Sóng ngầm trong trường Đại học Chu Văn An

18/07/2017 07:24
XUÂN QUANG - TRINH PHÚC
(GDVN) - Nhóm cổ đông tố cáo ông Dương Phan Cường - Bí thư Đảng ủy trường Đại học Chu Văn An có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng về quản lý điều hành, tài chính...

Ông Dương Phan Cường bị tố cáo lộng quyền

Trong đơn tố cáo gửi tới Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, nhiều cổ đông lớn tại trường Đại học Chu Văn An (trụ sở tại tỉnh Hưng Yên) phản ánh về việc ông Dương Phan Cường – Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị trường này vi phạm nghiêm trọng quy chế tổ chức hoạt động của nhà trường; điều lệ tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục cũng như pháp luật về giáo dục đại học.

Tài liệu có được cũng cho thấy, trong suốt nhiệm kỳ (từ năm 2012 đến nay), ông Dương Phan Cường không tổ chức đại hội cổ đông thường niên; không thông qua báo cáo tài chính hằng năm của nhà trường.

Điều này đã vi phạm Khoản 3, Điểm đ; Khoản 4, Điều

Trường Đại học Chu Văn An được thành lập theo quyết định số 135/2006/QĐ-TTg ngày 8/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Trụ sở chính đặt tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Giai đoạn 2006-2012, trường có khoảng 5000 sinh viên, đội ngũ cán bộ, giáo viên lên tới 150 người...

20 của Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.

Mặt khác, việc ông Dương Phan Cường cũng không tổ chức họp hội đồng quản trị thường kỳ. Điều này đã vi phạm nghiêm trọng Điểm a, Khoảng 2, Điều 22 của quyết định nói trên.

“Việc nhiều năm liền ông Dương Phan Cường không họp hội đồng quản trị và không thông qua báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các cổ đông góp vốn tại trường Đại học Chu Văn An.

Đặc biệt năm 2016, có tới gần chục lần nhóm cổ đông nắm giữ cổ phần lớn, yêu cầu ông Cường và kế toán cung cấp báo cáo tài chính và các thông tin liên quan tới quản trị nhà trường, nhưng ông Cường quanh co, không chấp thuận đề nghị của cổ đông.

Cho đến nay, những thông tin về tài chính của nhà trường vẫn là bí mật đối với nhiều cổ đông sáng lập và thành viên hội đồng quản trị nhà trường.

Việc không minh bạch về tài chính đối với các cổ đông, thành viên hội đồng quản trị, có thể dẫn tới việc thiếu minh bạch trong việc thực hiện chính sách thuế đối với nhà nước; không minh bạch về quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc, hội đồng quản trị đã bị ông Dương Phan Cường vô hiệu hóa, triệt tiêu toàn bộ chức năng, nhiệm vụ trong suốt một thời gian dài…”, một thành viên hội đồng quản trị trường Đại học Chu Văn An cho biết.

Trường Đại học Chu Văn An: Ảnh: Xuân Quang.
Trường Đại học Chu Văn An: Ảnh: Xuân Quang.

Trước tình hình trên, cổ đông và các thành viên hội đồng quản trị (chiếm 72,95% cổ phần) đã lên tiếng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình bằng cách gửi nhiều đơn thư kiến nghị tới Chủ tịch hội đồng quản trị, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết, nhưng tất cả đều rơi vào im lặng.

“Chúng không thể chịu đựng nổi sự lộng quyền, lũng đoạn của ông Dương Phan Cường, nên nhiều lần nhóm cổ đông (chiếm 80% số thành viên hội đồng quản trị) làm đơn gửi Chủ tịch hội đồng quản trị, đề nghị tổ chức họp hội đồng quản trị nhằm giải quết mâu thuẫn, ổn định nhà trường.

Nội dung đơn đề nghị Chủ tịch hội đồng quản trị (tức ông Dương Phan Cường) triệu tập cuộc họp ngay sau ngày nhận thông báo này đúng 07 ngày.

