Chủ tịch huyện Như Thanh phải chịu trách nhiệm khi sử dụng lao động trái luật

11/04/2017 07:00
THỤY DU
(GDVN) - Việc ký, hủy thỏa thuận lao động đối với 16 kế toán Mầm non trái quy định của pháp luật không thể không có trách nhiệm của lãnh đạo huyện Như Thanh.

Chủ tịch huyện Như Thanh phải có trách nhiệm với người lao động

Thật khó hiểu với cách sử dụng lao động tại huyện Như Thanh trong vụ việc 16 kế toán trường Mầm non huyện này bỗng dưng bị tạm dừng hợp đồng sau cả chục năm công tác.

Khó hiểu là bởi, hàng chục kế toán này đã đồng cam cộng khổ với các cơ sở giáo dục Mầm non, khi huyện này khó khăn nhân sự. Nhưng đến khi có sự thay đổi về mặt chủ trương, biến động về vị trí, việc làm thì số lao động này bị loại bỏ không thương tiếc.

Tư duy sửa sai theo kiểu “phủ định sạch trơn” của người

Chủ tịch huyện Như Thanh phải chịu trách nhiệm khi sử dụng lao động trái luật ảnh 1

16 kế toán Mầm non bất ngờ bị đẩy ra đường sau cả chục năm công tác

kế nhiệm là điểm chung thường thấy khi giải quyết lao động dôi dư công tác trong ngành giáo dục đã được áp dụng tại các huyện Như Thanh, Yên Định, Vĩnh Lộc.

Đối tượng chịu áp lực và có phần ấm ức sau những quyết định mang tính “cưỡng chế” đó không ai khác là người lao động và gia đình họ.

Điều đáng nói là, thay vì bố trí nhân sự dôi dư vào các vị trí việc làm còn thiếu sau khi thực hiện rà soát, thì Uỷ ban nhân dân các huyện lại ra quyết định chấm dứt hợp đồng với tất cả người lao động theo kiểu máy móc, nguyên tắc, khiến nhiều cơ sở giáo dục lâm vào cảnh thiếu trầm trọng giáo viên, nhân viên hành chính, kế toán.

Trước sức ép về mặt nhân sự, không lâu sau khi chấm dứt hợp đồng với người lao động, nhiều địa phương đã có công văn xin cấp trên tuyển mới số lao động còn thiếu ở các vị trí việc làm.

Đến đây, dư luận có cái cớ để nghi ngờ rằng: Việc cắt hợp đồng rồi xin tuyển mới nếu không phải là hành vi khuấy cho đục nước để thả thì là cái gì?

Rõ ràng lo lắng trên là có cơ sở, khi trong cuộc trao đổi với báo chí trước đó, lãnh đạo huyện Như Thanh, Vĩnh Lộc thừa nhận có “cơm, rượu, thịt” trong việc ký hợp đồng, tuyển dụng.

Và cũng thật khó có từ ngữ nào hợp lý hơn để lý giải cho việc sa thải lao động rồi xin tuyển mới ngoài cụm từ “tư duy nhiệm kỳ”. 

Người lao động đối thoại với lãnh đạo huyện Như Thanh hôm 7/4. Ảnh: Thụy Du.
Người lao động đối thoại với lãnh đạo huyện Như Thanh hôm 7/4. Ảnh: Thụy Du.

Quay trở lại sự việc 16 kế toán có thâm niên công tác tại các trường Mầm non trên địa bàn huyện Như Thanh (Thanh Hóa) bị tạm dừng thỏa thuận lao động, các bằng chứng có được cho thấy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Như Thanh có trách nhiệm trong việc ký, tuyển dụng, tạm dừng hợp đồng trái luật.

Theo đó, ngoài việc không ký hợp đồng lao động (chỉ có quyết định thỏa thuận lao động), đơn vị sử dụng lao động còn không đảm bảo các quyền lợi cho người lao động như hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các quyền khác lợi đi kèm theo.

Điều này là trái với quy định của luật lao động. 

Ngày 9/10/2015, Ủy ban nhân dân huyện Như Thanh ra quyết định số 3259/QĐ-UBND về việc hủy quyết định thỏa thuận hợp đồng giáo viên, kế toán trường năm học 2015-2016.

Việc hủy quyết định thỏa thuận này căn cứ theo công văn số 7369/UBND-THKH ngày 27/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc tạm dừng tuyển dụng, tiếp nhận công chức, hợp đồng lao động và bổ nhiệm chức danh phó trưởng phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở, ban, ngành cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện.

Nhưng điều rất khó lý giải nằm ở chỗ, sau khi ông Lê

Chủ tịch huyện Như Thanh phải chịu trách nhiệm khi sử dụng lao động trái luật ảnh 3

Mẹ không được đến trường nữa thì lấy gì nuôi con?

Văn Hùng - Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ký quyết định hủy thỏa thuận hợp đồng lao động đối với 16 kế toán Mầm non theo chủ trương của tỉnh, thì huyện này lại tiếp tục “ủy quyền” cho các cơ sở giáo dục này ký hợp đồng với người lao động (3 tháng ký lại 1 lần) đối với số lượng kế toán nói trên.

