"Trăm dâu" đổ đầu người lao động
Có lẽ chưa bao giờ số phận người lao động (giáo viên, nhân viên hành chính, kế toán) công tác trong ngành giáo dục trở nên rẻ rúng như hiện nay.
Việc lãnh đạo các đơn vị có thẩm quyền "thả cửa" ký hợp đồng lao động trái quy định pháp luật trong ngành giáo dục, dẫn đến hệ lụy vô cùng lớn.
Và cũng chỉ bằng một quyết định hành chính mang tính
16 kế toán Mầm non bất ngờ bị đẩy ra đường sau cả chục năm công tác |
sửa sai của kế nhiệm, hàng trăm người lao động (giáo viên, nhân viên hành chính, kế toán) bị đẩy ra ngoài đường một cách không thương tiếc.
Những sự việc đã xảy ra tại huyện Yên Định, Vĩnh Lộc, và mới đây nhất tại Như Thanh (Thanh Hóa), minh chứng điển hình nhất cho những nhận định trên là có cơ sở.
Cũng không bỗng dưng mà người lao động tỏ thái độ phản ứng quyết liệt thậm chí là dữ dội với những quyết định hành chính đó.
Điều này không khó để lý giải, bởi sau những quyết định mang tính "cưỡng chế, là lòng tự trọng của những người từng được gọi là thầy, cô nói riêng và lao động công tác trong ngành giáo dục nói chung.
Đó còn là số phận, cuộc sống của hàng trăm con người đã từng công tác, công hiến hết mình vì sự phát triển của ngành giáo dục.
Hàng chục kế toán huyện Như Thanh mất việc (ảnh: Thụy Miên). |
Và tất nhiên, trong khi trách nhiệm (chính) thuộc những người đứng đầu để xảy ra sai phạm chưa được làm rõ, xử lý triệt để, thì tất cả hậu quả từ việc tuyển dụng trái quy định đều do người lao động gánh chịu.
"Buồn nhất là mấy đứa nhỏ cứ hỏi sao mẹ không được đi làm nữa? Mẹ thất nghiệp à? Mẹ không đi làm thì lấy gì nuôi con?", một lao động công tác trong ngành giáo dục tại huyện Như Thanh (xin giấu tên) chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam hôm 25/3.
"Việc chấm dứt hợp đồng lao động ảnh hưởng tới danh dự của những người đã từng cống hiến nhiều năm trong ngành giáo dục.
Trong lúc huyện khó khăn về nhân sự, chúng tôi đã chia sẻ với họ, nhưng lúc người lao động thất nghiệp thì không thấy ai giúp đỡ", một lao động khác tâm sự
Về phía lãnh đạo, nguyên lãnh đạo huyện Như Thanh, thay vì nhận trách nhiệm để xảy ra sai sót khi sử dụng lao động, thì họ đặt ra lý do để hợp thức hóa vi phạm hoặc đổ lỗi cho người kế nhiệm.
"Thời điểm trước, nhu cầu kế toán Mầm non rất lớn, cần thiết phải hợp đồng lao động. Nhiều người cam chịu hưởng đồng lương ít ỏi để chờ cơ hội vào biên chế.
Nhưng khi tôi nghỉ hưu thì người kế nhiệm vẫn ký hợp đồng lao động mà không đảm bảo quyền lợi cho lao động. Nếu ký tiếp mà không đảm bảo quyền lợi cho họ là sai", ông Lê Minh Giao, nguyên Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Như Thanh cho biết.
Chờ đợi và hy vọng
Cần phải nói thêm rằng, việc sử dụng 16 lao động kế toán tại huyện Như Thanh diễn ra trong một thời gian dài (từ năm 2007 đến năm 2017), hầu hết số lao động đều không được đơn vị sử dụng lao động đảm bảo quyền lợi theo quy định.
Ông Lê Minh Giao, nguyên Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Như Thanh, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân thị trấn Bến Sung - người có liên quan trực tiếp tới việc ký hợp đồng trái quy định cả chục lao động kế toán. |
Mức tiền công mà lao động được hưởng sau cả chục năm công tác chỉ vỏn vẹn 2 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra người lao động không được hưởng hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các quyền khác lợi đi kèm theo quy định.
"Nhiều năm qua, chúng tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng mức lương ít thay đổi vì vẫn là thân phận lao động hợp đồng", một lao động khác công tác tại trường Mầm non trên địa bàn huyện Như Thanh cho biết.
Nguồn chi trả tiền công cho lao động hợp đồng chủ yếu sử dụng ngân sách nhà nước.
Hầu hết các lao động trên đều phải sử dụng một phần tiền công để đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội cho mình. Như vậy, nếu trừ khoản tiền phải đóng, tiền công lao động chỉ còn vỏn vẹn hơn 1 triệu đồng/tháng.