Nếu hết thời hạn này mà Chủ tịch Hội đồng quản trị

Sóng ngầm trong trường Đại học Chu Văn An ảnh 2

“Chuyển giao quyền lực êm thấm là điều tốt đẹp cuối cùng bà Phượng nên làm”

không triệu tập, đề nghị Phó Chủ tịch hội đồng quản trị triệu tập thay cho Chủ tịch hội đồng quản trị...”, một cổ đông khác lên tiếng và cung cấp văn bản cho phóng viên để khẳng định phản ánh trên là có căn cứ.

Được biết, thông báo này không nhận được hồi đáp của ông Dương Phan Cường.

Theo nhóm cổ đông trên, việc quản trị, điều hành của ông Dương Phan Cường làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình hoạt động của hội đồng quản trị nói riêng, nhà trường nói chung, đồng thời vi phạm nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên góp vốn thành lập trường.

Vì lý do trên, ngày 27/11/2016, ông Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch hội đồng quản trị đã tổ chức họp hội đồng quản trị bất thường (cuộc họp có mời ông Cường, nhưng ông Cường không đến).

Tại cuộc họp này, đại hội đã ra nghị quyết với 100% số phiếu miễn nhiệm chức danh Chủ tịch hội đồng quản trị của ông Dương Phan Cường, đồng thời gửi báo cáo tới Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (có vi bằng kèm theo) đề nghị không công nhận ông Cường làm Chủ tịch hội đồng quản trị trường Đại học Chu Văn An.

Đề nghị ông Trần Anh Tuấn làm quyền Chủ tịch hội đồng quản trị thay thế ông Cường. 

Việc làm của các cổ đông đại diện 72,95% vốn góp được cho là phù hợp với quy định của điều lệ đại học.

Tuy nhiên, đã nhiều tháng trôi qua kể từ ngày trường Đại học Chu Văn An có hội đồng quản trị mới do đại hội cổ đông bất thường bầu lên hôm 27/11, tỉnh Hưng Yên vẫn chưa có bất cứ hành động nào để công nhận tính hợp pháp của Hội đồng quản trị này...

Vì sao tỉnh Hưng Yên chưa ra quyết định công nhận Hội đồng quản trị mới?

Việc trường Đại học Chu Văn An chưa được công nhận hội đồng quản trị mới, và trong suốt nhiều năm qua nhà trường không có hiệu trưởng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình hoạt động của nhà trường.

Nghiễm nhiên, khi hội đồng quản trị mới chưa được chấp thuận từ phía tỉnh Hưng Yên, thì ông Dương Phan Cường với tư cách là Bí thư Đảng ủy nhà trường sẽ "thay mặt" hội đồng quản trị đã hết nhiệm kỳ, điều hành hoạt động nhà trường theo cách "bất đắc dĩ".

Ông Cường không những phản đối hội đồng quản trị

Sóng ngầm trong trường Đại học Chu Văn An ảnh 3

Trường Đại học Hoa Sen chính thức bàn giao giữa Hội đồng quản trị cũ và mới

mới, mà còn thể hiện rõ quan điểm "xóa" tư cách, vai trò của cổ đông sáng lập trường Đại học Chu Văn An (các cổ đông chiếm 72,95% cổ phần)?

"Tôi không thể mời một bà bán rau ở chợ phố Hiến tham gia góp ý vào việc phát triển trường đại học được (ám chỉ thành viên hội đồng quản trị cũ).

4/5 thành hội đồng quản trị tính từ cuối 4/2017 đã không còn tư cách hoạt động ở Trường Đại học Chu Văn An nữa.

Mặt khác, nhà trường không nợ cổ đông sáng lập khoản tiền nào cả. Trong năm đầu tiền đi vào hoạt động, họ đã thu lãi gấp 3 lần số tiền đầu tư ban đầu.

Phần giá trị tăng lên không phải dùng để chia mà thuộc sở hữu chung của nhà trường, từ bà quét rác đến ông Chủ tịch hội đồng quản trị.

Điều này có nghĩa rằng các thành viên hội đồng quản trị đã hết vai trò tại nhà trường", ông Cường phủ quyết tư cách của thành viên hội đồng quản trị - cổ đông góp vốn trước đó và cho rằng, "ông chủ" thực sự của nhà trường là… nhân dân, trong cuộc trao đổi với phóng viên hôm 15/6.

