Trường Đại học nhiều năm không có hiệu trưởng
Xác minh của phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cho thấy, nhiều năm trở lại đây (kể từ năm 2012), trường Đại học Chu Văn An không có hiệu trưởng để lãnh đạo nhà trường.
Trong khi đó, theo nhiều cổ đông sáng lập, sở hữu hơn 43% vốn góp thành lập trường, việc ông Dương Phan Cường - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch hội đồng quản trị trường Đại học Chu Văn An tự ý cho phép mình làm hiệu phó phụ trách nhà trường (tương đương hiệu trưởng) trong nhiều năm liên là trái quy định của pháp luật.
“Đối chiếu theo quy định trong quyết định số 63 và quyết định số 61 của Thủ tướng về quy chế bổ nhiệm lãnh đạo quản lý trường trong trường hợp này, việc ông Dương Phan Cường được tạm quyền làm hiệu trưởng không sai, nhưng thời hạn tạm quyền không quá 1 tháng để tiến hành việc cử hiệu trưởng chính thức theo quy định.
Việc ông Dương Phan Cường đã tự gia hạn cho mình làm quyền hiệu trưởng nhà trường khi đã quá thời hạn là trái quy định”, một cổ đông sáng lập trường Đại học Chu Văn An nói.
Trường Đại học Chu Văn An: Ảnh tư liệu đăng trên website: cvauni.edu.vn. |
Nhiều cổ đông lớn tại trường Đại học Chu Văn An khẳng định, việc nhà trường hơn 5 năm không có hiệu trưởng, là hành vi làm trái quy định pháp luật tại Điều 20 Luât giáo dục đại học 2013; trái với quy định tại Điều 25 Điều lệ trường đại học ban hành theo quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014.
Cũng từ đó đến nay, ông Cường với nhiều tư cách (hiệu phó phụ trách nhà trường, quyền hiệu trưởng, lúc lại “chính danh” hiệu trưởng…) đã ký các nhiều quyết định thay đổi nhân sự, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ cho sinh viên.
Nhiều văn bản trong số đó được ông Cường ký bừa bãi,
Sóng ngầm trong trường Đại học Chu Văn An |
tùy tiện, trái quy định khi ông đang giữ cương vị Phó hiệu trưởng.
Cụ thể: Ông Cường đã ký quyết định 240/2012/QĐ-GH-CVA ngày 8/11/2012 về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ phòng công tác chính trị và quản lý học sinh sinh viên trường Đại học Chu Văn An với chức danh hiệu trưởng.
Ký quyết định số 243/QĐ/2012/GH-CVA ngày 15/11/2012 về việc khen thưởng sinh viên có thành tích học tập tốt năm học 2011-2012 với chức danh quyền hiệu trưởng.
Ký cấp chứng chứng chỉ tiếng Anh cho Nguyễn Thành Nhơn ngày 10/11/2012 với chức danh quyền hiệu trưởng; chứng chỉ tin học cấp cho Nguyễn Thành Nhơn ngày 10/11/2012 với chức danh hiệu trưởng.
Ký quyết định 178/QĐ-GH-CVA ngày 20/7/2012 về việc sát hạch chuẩn đầu ra môn tiếng Anh và Tin học đối với chức danh hiệu trưởng; quyết định 130/2012/QĐ- VÀO ngày 13/9/2012, ông Cường ký với chức danh Phó hiệu trưởng.
“Đặc biệt, năm 2012 với chức danh Phó hiệu trưởng, ông Cường ký cấp nhiều văn bằng tốt nghiệp cho sinh viên ra trường trái thẩm quyền, vi phạm điểm c và d Điều 16 về Thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ; vi phạm khoản 1 điều 20 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007, Ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.
Những dấu hiệu vi phạm trên của ông Cường đã bị các cổ đông tố cáo, đề nghị cơ quan có thẩm quyền làm rõ trách nhiệm.
Thậm chí, ngay cả khi có kết luận của Bộ Giáo dục Đào tạo về những vấn đề nêu trên, thì những vi phạm cũng chưa được khắc phục một cách triệt để", một cổ đông lớn khác tại trường Đại học Chu Văn An tố cáo.
Như vậy, hàng nghìn tấm bằng, chứng chỉ... của sinh viên được ký không đúng thẩm quyền liệu có giá trị về mặt pháp lý?
Ông Dương Phan Cường “dọa” giải thể Đại học Chu Văn An
Liên quan tới những phản ánh của các cổ đông sở hữu cổ phần lớn tại trường Đại học này, ngày 17/8/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đã có kết luận số 1429/KL-CTUBND, kết luận nội dung tố cáo ông Dương Phan Cường, Chủ tịch hội đồng quản trị trường Đại học Chu Văn An.
Theo đó, hàng loạt tố cáo có liên quan tới việc trường Đại học Chu Văn An nhiều năm liền không có hiệu trưởng; ông Cường lạm quyền, ký nhiều văn bản, giấy tờ với chức danh hiệu trưởng, là đúng sự thật.
Căn cứ vào nhiều nội dung tố cáo có cơ sở, Ủy ban nhân
“Chuyển giao quyền lực êm thấm là điều tốt đẹp cuối cùng bà Phượng nên làm” |
dân tỉnh Hưng Yên đã yêu cầu hội đồng quản trị kiểm điểm trách nhiệm đối với ông Dương Phan Cường.
Xử lý các văn bản giấy tờ đã ký không đúng theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu ông Cường tiếp tục tìm hiệu trưởng... để hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy của nhà trường, ổn định trong công tác quản lý, đào tạo.
Tuy vậy, đến nay, những yêu cầu trên của tỉnh Hưng Yên vẫn chưa được ông Cường thực hiện triệt để.
Trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam hôm 15/6 về một số nội dung tố cáo của các cổ đông, ông Dương Phan Cường thể hiện thái độ không đồng tình.
Thậm chí vị Bí thư Đảng ủy trường Đại học Chu Văn An còn "dọa" giải thể nhà trường nếu gặp sự phản đối từ nhiều cổ đông đang tố cáo ông.
“Nếu các anh vì giáo dục thì cố gắng làm cho trường Chu Văn An phát triển lên. Còn nếu không vì giáo dục thì ngày mai trường sập tiệm. Vứt! Tôi sẵn sàng...
Kể cả ngày mai, Thủ tướng có ký giải thể trường Đại học Chu Văn An, chúng tôi vẫn đồng ý. Cái trường mà đã xấu thì tốt nhất nên giải thể vì nó sẽ không mang lại kết quả tốt cho xã hội", ông Cường gay gắt.
Cần phải nói thêm rằng, trước đó, 27/11/2016 tại cuộc họp đồng quản trị bất thường, đại hội đã ra nghị quyết với 100% số phiếu miễn nhiệm chức danh Chủ tịch hội đồng quản trị của ông Dương Phan Cường, đồng thời gửi báo cáo tới Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (có vi bằng kèm theo) đề nghị không công nhận ông Cường làm Chủ tịch hội đồng quản trị trường Đại học Chu Văn An...
Đại hội cũng bầu ông Trần Anh Tuấn làm quyền Chủ tịch hội đồng quản trị thay thế ông Cường.
Theo nhóm cổ đông trên, việc ông Cường bị miễn nhiệm là do, trong quá trình quản trị, điều hành của ông Dương Phan Cường làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình hoạt động của hội đồng quản trị nói riêng, nhà trường nói chung, đồng thời vi phạm nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên góp vốn thành lập trường.
Tới nay đã nhiều tháng trôi qua, tỉnh Hưng Yên chưa ra quyết định công nhận Hội đồng quản trị mới tại Đại học Chữ Văn An?