"Nhiều lao động chấp nhận với mức lương tằn tiện như vậy để hy vọng có dịp được vào biên chế, nhưng chờ mãi vẫn không có cơ hội ổn định cuộc sống.
Có người cống hiến hơn 10 năm trời nhưng lương vẫn chỉ 2 triệu đồng/tháng", lao động này nói.
Ông Lê Minh Giao, nguyên Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Như Thanh - người có liên quan trực tiếp tới việc hợp đồng trái quy định cả chục lao động kế toán nói trên cho rằng, cơ quan có thẩm quyền không thể vô trách nhiệm với người lao động.
"Đến thời điểm hiện tại, nếu huyện giải quyết theo cách như vậy (chấm dứt hợp đồng) là phủi tay với người lao động. Làm như thế là vô trách nhiệm.
Nếu thiếu nhân sự thì phải đề xuất với cấp trên xin hợp đồng, hoặc tìm giải pháp phù hợp để đảm bảo quyền lợi, công việc cho người lao động chứ một kế toán không thể kiêm nhiệm 2 cơ sở giáo dục", ông Giao nói.
"Nếu phải lựa chọn trong hai cái sai thì nên chọn cái sai ít nhất"
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) cho rằng, việc dư thừa nguồn nhân lực trong ngành giáo dục có nguyên nhân do sự biến động về mặt dân số từng thời điểm và không loại trừ có có việc chạy trọt, xin xỏ khi ký hợp đồng lao động.
"Nếu biên chế thừa nhưng anh vẫn ký hợp đồng trái quy định thì rứt khoát phải có chuyện gì đó mờ ám phía sau.
Do đó, người đứng đầu đơn vị để xảy ra việc ký hợp đồng trái quy định phải chịu trách nhiệm chính.
Tiếp đó, các đơn vị làm công tác nội vụ phải vào cuộc kiểm tra việc ký hợp đồng lao động đó đúng hay sai? sai chỗ nào? để tìm giải pháp xử lý phù hợp nhất.
"Một số địa phương, họ làm văn bản kiến nghị xin xét tuyển đối tượng đã hợp đồng từ 5 năm trở lên, để xử lý lao động ngoài biên chế, đưa vào làm việc ở những chỗ còn thiếu.
Đây được coi là giải pháp tình thế để khắc phục sự thiếu thốn tạm thời về mặt nhân sự", Đại biểu Phương nêu quan điểm.
Ông Mai Sỹ Diến – Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa (ảnh: Vietnamplus.vn). |
Ông Mai Sỹ Diến, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thanh Hóa cho rằng, việc bất ngờ chấm dứt hợp đồng đối với người lao động (giáo viên, nhân viên hành chính, kế toán) ngoài biên chế từng công tác trong ngành giáo dục là hành vi máy móc và có phần thái quá.
"Bản thân người lao động không sai khi ký hợp đồng lao động.
Việc đơn vị sử dụng làm sai lại đẩy họ ra đường là giải pháp chưa có tính chia sẻ và chưa đặt mình vào vị trí người lao động.
Thay vì việc gấp gáp chấm dứt hợp đồng với người lao động ngoài biên chế, đầu tiên các huyện nên sắp xếp lại đội ngũ lao động bằng cách động viên những người gần đến tuổi nghỉ hưu hoặc không đủ chuẩn về sớm nghỉ chế độ.
Tiếp đó, ngành Giáo dục và Nội vụ phải vào cuộc tham mưu cho tỉnh, nhằm sắp xếp lại nhân sự để để tạo ổn định về mặt tâm lý, việc làm cho người lao động công tác trong lĩnh vực giáo dục chứ không phải cứ thấy ký hợp đồng sai là cắt "rộp" một cái.
Việc sửa sai theo kiểu máy móc của người kế nhiệm khiến đội ngũ người lao động thiếu niềm tin đối với chính quyền và cơ quan tuyển dụng", ông Diến nhận định.
Theo Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thanh Hóa, trong trường hợp này các đơn vị nên tính toán phương án nhân sự hợp lý, vừa chấp hành quy định của pháp luật trong tuyển dụng và đảm bảo được quyền lợi của người lao động.
"Theo nguyên tắc làm việc, trong hai cái đúng bắt buộc ta phải chọn một cái đúng thì ta phải chọn cái đúng/tốt nhiều hơn, có lợi hơn.
Trong hai cái sai mà bắt buộc phải lựa chọn thì ta nên chọn cái sai ít hơn.
Do đó, trong trường hợp này, nếu việc tuyển dụng nếu cần thiết, đáp ứng được nhu cầu thực tế, giữ ổn định tình hình thì chúng ta phải lựa chọn phương án phù hợp.
Bên cạnh việc người đứng đầu phải chịu trách nhiệm khi việc ký tuyển dụng trái quy định, các huyện nên đề xuất giải pháp có lý, có tình, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế, vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động", ông Diến đề nghị.