Có một nghề "dạy học", nhưng giáo viên không đứng trên bục giảng. Họ là những người đi dạy mà chưa bao giờ có khái niệm nghỉ hè. Khó khăn của những giáo viên ấy chính là dạy được cho trò những kỹ năng đơn giản nhất mà lẽ ra đứa trẻ bình thường nào cũng có. Đó là nghề của người dạy trẻ tự kỷ.
Những giáo viên không có... hè
Khi được hỏi về những vất vả hay khó khăn khi nuôi dạy trẻ tự kỷ, các cô ở trường chuyên biệt Ánh Sao (Hà Đông) đều cười thay cho câu trả lời. Cười vì không biết nói như thế nào cho người khác hiểu được công việc các cô, các thầy đang làm ở đây. Cười vì những tình huống, những công việc mà không một giáo án nào có thể lường trước được để hướng dẫn. Cười vì những vất vả đã quen rồi và đó là nghề nghiệp, là tấm lòng và cả tâm huyết các cô thầy dành cho những đứa trẻ của mình.
Nuôi dạy trẻ mắc bệnh tự kỷ là việc làm không hề đơn giản. |
Khi vào trường, những đứa trẻ ấy không hề biết một kỹ năng nào, dù là đơn giản nhất: mặc quần áo, ăn cơm, đi tè, đi ị… Khả năng ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp bằng mắt rất kém. Có em còn đi kèm với tăng động, giảm chú ý, giảm tập trung...
Dạy các em không phải chỉ cần sự kiên nhẫn mà còn cần có lòng yêu thương. Tất nhiên, người làm nghề giáo ai cũng yêu học sinh của mình. Nhưng với các bé tự kỷ, tình yêu đó phải đủ để vượt qua tất cả những mệt nhọc, những khó khăn mỗi ngày, ấy là thầy cô giảng giải cả ngày mà bé chẳng nhìn lấy một lần; rồi có những bé chạy nhảy liên tục rất khó dạy bảo, có bé lại hùng hục… đâm đầu vào tường...
Dạy trẻ tự kỷ còn là phải chịu trách nhiệm trước sự an toàn của trẻ nữa, vì chỉ cần một sơ sẩy nhỏ là trẻ đã có thể tự gây tổn hại cho mình mà không biết.
Cô Trịnh Thị Thanh, giáo viên và cũng là người quản lý Trung tâm chuyên biệt Ánh Sao chia sẻ: "Thực sự dạy được trẻ tự kỷ không phải là điều đơn giản. Thầy cô giáo phải cùng ăn, cùng ngủ, cùng chơi, cùng học với các bé. Không những thế còn phải nắm vững kiến thức chuyên môn vì mỗi bé là một giáo trình, tùy theo từng biểu hiện nặng nhẹ khác nhau mà có những phương pháp can thiệp khác nhau”.
Các thầy cô còn có những tâm sự rất khó nói. Không chỉ là áp lực từ học sinh, từ phụ huynh mà còn từ chính gia đình của mình. Đó là khi mình tâm huyết với nghề, với học sinh nhưng vẫn có những lời ngăn cản, dị nghị rằng: “Dạy trẻ tự kỷ lâu rồi cũng sẽ bị ảnh hưởng tâm lý và biết đâu sẽ sinh ra con mắc chứng tự kỷ”!?
Công việc vất vả thường xuyên không ngưng nghỉ, các thầy cô ở đây chẳng ai là có hè. Vì đặc trưng của các bé là rất chóng quên. Trong khi dạy được cho trẻ những kỹ năng rất đơn giản thôi cũng đã mất rất nhiều thời gian và công sức của cả cô lẫn trò. Ở nơi đây, mỗi tiến bộ tưởng như là điều bình thường, hiển nhiên với đứa trẻ bình thường lại là cả một niềm hạnh phúc lớn lao.
