm, Vào chùa lạy phật lạy luôn đại gia Trầm Bê… rộ trên mạng, xuyên tạc sự thật đã làm ông Trầm Bê buồn lòng. Tại sao ông Trầm Bê đã phát tâm xây dựng 7 ngôi chánh điện ở 7 ngôi chùa, chúng ta không đề cao mà lại hại ông ấy, nói sai sự thật? Làm công đức mà còn bị dị nghị, mang tiếng xấu thì ai mà không cảm thấy bị xúc phạm và chán nản?
Vị thượng tọa buồn rầu chỉ tay lên ngôi chánh điện bị ngừng xây dựng, buông tiếng thở dài trong nước mắt. Ảnh: Dương Cầm |
Thực tế thì họ đã gian lận cách sử dụng câu chữ, bằng cách viết là “treo trên chánh điện”, gây hiểu lầm. Trong khi đó: Chánh điện một ngôi chùa Khmer bao giờ cũng có của chính nằm xoay hướng về trục Đông Tây và bàn thờ Phật Thích Ca Mâu Ni quay về hướng Đông. Hình ông Trầm Bê và gia đình được đặt ở một số chánh điện của một số ngôi chùa vừa xây xong, đều được treo ở trên vách bên ngoài chánh điện và phía sau bệ bàn thờ Phật, lối vào cửa sau của chánh điện.
Gần một tháng nay, nhìn ngôi chánh điện nằm trơ trọi dưới nắng, mưa, trong khi bà con Phật tử Khmer hành lễ trong giảng đường chật chội, tôi rất đau lòng, hoang mang lo sợ. Tôi cầu xin sao cho ngôi chánh điện sớm hoàn thành…
Việc treo tên, treo hình ông bên ngoài vách chánh điện là một việc làm đáng cần, lẽ tất nhiên
Trong xã hội, nhiều tổ chức, cá nhân khi xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, đều gắn tên tuổi họ vào căn nhà, để ghi nhận nghĩa cử vì cộng đồng của họ. Trong khuôn khổ nhà chùa, khi một Phật tử cúng dường, dù chỉ là một cái quạt máy, một chiếc bình thủy, một bộ bàn ghế, một cột cờ, một tượng Phật…theo văn hóa của người Khmer và cũng là một tập quán có từ lâu đời, nhà chùa đều ghi tên, tuổi của thí chủ cúng dường vào món đồ. Đó là một việc rất bình thường, không có gì mới lạ đối với nền văn hóa Khmer.
Huống chi ông Trầm Bê, các thành viên trong gia đình ông, đã bỏ tiền của ra, hàng chục tỷ để xây dựng hoàn toàn một ngôi chánh điện, thì việc treo tên, treo hình ông bên ngoài vách chánh điện là một việc làm đáng cần, lẽ tất nhiên. Có người hỏi tôi, nếu công trình chánh điện chùa Hạnh Phúc Tăng xây xong, với tư cách là trụ trì chùa, tôi có cho treo hình ông Trầm Bê, đề bảng công đức, sau khi có nhiều luồng dư luận trái chiều trong thời gian qua? Tôi xin trả lời là “có’, không việc gì mà không làm một việc ý nghĩa như vậy? Nếu có ai thắc mắc, tôi và các sư ở chùa sẽ giải thích cho họ hiểu.
Tại sao chúng ta không có một suy nghĩ theo hướng tích cực hơn. Nếu anh làm một việc có ích, sau này con cháu anh vô tình đi ngang một công trình nào đó, thấy đề tên anh, cảm giác của chúng nó ra sao? Hãnh diện, tự hào và hạnh phúc, đúng không?
Đa số bà con Khmer có đời sống kinh tế còn nghèo, còn khó khăn. Người Khmer lại có tập quán không thể tách rời mình ra khỏi chùa, là một nơi linh thiêng trong đời sống tinh thần của họ. Nếu như chánh điện của một ngôi chùa bị hư hỏng, dù nghèo, bà con Khmer vẫn phải góp tiền xây dựng lại.
Việc ông Trầm Bê phát tâm xây dựng 7 ngôi chánh điện và còn tiếp tục xây dựng thêm nhiều ngôi chánh điện nữa thì bà con Khmer đã được trút gánh nặng, không phải vất vả dành dụm tiền xây dựng, để dành tiền chăm lo đời sống gia đình. Như vậy, nếu nói ông Trầm Bê đã góp phần vào việc xóa đói, giảm nghèo cho bà con Khmer có gì là quá đáng không? Tại sao chúng ta không cảm kích, ghi nhận công đức, biết ơn trong việc làm của ông Trầm Bê?
Lê Ngọc Dương Cầm