Tờ Washington Post hôm 15/12 đưa tin cho rằng, nền kinh tế Nga đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề cho các chính sách của Tổng thống Nga Vladimir Putin với chiến lược của phương Tây.
Theo thông tin mới nhất, Ngân hàng trung ương Nga đã tăng lãi suất từ 10,5% lên 17% trong cuộc họp khẩn cấp lúc 1h sáng 15/12 (theo giờ Mỹ) trong nỗ lực để ngăn chặn đồng rúp, đã mất 50% giá trị so với đồng USD, có thể giảm hơn nữa.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. |
Tờ báo Mỹ cho rằng đây là một động thái tuyệt vọng để cứu vãn tiền tệ nhằm chống đỡ nền kinh tế Nga. Nhưng ngay cả khi động thái này là một nỗ lực lớn, nó vẫn báo hiệu nhiều điều tồi tệ hơn.
Theo tờ báo, kinh tế hiện nay của Nga không thể chỉ dựa vào kinh doanh dầu mỏ để trợ cấp cho tất cả các hoạt động khác. Giá dầu tụt dốc mạnh đồng nghĩa với việc các công ty Nga có ít USD để đổi sang đồng rúp. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu sử dụng đồng rúp cũng giảm nên giá của nó cũng giảm theo.
Trong khi đó, do ảnh hưởng của lệnh trừng phạt phương Tây chống lại Moscow liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine cũng đã khiến dòng tiền USD chảy mạnh ra khỏi nước này.
Đồng rúp đã giảm 22% so với đồng USD trong tháng qua và giảm 11% chỉ riêng trong ngày 15/12. Chỉ vài tuần trước, 300 rúp có thể đổi được 10 USD, nhưng giờ chỉ còn một nửa. Theo Washington Post, đồng rúp còn giảm mạnh hơn cả đồng hryvnia của Ukraine trong năm nay.
Tờ báo cho biết, nền kinh tế Nga dường như đang bị mắc kẹt và kinh tế Nga có nhu cầu giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng, nhưng các doanh nghiệp lại cần đẩy lãi suất lên để làm tăng giá trị của đồng rúp và không bị lỗ nhiều khi vay bằng đồng USD.
Nhưng nếu tiếp tục giữ lãi suất thấp, đồng rúp sẽ tiếp tục mất giá, lạm phát sẽ tăng vọt và tăng trưởng của các tập đoàn lớn sẽ giảm đi đáng kể.
Và nếu giá dầu tiếp tục tụt xuống mức 60 USD/thùng, Nga có thể sẽ không còn đủ sức để ngăn đồng rúp rơi tự do. |
Để tránh bất hạnh này, Nga đã chọn cách tăng lãi suất. Nhưng lãi suất cao sẽ đẩy nền kinh tế hấp hối vào một cuộc suy thoái sâu hơn nữa trong bối cảnh ngân hàng trung trương dự báo nền kinh tế Nga sẽ sụt giảm 4,5 đến 4,7% trong năm nay.
Và nếu giá dầu tiếp tục tụt xuống mức 60 USD/thùng, Nga có thể sẽ không còn đủ sức để ngăn đồng rúp rơi tự do. Nhưng nếu không, Nga sẽ có thêm thời gian để kiểm soát vốn nhằm chống đỡ cho giá trị của đồng rúp và thậm chí có thể sẽ yêu cầu IFM dành cho một gói hỗ trợ.
CNN cho biết, giá tiêu dùng ở Nga đã tăng 8% so với một năm trước. Lạm phát đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong 3 năm qua. Các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu trở nên khan hiếm do ảnh hưởng của biện pháp trả đũa lệnh trừng phạt từ châu Âu của Moscow.
Tờ nhật báo Kommersant cho biết, giá bánh mì đã tăng 5% và giá ngũ cốc dự kiến sẽ tăng 10% trong tương lai gần. Tình thế khó khăn đã khiến các tầng lớp lao động bình dân và hưu trí của Nga bắt đầu dự trữ muối, diêm, mì ống, bột và các nông sản khác.
Trong khi các tầng lớp trung lưu đổ đi mua ti vi, xe hơi, thiết bị gia dụng vì lo ngại sau năm mới giá cả sẽ tăng cao.
Một cuộc thăm dò mới cho thấy, người Nga đang mất niềm tin vào tương lai. Trong cuộc thăm dò, do VTsIOM tổ chức, 51% số người được hỏi nói rằng họ rất tự tin trong tương lai, giảm từ 61% vào mùa xuân năm nay.
Tuy nhiên, gần một nửa người tham gia khảo sát nói rằng "cuộc sống khó khăn, nhưng có thể chịu đựng được".