Những niềm hạnh phúc lớn lao
Cô Lê Thị Duyên tâm sự: “Với bọn chị, mỗi tiến bộ của các bé là một sự cố gắng liên tục bền bỉ. Đơn giản như có bé vào trường không biết cả đi tè, nhưng giờ, lúc nào buồn các bé biết tự kéo quần xuống hoặc nắm lấy tay cô giáo chỉ vào nhà vệ sinh để ra hiệu. Và chỉ cần được như thế thôi là đã mừng lắm rồi”!
Xã hội cần có cái nhìn đúng đắn hơn nữa và có sự quan tâm hơn nữa tới thế hệ trẻ nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. |
Một trong những hoàn cảnh đặc biệt nhất ở Trung tâm là bé N.Đ.Tr (Hà Nam). Nhà xa nên bố của
Ôn thi tốt nghiệp, coi chừng sách dởm
PGS Văn Như Cương: Ô sin và gia sư, hai thứ góp phần làm hỏng con cái
Bé T.H.Ph năm nay 3 tuổi và đã vào trung tâm được gần một năm. Tuy nhiên, bé vẫn chưa nói được từ nào. Bé chậm hơn so với các bạn nhưng đã tiến bộ hơn rất nhiều so với ngày đầu. Trước kia bé cứ coi như không có ai xung quanh mình cả, không nói chuyện, không giao tiếp, không biết làm bất cứ việc gì. Nhưng giờ bé đã có phản ứng hơn. Ví dụ khi bảo H.Ph ngồi xuống, không được đứng dậy nghịch như thế thì em đã biết nghe lời ngồi ngoan ngoãn. Chỉ chừng đó thôi đã làm cho những thầy cô giáo ở đây cảm thấy vô cùng phấn khởi.
Nghề vất vả nhưng cũng nhiều niềm vui. Và nhiều khi các bé là người mang lại những niềm vui, niềm xúc động lớn lao cho những thầy, cô giáo.
Thầy Nguyễn Bảo Lịch kể: “Bé Tr. M quý các thầy cô lắm! Buồn cười nhất là có lần thấy bé mải chơi, mình cố tình thử trốn đi chỗ khác. Được một lúc bé nhìn quanh không thấy thấy đâu cả gọi toáng lên: “ Lịch ơi! Lịch ơi” và đi tìm hết chỗ này chỗ kia. Khi nghe mình “ơi” bé liền cự lại: “Dạ chứ”! Vì lúc trước mình có dạy bé ai gọi thì phải: Dạ!...".
Chị Thanh cũng kể lại kỷ niệm: “Hôm 1.6 năm ngoái nhà trường tổ chức đưa các cháu đi chơi công viên Thủ Lệ. Chuẩn bị kỹ càng lắm vì để đưa được các cháu đi chơi tập thể bên ngoài là rất khó. Những lần đi chơi tất nhiên là phải có cả phụ huynh của các em đi cùng nữa. Hôm đó dự định là đi trong buổi sáng đến khoảng 11h là về thôi. Phụ huynh cũng xin phép sau khi chơi xong sẽ đón về nhà luôn, chiều khỏi đến lần nữa. Nhưng sau một buổi sáng, bố mẹ các em kêu mệt quá, thôi xin giao lại cho các thầy cô để chiều tới đón cũng được! Lúc đó cảm nhận được phụ huynh hiểu nỗi vất vả của mình và cả vai trò của mình với các bé, càng thấy yêu nghề và quyết tâm gắn bó với các bé hơn!”.
Niềm vui của những người dạy trẻ tự kỷ, chỉ đơn giản như là cuối buổi học, thấy các bé cười hớn hở, biết lấy dép, lấy mũ và balô của mình về mỗi khi bố mẹ tới đón và quay lại vẫy tay "bai bai" thầy cô…
Với các thầy cô, dù gắn bó với trẻ vô cùng nhưng không hề mong muốn trẻ ở lại mãi trung tâm, cũng như không hy vọng một ngày đón trẻ trở lại. Hạnh phúc nhất chính là nhìn thấy các bé có thể “tốt nghiệp” về học hòa nhập với cuộc sống bình thường.
Điểm nóng |
|