Ủy ban nhân dân huyện Như Thanh cũng chính là đơn vị cấp kinh phí chi trả tiền công lao động cho số lao động có thời hạn này.

Đáng chú ý, 16 kế toán này được ký nhiều hợp đồng 3 tháng. Trong đó, có lao động ký tới 5 lần hợp đồng 3 tháng.

Việc ký kết này là trái với quy định tại khoản 1,2,3, Điều 22 Bộ luật lao động về loại hợp đồng lao động.

Đến thời điểm hiện tại, người lao động vẫn chưa nhận được quyết định về việc tạm dừng hay chấm dứt thỏa thuận lao động.

Thay vào đó, để “chữa cháy” cho quyết định đơn phương dừng thỏa thuận lao động trước đó, đơn vị sử dụng lao động “ép” người lao động ký vào đơn đề nghị, với nội dung:

“Nhất trí với phương án sắp xếp giáo viên biến chế dôi dư và chủ trương dừng hợp đồng lao động đối với trong ngành giáo dục huyện Như Thanh năm học 2016-2017.

Huyện tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí và cam kết tìm việc làm mới...”, mẫu đơn đề nghị của đơn vị sử dụng lao động gửi người lao động ghi rõ.

Như vậy, việc Ủy ban nhân dân huyện Như Thanh ký tuyển dụng và hủy thỏa thuận lao động đối với 16 kế toán Mầm non trái quy định của pháp luật, không thể không có trách nhiệm của lãnh đạo huyện Như Thanh mà cụ thể ở đây là ông Lê Minh Giao, nguyên Chủ tịch huyện và ông Lê Văn Hùng, người kế nhiệm ông Giao.

Ai bảo vệ lợi quyền cho người lao động?

Điều khó hiểu nữa nằm ở chỗ, tại những thời điểm người lao động gặp khó khăn nhất về công việc, áp lực về tinh thần, hoàn toàn không thấy bóng dáng của đơn vị bảo vệ lợi quyền người lao động, mà cụ thể ở đây là công đoàn ngành giáo dục Như Thanh và Liên đoàn lao động tỉnh Thanh Hóa.

Ông Ngô Tôn Tẫn (trái), Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Thụy Du.
Ông Ngô Tôn Tẫn (trái), Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Thụy Du.

Nói về trách nhiệm của đơn vị có liên quan trong việc đảm bảo lợi quyền của người lao động, hôm 29/3, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Ngô Tôn Tẫn, Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Thanh Hóa thừa nhận có thiếu sót trong công tác giám sát, giải quyết quyền lợi cho lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động trái luật.

"Trách nhiệm chính trong việc chậm nắm bắt thông tin, tâm tư nguyện vọng của người lao động cũng như đề nghị đảm bảo quyền lợi cho người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, thuộc về công đoàn ngành giáo dục, Liên đoàn lao động huyện Như Thanh.

Tuy nhiên, với tư cách là Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh, Đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh, tôi thừa nhận có sự thiếu sót trong việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động trước, trong, sau khi ký hợp đồng lao động giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động", ông Tẫn thẳng thắn.

Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm, sau khi tiếp cận thông tin báo chí phản ánh, đơn vị đã đề nghị Liên đoàn lao động huyện Như Thanh báo cáo tình hình sự việc, đồng thời kiến nghị phương án đảm bảo lợi quyền cho người lao động.

"Với trách nhiệm là đơn vị đảm bảo lợi quyền cho người lao động, chúng tôi đã kiến nghị huyện Như Thanh có cơ chế, chính sách, giải quyết đúng luật việc chấm dứt hợp đồng lao động với 16 kế toán nói trên.

Đối với việc tuyển dụng lao động, nếu được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương tuyển dụng kế toán, chúng tôi sẽ đề nghị Ủy ban nhân dân huyện, tỉnh có cơ chế ưu tiên khi tuyển dụng lại số lao động vừa bị chấm dứt hợp đồng lao động", ông Tẫn đề nghị. 

Ông Tẫn cũng đề nghị tỉnh Thanh Hóa cần sớm có chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc ký tuyển dụng, chấm dứt hợp đồng lao động trái luật.

"Cho tới nay, vẫn chưa có một cá nhân nào bị xử lý vì tuyển dụng, chấm dứt hợp đồng trái luật.

Đây không chỉ là trăn trở của chúng tôi mà còn là mong mỏi của nhiều người dân", ông Tẫn nói.

Trong khi đó, trả lời Báo điện tử Giáo dục Việt Nam về việc hợp đồng lao động đối với số lượng kế toán tại các cơ sở giáo dục Mầm non huyện Như Thanh, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cho rằng, việc hợp đồng lao động đối với các cơ sở giáo dục thiếu nhân sự cần có sự đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

"Sau khi thực hiện tuyển dụng giáo viên, nhân viên hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện xây dựng kế hoạch hợp đồng trong số hợp đồng lao động hiện có về số lượng, cơ cấu gửi Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các ngành có liên quan thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện", văn bản Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa trả lời Báo điện tử Giáo dục Việt Nam hôm 29/3 nói rõ.

THỤY DU