Song song với việc "xóa" tư cách thành viên hội đồng quản trị, cổ đông sáng lập trường Đại học Chu Văn An, ông Cường cho xây dựng điều lệ mới của nhà trường, với đông đủ các thành phần (hiệu trưởng, đại diện tổ chức đảng, đại diện đoàn thể), tham gia vào hội đồng quản trị.

Nghị quyết hội đồng quản trị với 100% số phiếu miễn nhiệm chức danh Chủ tịch hội đồng quản trị của ông Dương Phan Cường. Ảnh: Xuân Quang.
Nghị quyết hội đồng quản trị với 100% số phiếu miễn nhiệm chức danh Chủ tịch hội đồng quản trị của ông Dương Phan Cường. Ảnh: Xuân Quang.

Giải thích về việc, nhà trường chưa tổ chức đại hội cổ đông nhiệm kỳ mới, ông Cường cho biết: “Muốn đại hội phải chờ hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, mình bàn chuyện đó làm gì?

Mặt khác, về lâu về dài người ta vẫn có quyền nhất thể hóa hai chức danh lại với nhau cơ mà”, ông Cường mong muốn nhất thể hóa chức danh Chủ tịch hội đồng quản trị và Bí thư Đảng ủy nhà trường, trong khi thẩm quyền triệu tập/tổ chức đại hội cổ đông nhiệm kỳ mới là do vị này quyết định.

Trả lời về việc, Chủ tịch hội đồng quản trị không thông qua các báo cáo tài chính theo quy định, ông Cường lấp lửng:

"Chuyện đó tôi không cần biết đúng hay sai? Tôi không thể đưa báo cáo tài chính cho họ được vì các ông ấy chuyên đi kiện.

Báo cáo tài chính tôi đã nộp cho cơ quan nhà nước rồi.

Sóng ngầm trong trường Đại học Chu Văn An ảnh 5

Tâm thư chuyển giao quyền lực của Tân Chủ tịch trường Hoa Sen

Còn Cục thuế có gửi báo cáo cho họ không thì đó là việc của người ta.

Vì họ có động cơ xấu nên tôi không thông qua báo cáo tài chính.

Lấy một ví dụ, anh (ám chỉ phóng viên) là kẻ cắp, liệu tôi có thể gửi chìa khóa nhà tôi cho anh được không? Chắc là không chứ gì? Cho nên đừng bao giờ đặt vấn đề đó ra", ông Cường cho biết.

Về việc đơn kiến nghị của thành viên hội đồng quản trị với nhiều nội dung (nêu ở phần 1) không được Chủ tịch hội đồng quản trị xem xét, giải quyết, ông Cường lý giải:

"Tôi có biết tiếng động vật đâu mà cãi nhau với nó? Các anh hiểu sao thì hiểu", ông Cường cho hay, đồng thời phủ nhận tư cách Hội đồng quản trị mới được bầu hôm 27/11/2016.

"Việc có hay không hội đồng quản trị mới tôi không quan tâm. Tôi ví dụ, ông chủ đi vắng, các thành viên ở nhà tự phá cỗ để ăn thì có luật không?", ông Cường nêu ví dụ.

Cũng liên quan tới sự việc nói trên, mới đây tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền làm rõ những kiến nghị nêu trên của các cổ đông trường Chu Văn An.

“Vừa qua chúng tôi đã nhận được đơn đề nghị của các bên, liên quan tới việc hủy tư cách Chủ tịch đội đồng quản trị đối với ông Cường.

Để làm rõ thực hư chuyện này, tỉnh đã chỉ đạo, thành lập đoàn kiểm tra, đồng thời xác minh, tìm hiểu tất cả các thông tin có liên quan, đối chiếu với các quy định của pháp luật để đưa ra kết luận cuối cùng.

Khi có kết luận chính thức, lãnh đạo tỉnh sẽ có ý kiến việc này", ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch tỉnh Hưng Yên cho biết.

XUÂN QUANG - TRINH PHÚC