Sau khi, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải loạt bài phản ánh về việc bất cập trong lĩnh vực dạy liên kết tiếng Anh tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội, rất nhiều phụ huynh đã bức xúc phản ánh tới báo về việc này.
Điển hình, một số phụ huynh đang có con theo học tại Trường tiểu học Hoàng Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh về việc dạy liên kết tiếng Anh và việc cho con học quản lý ngoài giờ.
Một giờ học liên kết ngoại ngữ của DynEd nhưng các em học sinh chủ yếu là chơi game. Ảnh Trinh Phúc. |
"Tôi có con đang học lớp 1 tại Trường tiểu học Hoàng Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội), nhà trường ngay từ đầu năm đã yêu cầu các phụ huynh phải viết đơn để con học tiếng Anh liên kết.
Trong khi theo quy định thì lớp 3 mới học ngoại ngữ, mỗi tuần học tiếng Anh 2 tiết, cuối tháng thu 150.000 đồng/cháu.
"Trời ơi! Tôi không muốn tin đây là sự thật" |
Ngoài việc bắt phụ huynh học sinh làm đơn cho con học tiếng Anh ra thì nhà trường còn bắt học quản lý ngoài giờ.
Nếu phụ huynh nào không đồng ý thì cô giáo chủ nhiệm nói đấy là quy định của nhà trường, các anh (chị) không cho con học thì giờ đó con các anh(chị) ngồi ở đâu, làm gì nhà trường không chịu trách nhiệm", một phụ huynh xin giấu tên phản ánh.
Nhằm giúp phụ huynh có cái nhìn khách quan và hiểu rõ hơn về việc dạy liên kết tiếng Anh cũng như việc học quản lý ngoài giờ, ngày 14/02/2017, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có buổi làm việc với bà Nguyễn Thị Bích Hạnh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Hoàng Liệt.
Tại buổi làm việc, khi phóng viên đề nghị tìm hiểu về hai nội dung mà phụ huynh đã phản ánh đó là việc dạy liên kết tiếng Anh và việc học quản lý ngoài giờ.
Trường tiểu học Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội đang dạy liên tiếng Anh cho học sinh bằng hình thức ép phụ huynh viết đơn tự nguyện. Ảnh Đình Long. |
Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh trình bày: “Hiện nay chúng tôi đang chuẩn bị cho công tác thi nên có lẽ các anh cho lùi lại một chút.
Có thể tôi sẽ mời một vài đồng chí trong ban của nhà trường cùng làm việc, nếu có gì xoay quanh hai vấn đề này chưa rõ thì cùng nhau lấy ý kiến của tập thể”.
Tiếp tục đặt câu hỏi với bà Hạnh về giáo trình giảng dạy liên kết tiếng Anh trong trường là giáo trình gì? Vị Hiệu trưởng này vòng vo cho biết:
“Giáo trình thì có bộ phận phụ trách chuyên môn chứ bây giờ hỏi tôi
Hiệu trưởng trình độ ngoại ngữ kém thì giám sát liên kết tiếng Anh kiểu gì? |
thì không chính xác vì trong nhà trường còn có nhiều việc, chia ra mỗi người một mảng.
Ví dụ, hỏi những cái môn về tiếng Việt thì còn có thể dễ hơn chứ tiếng Anh mà hỏi tôi thì tôi chưa thành thạo, phát biểu sẽ không chuẩn”.
Cuối buổi làm việc, bà Hạnh xin phép được trả lời các câu hỏi của phóng viên sau và hẹn vào một hôm gần nhất khi kỳ thi kết thúc.
Như vậy, việc liên kết với trung tâm dạy tiếng Anh cho các em học sinh tiểu học trong trường nhưng người đứng đầu nhà trường lại không thành thạo tiếng Anh.
Điều này khiến cho nhiều phụ huynh không khỏi hoài nghi về chất lượng giảng dạy liên kết ngoại ngữ trong nhà trường.